Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. |
Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các bộ, ngành; Chủ tịch, Tổng giám đốc 38 ngân hàng thương mại, Đại diện Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các hiệp hội, ngành hàng.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng, người dân đã nỗ lực, cố gắng để khắc phục, thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Trước tình hình đó, Chính phủ tổ chức hội nghị “Diên hồng” để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế thế giới đang có những khó khăn chung, song ở mỗi nước có những khác nhau. Vấn đề toàn cầu cần có cách tiếp cận toàn cầu, đề cao chủ nghĩa đa phương; vấn đề toàn dân phải có cách tiếp cận toàn dân; song phải nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, vận dụng sáng tạo vào tình hình Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, ngân hàng, doanh nghiệp nằm trong một hệ sinh thái kinh tế. Sự phát triển của ngân hàng, doanh nghiệp có liên quan đến nhau và liên quan đến sự phát triển của nền kinh tế. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội đã đúc rút 5 bài học chủ yếu, trong đó có bài học về đại đoàn kết toàn dân tộc và bài học nhân dân làm nên lịch sử. Chúng ta phải vận dụng những bài học này để xây dựng, phát triển đất nước, nhất là trước khó khăn, thách thức.
Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó phải có lộ trình tiến tới giảm điều hành thị trường bằng công cụ hành chính mà phải sử dụng công cụ thị trường để điều hành thị trường.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đại biểu phát biểu thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật; lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhau; cố gắng, nỗ lực, quyết tâm và nhường nhịn, hy sinh; đóng góp sáng kiến để cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng phát triển, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 30/11, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 918,6 nghìn tỷ đồng; ngành công nghiệp và xây dựng đạt hơn 3,32 triệu tỷ đồng, tăng 7,31%; ngành dịch vụ đạt gần 8,6 triệu tỷ đồng, tăng 7,9%. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng vẫn thấp so với mục tiêu; khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế…
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11
Sáng 6/12, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11 năm 2023 để đánh giá tình hình kinh tế – xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2023; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính, chủ trì hội nghị , “Diên hồng” , tháo gỡ khó khăn về vốn, nền kinh tế