Powered by Techcity

Thiếu tướng công an lý giải vì sao cấm tuyệt đối vi phạm nồng độ cồn?

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã xem xét, thảo luận, cho ý kiến đối với dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nhiều nội dung trong dự thảo luật được các đại biểu và nhân dân quan tâm. Vừa qua, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an đã có cuộc trao đổi với báo chí một số nội dung liên quan dự thảo luật.

Bộ Công an, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Vì sao cấm tuyệt đối vi phạm nồng độ cồn, Xử lý vi phạm nồng độ cồn

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phương tiện giao thông thông minh tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình. 

Bảo vệ tính mạng người tham gia giao thông

Một số ý kiến cho rằng quy định cấm tuyệt đối lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn là rất cần thiết trong bối cảnh tai nạn giao thông đang phức tạp. Tuy nhiên, cũng ý kiến cũng cho rằng quy định tỷ lệ nồng độ cồn bằng 0 chưa phù hợp, nên chăng đề ra ngưỡng hay tỷ lệ giới hạn về nồng độ cồn khi lái xe. Quan điểm của cơ quan soạn thảo thế nào?

Với quan điểm bảo vệ tính mạng của người tham gia giao thông là trên hết, khoản 1 Điều 8 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiện tại quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong những hành vi bị cấm.

Quy định này nhằm hạn chế tai nạn giao thông, bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông và thống nhất với quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị cấm).

Thực tế, người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia thường bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần và thể chất, đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi tham gia giao thông.

Đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người mà nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn.

Sau thời gian thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể, chứng minh được hiệu quả của quy định trên trong thực tế.

Do đó, việc đề xuất nghiên cứu mức nồng độ cồn cho phép phù hợp với từng loại phương tiện giao thông cần phải được nghiên cứu, đánh giá thận trọng trên cơ sở bảo đảm yêu cầu thực tiễn, có căn cứ khoa học và bảo đảm tính khả thi. Hiện dự thảo Luật đang đề xuất tỷ lệ nồng độ cồn bằng 0.

Dự án luật có quy định điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định. Với điều kiện thực tế hiện nay, quy định này có khả thi, hay chỉ nên ưu tiên xe kinh doanh vận tải, còn xe cá nhân thì khuyến khích?

Thực hiện quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đối với người điều khiển, người sử dụng các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiện tại quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phương tiện giao thông thông minh tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định.

Cùng đó, xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera bảo đảm giám sát người lái xe, phía trước và phía sau xe theo quy định của Chính phủ.

Còn xe bốn bánh có gắn động cơ vận chuyển hành khách, hàng hóa phải lắp thiết bị giám sát hành trình; xe cứu hộ giao thông đường bộ phải gắn thiết bị giám sát hành trình, camera và truyền dẫn dữ liệu theo quy định.

Dự án Luật đang được Quốc hội khóa XV xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Trong quá trình này, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra của Quốc hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật bảo đảm kỹ lưỡng, chất lượng, khả thi. Trong đó, sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng để điều chỉnh quy định về thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình phù hợp với các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ cũng như điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, bảo đảm quyền riêng tư của cá nhân và tính khả thi khi được áp dụng trong thực tiễn.

Ứng dụng công nghệ ngăn tiêu cực

Tại các buổi thảo luận ở tổ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định cần áp dụng công nghệ ngay để giảm tiêu cực trong lĩnh vực xử phạt vi phạm giao thông, hướng đến không xử phạt trực tiếp. Vậy những công nghệ có thể được áp dụng là gì, thưa ông?

Quán triệt quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đó là: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để nâng cao hiệu quả, tăng cường tính công khai, minh bạch; cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhân dân, dự thảo Luật đã dành nhiều dung lượng nội dung quy định về ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được bao phủ hầu hết ở các chương (Điều 5, Điều 7, Điều 49, Điều 60, Điều 62, Điều 64, Điều 67, Điều 79…). Trong đó, ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ vào 2 lĩnh vực.

Một là, phục vụ phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ thông qua vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị chỉ huy giao thông thông minh; cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hệ thống camera điều hành giao thông; thiết bị giám sát hành trình; thiết bị thu thập dữ liệu, hình ảnh người lái xe, dữ liệu, hình ảnh bảo đảm an toàn hành trình theo quy định.

Hai là, phục vụ chỉ huy, điều khiển giao thông thông qua trung tâm chỉ huy giao thông với chức năng là nơi thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin tình hình giao thông phục vụ chỉ huy, điều hành giao thông, giải quyết tai nạn giao thông, tuần tra kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác liên quan tới giao thông đường bộ.

Cung cấp thông tin về tình trạng giao thông cho người tham gia giao thông; nghiên cứu giải pháp bảo đảm giao thông đường bộ an toàn, thông suốt.

Những quy định như vậy có ý nghĩa thế nào trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thưa ông?

Những quy định nêu trên sẽ góp phần điều hành giao thông thông minh, tương ứng với xu thế phát triển cách mạng 4.0; giảm được tiếp xúc giữa cảnh sát giao thông với người dân thông qua giám sát, xử lý vi phạm bằng dữ liệu, hình ảnh, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Ví dụ, thay vì trực tiếp chỉ huy, điều khiển giao thông tại các tuyến đường bộ, cảnh sát giao thông sẽ giám sát tình hình giao thông qua hệ thống giám sát tại trung tâm chỉ huy giao thông để kịp thời có phương án chỉ huy, điều khiển giao thông phù hợp; đồng thời, qua hệ thống giám sát, cảnh sát giao thông sẽ kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm.

Dữ liệu vi phạm sẽ được trích xuất, thông báo cho chủ phương tiện để thực hiện công tác xử phạt trên môi trường điện tử; người vi phạm sẽ thực hiện thủ tục nộp phạt qua các dịch vụ công trực tuyến, không phải tiếp xúc trực tiếp với cảnh sát giao thông, qua đó, hạn chế tối đa tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Tích hợp nhiều loại giấy tờ khi tham gia giao thông vào ứng dụng VNeID là điều mà người dân mong mỏi từ lâu. Vậy hiện nay, bằng lái xe và giấy đăng ký đã có trên VNeID, người dân có cần mang theo các giấy tờ (bản cứng) này khi lái xe nữa không, thưa ông?

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiện tại quy định người dân không phải mang theo một số loại giấy tờ liên quan đến điều kiện để điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp thông tin của các loại giấy tờ đó đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử, thẻ căn cước theo quy định.

Nếu quy định này được thông qua thì sẽ được áp dụng trên thực tế. Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý và xây dựng, kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để bảo đảm tính khả thi của quy định này.

Sáng 10/11, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Điều 8 dự luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Đây cũng là căn cứ để lực lượng chức năng dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát.

Cơ quan thẩm tra – Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, một số ý kiến trong ủy ban đề nghị cân nhắc nội dung này vì “quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nhiều địa phương”.

Các thành viên này đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức độ phù hợp đối với từng loại phương tiện; bảo đảm tính thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, một số thành viên khác của Ủy ban lại nhất trí với đề xuất của Chính phủ vì nội dung này đã được quy định tại khoản 6, Điều 5, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn) và thực tiễn thực hiện đã chứng minh tính hiệu quả.

Bắc Giang: 153 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

BẮC GIANG – Tối 9/11, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn trên tất cả các tuyến đường trọng điểm của tỉnh.

 

Bắc Giang: Xử phạt 157 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

BẮC GIANG – Tối 7/11, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn trên tất cả các tuyến đường trọng điểm của tỉnh.

 

PV (tổng hợp)

Bộ Công an, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Vì sao cấm tuyệt đối vi phạm nồng độ cồn, Xử lý vi phạm nồng độ cồn

Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình nghệ thuật chính luận Sao Độc lập năm 2024: Lắng đọng và xúc động

NDO – Tối 25/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tạp chí Cộng sản, Bộ Công an phối hợp với Thành ủy – Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Sao Độc lập” 2024 nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 79 năm Ngày Truyền thống lực lượng Công an nhân dân. Trường ca: “Lời Bác...

Bộ Công an đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A4

Bộ Công an đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A4, đưa hạng B1 và B2 về cùng hạng B, trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Theo quy định hiện hành, bằng lái xe A4 dành cho người lái máy kéo có trọng tải đến một tấn. Hạng B1 dành cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe tải có trọng tải thiết...

Bộ Công an dự kiến thi đánh giá năng lực sau thi tốt nghiệp 10 ngày

Kỳ thi đánh giá năng lực vào các trường công an dự kiến tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp 10 ngày, cấu trúc và công thức tính điểm xét tuyển tương tự năm ngoái.Thiếu tá Triệu Thành Đạt, chuyên viên Cục Đào tạo, Bộ Công an. Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo, báo Tuổi trẻ tổ chức tại Hà Nội sáng 17/3, Thiếu tá Triệu Thành Đạt, chuyên...

Bộ Công an sẽ cấp phép cho xe nước ngoài vào Việt Nam

Từ ngày 1/5, Bộ Công an sẽ thay Bộ Giao thông Vận tải chủ trì việc chấp thuận cho người nước ngoài được mang phương tiện vào Việt Nam tham gia giao thông.Các phương tiện tham gia giao thông trên cao tốc ở Hà Nội.Theo Nghị định 30/2024 có hiệu lực từ 1/5 về quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch,...

Đội kỵ binh thuộc Bộ Công an sẽ biểu diễn tại Lễ hội Yên Thế

BẮC GIANG - Trong chuỗi các hoạt động tại Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế (gọi tắt là Lễ hội Yên Thế 2024), Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động (Bộ Công an) sẽ biểu diễn chương trình đặc sắc.Thông tin từ Công an tỉnh Bắc Giang, vào lúc 19 giờ 30 đến 20 giờ 30 phút ngày 15/3 và 8 giờ 15 đến 9 giờ 5 phút...

Cùng tác giả

Chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai bệnh án điện tử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chiều 07/01, UBND tỉnh Bắc Giang làm việc với Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ về triển khai thí điểm bệnh án điện tử trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí: Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đại tá Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), Thư ký Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ...

Bắc Giang triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025

Chiều 07/01, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn. Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn đạt được kết quả tích cực. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2024 đạt hơn 121,8 nghìn tỷ đồng,...

Tăng cường quản lý, bình ổn giá trong dịp Tết

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 86/UBND-KTTH ngày 7/1/2025 gửi các đơn vị chức năng trực thuộc gồm: Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Ngành Ngoại giao triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 06/01, Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị. Cùng dự có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa...

Cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý, bình ổn giá trong dịp Tết

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 86/UBND-KTTH ngày 7/1/2025 gửi các đơn vị chức năng trực thuộc gồm: Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, Kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Ngành Ngoại giao triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 06/01, Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị. Cùng dự có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa...

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?

Ô nhiễm không khí đến mức nguy hiểm, chuyên gia y tế khuyến cáo điều gì?Chất lượng không khí tại Hà Nội hiện đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra những cảnh báo về sức khỏe không chỉ đối với cộng đồng mà đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Các chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) gần đây đã liên tục xếp Hà Nội trong top các thành phố ô nhiễm nhất...

10 di sản văn hóa thế giới của Việt Nam

1. Quần thể di tích Cố đô Huế Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.  Cố đô Huế là kinh đô một thời của Việt Nam, nổi tiếng...

Miền Nam tăng 4.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (5/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự ổn định trong phiên cuối tuần. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang tiếp tục duy trì là thị trường có giá heo hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg. Ninh Bình có giá heo hơi thấp nhất khu vực với 67.000 đồng/kg. Các...

SABECO SPORTS HUB: HÀNH TRÌNH GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG

Lễ bế mạc SABECO Sports Hub và Tổng kết Giải bóng đá Thanh niên nông thôn toàn quốc năm 2024 vừa được diễn ra vào chiều ngày 14.12 tại Bắc Giang, đánh dấu một năm hợp tác hiệu quả giữa Trung ương Đoàn và SABECO. Chương trình không chỉ tôn vinh các thành tựu đạt được mà còn khẳng định cam kết lâu dài của các bên trong việc thúc đẩy phong trào thể thao, nâng cao sức khỏe...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Đảng ủy Sở VHTTDL: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 –...

Chiều ngày 02/01/2025, Đảng ủy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Khổng Đức Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy Các cơ quan tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. Toàn cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy Sở VHTTDL trình bày Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất