Người dân châu Á và cộng đồng gốc Á trên khắp thế giới chờ đợi giao thừa, đánh dấu bước sang năm mới Giáp Thìn.
Tháp truyền hình Tokyo thắp đèn mừng năm mới
Tháp truyền hình ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản hàng năm đều thắp dàn đèn màu đỏ để mừng Tết Nguyên đán.
Tháp Tokyo rực sáng màu đỏ giữa thủ đô Tokyo ngày 9/2. Ảnh: AFP |
Múa rồng trên đường phố Campuchia
Năm Thìn, hay còn gọi là năm rồng, có lẽ là năm con giáp được yêu mến nhất, gắn liền với những phẩm chất tích cực như cao thượng, giàu có, trí tuệ.
Theo lịch Can Chi, 2024 là năm Giáp Thìn, ứng với Mộc (gỗ) trong Ngũ hành. Mộc là biểu tượng của sự trở lại thiên nhiên theo quan điểm của Đạo giáo, còn theo quan điểm Nho giáo, Mộc là biểu tượng của tiềm năng vô hạn.
Các nghệ sĩ gốc Hoa biểu diễn múa rồng trước Cung điện Hoàng gia ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia) ngày 9/2. Ảnh: AP |
Lễ hội đèn lồng tại Nhật Bản
Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, do nước này đã chuyển sang ăn Tết theo lịch dương từ năm 1873 theo quyết định dưới triều đại Minh Trị. Tuy nhiên, nhiều sự kiện vẫn được tổ chức ở Nhật Bản trong dịp này.
Lễ hội Đèn lồng Nagasaki từng là dịp đón Tết Nguyên đán của các thương nhân người Hoa tại thành phố này. Giờ đây, quy mô lễ hội ngày càng được mở rộng, với hàng nghìn đèn lồng và hình nộm rực rỡ được trưng bày tại khu phố Tàu Shinchi cùng nhiều địa điểm tại Nagasaki.
Người dân thăm một địa điểm trưng bày của Lễ hội Đèn lồng Nagasaki tối 9/2. Ảnh: AFP |
Người Indonesia lên chùa đón năm mới
Dù là quốc gia có cộng đồng người Hồi giáo lớn nhất thế giới, Indonesia vẫn coi Tết âm lịch là ngày lễ quốc gia.
Biểu diễn múa sư tử tại chùa Amurva Bhumi ở thủ đô Jakarta của Indonesia tối 9/2. Ảnh: Reuters |
Cộng đồng người gốc Hoa chiếm khoảng 1,2% dân số Indonesia, cũng là cộng đồng người gốc Hoa ở nước ngoài lớn thứ tư thế giới.
Người nước ngoài trải nghiệm Tết Việt
BẮC GIANG – Với người nước ngoài đang sống, làm việc tại Bắc Giang, Tết Nguyên đán là một trải nghiệm văn hóa thú vị. Với họ, mỗi lần đón Tết Việt là thêm một lần có những kỷ niệm khó quên.
Theo Vnexpress