Powered by Techcity

Tân Yên: Khai thác lợi thế phát triển du lịch

BẮC GIANG – Vùng đất Tân Yên có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa cách mạng, nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Với những lợi thế đó, huyện tập trung nguồn lực phát huy giá trị di sản, thúc đẩy phát triển du lịch.

Đậm bản sắc văn hóa

Thắng cảnh núi Dành tại xã Liên Chung và Việt Lập nằm cách sông Thương không xa, đỉnh cao nhất khoảng 117 m so với mặt nước biển. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với rừng thông nhiều năm tuổi và không khí trong lành. Đường lên núi Dành được xây 345 bậc thoai thoải. Dưới chân núi có giếng Mũi Voi, sâu khoảng 2m, nước luôn trong xanh. Tọa lạc trên đỉnh núi là đền Dành thờ thần Cao Sơn, Quý Minh. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, di tích vẫn lưu lại nhiều nét cổ kính, riêng biệt. 

tin tức bắc giang, bắc giang, Tân Yên, Khai thác lợi thế, phát triển du lịch, truyền thống lịch sử, văn hóa cách mạng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Khu di tích đền Dành.

Lễ hội đền Dành được tổ chức vào ngày 19, 20 tháng Giêng hằng năm với nghi lễ rước thần từ đình Vường lên đền Dành thu hút đông người dân trong vùng và khách thập phương. Đến đây, du khách còn được xem trình diễn hát ví, hát ống – di sản phi vật thể, đồng thời thưởng thức các sản vật như: Sâm Nam núi Dành – loại sâm quý tiến vua dưới triều Nguyễn cùng món nem nướng, tương và hành tía mang đặc trưng của vùng đất này. UBND tỉnh Bắc Giang đã có quyết định công nhận Điểm du lịch tâm linh sinh thái núi Dành.

Huyện Tân Yên còn nhiều thắng cảnh khác như: Núi Đót, xã Phúc Sơn; hồ đá Ong, xã Lan Giới cùng hệ thống di tích lịch sử – văn hóa dày đặc với 431 di tích các loại. Trong đó có 96 di tích được xếp hạng, 15 di tích lịch sử, văn hóa nằm trong cụm di tích quốc gia đặc biệt liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế, 5 di tích cấp quốc gia và nhiều di tích có kiến trúc cổ, độc đáo mang giá trị mỹ thuật cao như: Đình Vường, xã Liên Chung; lăng Phục Chân Đường, xã Việt Lập; đình Cao Thượng, thị trấn Cao Thượng; chùa Kim Tràng, xã Việt Lập. Hằng năm, trên địa bàn huyện có khoảng 190 lễ hội thôn, làng, xã, trong đó có các lễ hội trọng điểm của huyện là: Đình Hả, xã Tân Trung; đình Vồng, xã Song Vân; đền Trũng, xã Ngọc Châu.

tin tức bắc giang, bắc giang, Tân Yên, Khai thác lợi thế, phát triển du lịch, truyền thống lịch sử, văn hóa cách mạng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Di tích chùa Phúc Sơn vừa được trùng tu khang trang.

Khai thác lợi thế địa phương, UBND huyện Tân Yên chỉ đạo, định hướng và hỗ trợ các xã, thị trấn, doanh nghiệp (DN) xây dựng các sản phẩm đặc trưng, OCOP phục vụ nhu cầu của du khách. Riêng năm 2023, huyện Tân Yên triển khai xây dựng 2 mô hình gồm: Xây dựng điểm du lịch tâm linh sinh thái núi Dành đạt tiêu chuẩn OCOP; phát triển sản phẩm OCOP gắn với điểm du lịch tâm linh sinh thái núi Dành và du lịch sinh thái ven sông Thương. Hiện trên địa bàn có 35 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3-4 sao chủ yếu trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thảo dược. Những sản phẩm này được nhiều khách du lịch mua làm quà.

Đầu tư tôn tạo, thu hút du khách

Thực hiện Đề án phát triển du lịch tâm linh, sinh thái núi Dành, UBND huyện đã nâng cấp, cải tạo di tích, hệ thống giao thông tại địa bàn và khu vực xung quanh; khôi phục nét văn hóa đặc sắc như hát ống – hát ví và lễ hội Bảo Lộc Sơn với trò chơi cướp cầu vào mùa xuân; mở rộng không gian lễ hội đền Dành. Khu lưu niệm Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân tại thị trấn Nhã Nam trở thành địa chỉ du lịch về nguồn. Huyện xây dựng một số tuyến theo hướng du lịch tâm linh, sinh thái; lịch sử, văn hóa liên kết với các huyện Lục Nam, Yên Dũng, Việt Yên và Bảo tàng tỉnh.

tin tức bắc giang, bắc giang, Tân Yên, Khai thác lợi thế, phát triển du lịch, truyền thống lịch sử, văn hóa cách mạng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Các sản phẩm chế biến từ sâm Nam núi Dành.

Từ năm 2021 đến nay, toàn huyện tu bổ, tôn tạo 21 di tích với tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và xã hội hóa. Các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện số hóa các di tích được xếp hạng và đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Lượng du khách đến huyện tăng hằng năm, nhất là vào mùa lễ hội. Riêng năm 2023, toàn huyện thu hút gần 56 nghìn lượt du khách.

Ông Ngô Quốc Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh của huyện ngày càng được quan tâm. Huyện chủ trương phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hóa, đặc trưng của vùng. Dành nguồn lực đầu tư và thu hút nguồn lực xã hội tu bổ, tôn tạo các di tích, nâng cấp giao thông, khôi phục và duy trì hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống, trò chơi dân gian trong lễ hội.

Tại xã Cao Xá, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh chùa Phúc Sơn vừa được trùng tu tôn tạo khang trang, tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Điểm nhấn của công trình là bảo tháp cao 13 tầng, bên trong có tượng ngọc Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thời gian tới, nơi đây sẽ trở thành địa chỉ sinh hoạt Phật pháp cho phật tử trong tỉnh và cả nước; nơi tổ chức các khóa tu mùa hè, lớp học đạo đức cho thanh, thiếu niên trong vùng. 

Theo bà Hà Thị Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Xá, sau khi chùa được trùng tu, tôn tạo, du khách nhiều nơi đã đến tham quan, vãn cảnh, chiêm bái. Địa phương và Ban quản lý chùa tiếp tục huy động xã hội hóa để hoàn thiện các hạng mục phục vụ dịch vụ, lưu trú của tăng, ni, phật tử và du khách; tăng cường bảo đảm an ninh trật tự vào mùa lễ hội và các sự kiện tại chùa.

Nhiều xã như Phúc Hòa, Hợp Đức, thị trấn Cao Thượng đã mở rộng diện tích vải thiều sớm, ổi, vú sữa vừa tăng hiệu quả canh tác đồng thời thu hút khách du lịch đến tham quan và thưởng thức các loại trái cây đặc sản. Khai thác lợi thế đất đai, nhiều DN, cơ sở, hộ dân tại xã Liên Chung, Việt Lập đầu tư trồng và chế biến các sản phẩm chất lượng từ sâm Nam núi Dành, xây dựng nhãn hiệu đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Với tiềm năng du lịch hiện có cùng những nét văn hóa độc đáo và định hướng phát triển của huyện, Tân Yên nỗ lực để trở thành “điểm đến” hấp dẫn đối với đông đảo du khách gần xa.

Vi Lệ Thanh

Phát triển du lịch văn hóa – tâm linh Tây Yên Tử: Khai thác giá trị di sản, tăng cường liên kết

BẮC GIANG – Nhằm xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa-tâm linh sườn Tây Yên Tử độc đáo, hấp dẫn, thời gian qua, các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp tích cực quảng bá, khai thác giá trị di sản, đẩy mạnh liên kết. Qua đó, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Bắc Giang. 

 

Phát triển du lịch từ di sản

BẮC GIANG – Di tích Địa điểm chiến thắng Xương Giang nằm trên địa bàn phường Xương Giang (TP Bắc Giang). Nơi đây đã ghi dấu chiến thắng Xương Giang lừng lẫy của nghĩa quân Lam Sơn (năm 1427), góp phần chấm dứt 20 năm ách đô hộ của nhà Minh. Năm 2012, tỉnh Bắc Giang xây dựng công trình Địa điểm chiến thắng Xương Giang mới trên nền thành cổ Xương Giang xưa với tổng diện tích 10 ha.

 

Hội thảo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển du lịch

BẮC GIANG – Trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang năm 2023 (Techfest Bắc Giang năm 2023) và trình diễn kết nối cung cầu công nghệ, chiều 10/11, tại Điểm du lịch sinh thái Bầu Tiên, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), diễn ra hội thảo khoa học “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với khai thác giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Bắc Giang”.

 

tin tức bắc giang, bắc giang, Tân Yên, Khai thác lợi thế, phát triển du lịch, truyền thống lịch sử, văn hóa cách mạng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Nguồn

Cùng chủ đề

BIC ra mắt Chi nhánh BIC Bắc Sơn

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Bắc Sơn, thành phố Bắc Giang. Đây là đơn vị thành viên thứ 37 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/12/2024. Ban lãnh đạo BIDV tặng hoa chúc mừng BIC Bắc Sơn Tham dự Lễ khai trương có: Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang – Lê Thị Hoàng Hà; Chánh Thanh tra – Giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2024

(NADS) – Sáng 09/12/2024, tại Hội VHNT Bắc Giang, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đến dự Đại hội có Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khương, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang; nhà văn Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội VHNT Bắc Giang,...

Bắc Giang tăng trưởng ước 13,85%, dẫn đầu cả nước

Quyền chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn phát biểu kết luận – Ảnh: TRẦN KHIÊM Ngày 6-12, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2025. Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước, sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực chính

Sản xuất công nghiệp tiếp tục khẳng định là động lực chính Sáng 6/12, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 của tỉnh Bắc Giang đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu chủ yếu cao hơn bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tỉnh Bắc Giang cả năm...

Cháy lớn tại nhà xưởng chứa nhiều vật liệu xốp ở Bắc Giang

Theo thông tin ban đầu, đám cháy bùng phát vào khoảng 7h hôm nay tại nhà xưởng của gia đình anh H.V.H, số 130 và 132 đường Trần Quang Khải. Ngay khi nhận được tin báo, Công an TP Bắc Giang, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Bắc Giang) đã điều động nhiều xe chữa cháy cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Do nhà xưởng chứa nhiều...

Cùng tác giả

Kinh tế 2024: Chặng đua về đích

Chỉ còn vài bước chạy nữa là kinh tế Việt Nam sẽ về đích kế hoạch năm 2024. Thời gian không còn nhiều, nhưng vẫn cần những nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất. Đà tăng tốc của khu vực sản xuất là rất đáng chú ý, với chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước “Ngôi sao” tăng trưởng Tiếp tục những dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam...

Là ngôi sao đang lên, địa phương này giữ vị trí quán quân về tăng trưởng

Ngày 24/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang công bố 10 kết quả nổi bật về kinh tế – xã hội năm 2024. Theo đó, năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Bắc Giang giữ vững vị trí đứng đầu cả nước, ước đạt 13,85%. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, cả năm ước đạt 207 nghìn tỷ đồng, tiếp tục duy trì vị trí thứ 12 cả nước,...

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH và khai trương Bệnh viện TNH Việt Yên

Sáng 24/12, Công ty cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH kỷ niệm 10 năm thành lập và khai trương Bệnh viện TNH Việt Yên tại thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Thị ủy Việt Yên và một số bệnh viện. Công ty cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH tiền thân là Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ ngành Y tế năm 2025

Ngày 24/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu Bắc Giang, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thị Thu Hương chủ trì hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành,...

Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, hôm nay ghi nhận...

Cùng chuyên mục

Quán cà phê trang trí hơn ba tấn sách cũ ở TP Hồ Chí Minh

Quán cà phê ở quận 10 (TP Hồ Chí Minh) theo phong cách hoài cổ, dùng hàng nghìn quyển sách trang trí trên kệ cao, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh.Quán trên đường Hoà Hưng, mở từ đầu tháng 3 theo phong cách hoài cổ. Quán trang trí khá đơn giản, điểm nhấn là kệ sách che kín khoảng tường rộng. "Ước chừng hơn 3 tấn sách trên kệ, số lượng rất nhiều và vẫn còn để...

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024

Tối 16/3, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; đại biểu các nước cùng lãnh đạo Bộ, ban, ngành Trung...

Ngày 8/3 lên núi Bà Đen ngắm hoa tulip và màn trình diễn nhạc nước lần đầu tại Tây Ninh

Rất nhiều trải nghiệm thú vị diễn ra tại núi Bà Đen, Tây Ninh, đưa đỉnh núi cao nhất Nam bộ trở thành điểm đến hấp dẫn phái đẹp trong dịp 8/3 năm nay.Lạc vào “khu vườn châu Âu” với hàng vạn bông hoa tulipNhững năm gần đây, hoa tulip đã trở thành một “đặc sản” của núi Bà Đen mỗi dịp xuân về. Bắt đầu từ trước Tết, giống hoa tulip nhập từ Hà Lan đã được đưa về...

Hàng trăm thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn tại hồ Tây

Chương trình biểu diễn ánh sáng với hàng trăm drone (thiết bị bay không người lái) cùng màn trình diễn thực cảnh tại hồ Tây sẽ là điểm nhấn trong chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024” do Sở Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức vào ngày 9 và 10/3.Nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân...

Vietnam Airlines tăng chuyến bay đến Điện Biên, sẵn sàng cho Lễ hội hoa ban

Từ ngày 6 đến 30/3/2024, Hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ tăng gấp hai lần tần suất các chuyến bay đến sân bay Điện Biên, nhằm phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2024, hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.Theo đó, Vietnam Airlines sẽ tăng gấp hai lần tần suất bay so hiện tại, nâng số lượng chuyến bay từ Hà Nội đến Điện Biên mỗi ngày lên 2 chuyến trong giai đoạn từ 6/3...

Xây dựng không gian văn hoá Phật giáo Tây Yên Tử bằng triết lý “Cư trần lạc đạo”

Bắc Giang là một trong những trung tâm Phật giáo của Đại Việt thời Lý-Trần, đặc biệt là thời nhà Trần khi Phật giáo ở Bắc Giang gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm. Giá trị của trung tâm Phật giáo Bắc Giang chính là tinh thần nhập thế, "sống đời vui đạo", kết hợp hài hoà giữa Đạo và Đời, giữa vật chất và tâm linh, giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hoá được thể...

“Trải nghiệm bất tận” trên vùng đất lịch sử Điện Biên

Không chỉ là điểm hẹn lịch sử thu hút du khách gần xa đến với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ - nơi gắn liền Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Điện Biên còn là điểm đến hấp dẫn về du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa.Đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 với chủ đề “Vinh quang...

Xuân Lương – Chín đoạn hát mây

BẮC GIANG - Tôi về xã Xuân Lương (Yên Thế - Bắc Giang) đúng phiên chợ ngày rằm nên được thỏa sức ngắm nhìn rất nhiều sắc hoa và mật ong. Hoa chuối bắt đầu mở cánh vào tháng Giêng e ấp dưới ánh nắng xuân non. Dãy hoa cúc mâm xôi cũng bắt đầu hé nụ.  Người ta mách đường vào chợ mọi người thường rẽ qua ngã ba ông Quán là tiện nhất. Hỏi dò tôi mới hay ở...

Thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Ngày 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hình ảnh và vị thế...

Khu du lịch tâm linh

BẮC GIANG - Tính từ ngày mùng 2 đến ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, Khu du lịch tâm - linh sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động) đón gần 60 nghìn lượt khách tham quan. Trong đó, số khách mua vé đi cáp treo từ nhà ga lên chùa Thượng đạt gần 30 nghìn lượt; có nhiều đoàn khách đến từ TP Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Thái...

Tin nổi bật

Tin mới nhất