Powered by Techcity

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững

BẮC GIANG – Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn. Qua đó huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo. 

Thay đổi phương thức hỗ trợ

Theo kết quả rà soát năm 2023, toàn tỉnh còn hơn 12,5 nghìn hộ nghèo, chiếm 2,63%, giảm gần 5,4 nghìn hộ, tương đương tỷ lệ giảm 1,18% so với năm 2022 (vượt kế hoạch 0,18%). Hộ cận nghèo còn 16,2 nghìn hộ, chiếm 3,4%, giảm 0,8% so với năm 2022. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc đối tượng người có công với cách mạng; 10/10 huyện, thị xã, TP đều hoàn thành mục tiêu giảm nghèo năm 2023.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Chương trình mục tiêu quốc gia, Sử dụng, hiệu quả, nguồn lực, hoàn thành mục tiêu, giảm nghèo bền vững

Nông thôn xã Phú Nhuận (Lục Ngạn) ngày càng khởi sắc.

Theo đánh giá của ngành lao động – thương binh và xã hội (LĐTBXH), có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, nhất là sự quan tâm chỉ đạo, bố trí, lồng ghép các nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo. 

Bà Đặng Thị Thu Trang, Phó trưởng Phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐTBXH) cho biết, trong các văn bản tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo, Sở nhấn mạnh việc thay đổi phương thức hỗ trợ. Đó là chuyển từ cơ chế cho không sang trợ giúp một phần, có đối ứng. Đây là giải pháp quan trọng, quyết định bởi sẽ tạo động lực phấn đấu, giúp người nghèo có trách nhiệm với nguồn vốn vay, cây, con giống được hỗ trợ.

Từ phương thức hỗ trợ trên, ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng vùng khó khăn, năm 2023, toàn tỉnh triển khai 231 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng số gần 3,4 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hưởng lợi. Nhiều địa phương dành phần lớn kinh phí đầu tư hỗ trợ “sinh kế” cho người nghèo thông qua các mô hình, dự án sản xuất phù hợp với thực tế. Ví như ở huyện Lục Ngạn hiện còn hơn 2 nghìn hộ nghèo, chiếm 3,53% (giảm 1,33% so với năm 2022). 

Một số xã chỉ tiêu giảm nghèo đạt cao như: Phú Nhuận (giảm 10,49%); Đèo Gia (giảm 8,58%); Kim Sơn (giảm 7,22%). Ông Vũ Trí Bằng, Phó trưởng Phòng LĐTBXH huyện cho biết: Năm 2023, huyện triển khai 44 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Huyện chỉ đạo cán bộ LĐTBXH các xã khảo sát, lựa chọn xây dựng dự án sát với điều kiện tự nhiên mỗi địa phương; xây dựng tiêu chí cụ thể nhằm bảo đảm cấp vốn cho hộ nghèo có năng lực để đối ứng một phần kinh phí và sử dụng hiệu quả nguồn trợ giúp.

Ưu tiên vùng khó khăn

Từ những kết quả đạt được, năm 2024, toàn tỉnh đặt ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo còn 1,8%; huyện Sơn Động giảm 5-6%; xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%; toàn tỉnh không phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo là người có công.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Chương trình mục tiêu quốc gia, Sử dụng, hiệu quả, nguồn lực, hoàn thành mục tiêu, giảm nghèo bền vững

Anh Trần Văn Cường (giữa), thôn Trại Chùa, xã Yên Định (Sơn Động) xây dựng mô hình nuôi ong để phát triển kinh tế.

Để đạt được mục tiêu trên, ngay từ cuối tháng 1, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành, địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ của T.Ư, của tỉnh đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; đổi mới hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhân dân về thực hiện công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; huy động nguồn lực xã hội hóa, vận động toàn dân tham gia phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”. 

Từ những kết quả đạt được, năm 2024, tỉnh đặt ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo còn 1,8%; huyện Sơn Động giảm 5-6%; xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%; toàn tỉnh không phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo là người có công.

Theo ông Trương Đức Huấn, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, dù kết quả hằng năm đều vượt mục tiêu đề ra nhưng công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là số hộ nghèo, cận nghèo tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi và các xã đặc biệt khó khăn. Điều này đòi hỏi các địa phương quan tâm lồng ghép các nguồn lực, ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho vùng miền núi, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Sơn Động là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh với 14/17 xã, thị trấn, 108 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Năm 2023, sau rà soát, huyện còn gần 3,3 nghìn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 15,59%. 

Bà Tống Thị Hương Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Tại nhiều xã, Đảng ủy ban hành nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác giảm nghèo. Trong đó quán triệt vai trò nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên, nhận trách nhiệm trước chi bộ về kết quả thực hiện; đồng thời đăng ký, cam kết nhận giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo và những hộ có thu nhập thấp. Tại các xã đặc biệt khó khăn, UBND huyện chỉ đạo tăng cường cán bộ chuyên môn phổ biến kỹ thuật sản xuất để hộ nghèo phát triển mô hình mang lại giá trị kinh tế cao. 

Đơn cử như gia đình anh Trần Văn Cường (SN 1975), thôn Trại Chùa, xã Yên Định có 7 nhân khẩu (2 vợ chồng anh, mẹ già, 4 con nhỏ), không có vốn để cải tạo vườn đồi cằn cỗi. Từ năm 2014, gia đình anh nằm trong danh sách hộ nghèo. Năm 2018, gia đình anh được hỗ trợ 6 đàn ong từ dự án nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Nhận thấy mô hình hiệu quả, anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng, người thân đầu tư nuôi ong kết hợp trồng cây ăn quả. Đến nay, anh làm chủ mô hình kinh tế với 60 đàn ong, gần 200 gốc táo và 50 gốc vải thiều, thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Năm 2021, anh tự nguyện xin thoát nghèo, đời sống ngày càng khấm khá.

Tại các huyện: Yên Thế, Lục Nam, trung bình mỗi năm, từ nguồn vốn T.Ư phân bổ thực hiện Chương trình 135, mỗi huyện đầu tư từ 10-15 tỷ đồng hỗ trợ các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn cứng hóa đường giao thông, kênh mương, trạm bơm, nhà văn hóa. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn từng ngày khởi sắc, số hộ nghèo giảm đáng kể, vượt kế hoạch đề ra.

Để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo năm 2024 và cả giai đoạn (2021-2025), cấp ủy, chính quyền các cấp, sở, ngành liên quan tiếp tục phối hợp triển khai đồng bộ, kịp thời các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội. Trong đó, quan tâm đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người dân thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người nghèo tự lực vươn lên; tăng cường ngân sách và huy động các nguồn xã hội hóa, ưu tiên hỗ trợ vùng khó khăn, nhân rộng các mô hình giảm nghèo trên cơ sở đổi mới cơ chế, trợ giúp có điều kiện, có đối ứng khi tham gia.

Bài, ảnh: Tường Vi

 

Giảm nghèo từ thay đổi tập quán sản xuất

BẮC GIANG – Khai thác lợi thế về đất đai cùng chính sách hỗ trợ, nhiều địa phương ở huyện Lục Nam đã mạnh dạn phát triển sản xuất, đưa giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Nhờ đó đời sống người dân từng bước nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

 

Chung sức giảm nghèo hiệu quả

BẮC GIANG – Sau hơn nửa chặng đường thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Bắc Giang đạt được những kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,7%. 

 

Thêm nhiều giải pháp thực hiện về giảm nghèo và an sinh xã hội

BẮC GIANG – Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và an sinh xã hội, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, phát biểu thảo luận tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, sáng 12/12, đại biểu Đỗ Thị Hải Yến, Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Tân Yên đã nêu nhiều kiến nghị, đề xuất cụ thể.

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Chương trình mục tiêu quốc gia, Sử dụng, hiệu quả, nguồn lực, hoàn thành mục tiêu, giảm nghèo bền vững

Nguồn

Cùng chủ đề

Dẫn vốn cho người nghèo

Dẫn vốn cho người nghèo Nguồn

Khai thác hiệu quả mô hình trường học thông minh

BẮC GIANG - Với mục tiêu không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục Bắc Giang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng trường học thông minh.Ứng dụng nền tảng số vào giảng dạyThời gian qua, ngành Giáo dục Bắc Giang đã đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường, lớp học khang trang, hiện đại. Trong đó chú trọng triển khai các nền tảng số, học...

Tuyên án 70 bị cáo liên quan bảo kê đất đai ở Phú Quốc

Tuyên án 70 bị cáo liên quan bảo kê đất đai ở Phú Quốc Nguồn

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí để đồng chí Trần Tuấn Anh thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí để đồng chí Trần Tuấn Anh thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Nguồn

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí để ông Trần Tuấn Anh thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí để ông Trần Tuấn Anh thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Nguồn

Cùng tác giả

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Các vận động viên chính thức tranh tài tại Bắc Giang

Sáng nay (12/11), tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang, các vận động viên (VĐV) chính thức bước vào tranh tài Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang. Giải đấu năm nay thu hút 197 VĐV tham dự, với 73 VĐV nữ, 124 VĐV nam đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Indonesia, Malaysia, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand,...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Cùng chuyên mục

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Hỗ trợ, tạo việc làm theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Yếu tố quan trọng để người dân bám làng, bám bản

Tha phương mưu sinh Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh. Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh...

Thị trường tiếp tục đi ngang, giao dịch quanh mốc gần 62.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 12/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 12/11/2024 duy trì đi ngang Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000...

Bắc Giang: Tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản

Chiều 11/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, một số sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức hành nghề đấu giá trên địa bàn...

Những trăn trở từ đồng ruộng

Giá lúa tăng một, giá phân bón tăng hai Những ngày này, nông dân trong xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đang tập trung sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu. Kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025, toàn...

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Giá heo hơi hôm nay 11/11 ổn định ở cả 3 miền. (Nguồn: Gia chánh Cẩm Tuyết) Giá heo hơi hôm nay 11/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Sáng 11/11, giá heo hơi tại khu vực phía Bắc duy trì ổn định trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, ngưỡng 64.000 đồng/kg đã xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Đây hiện cũng là...

Nhà hát Chèo Bắc Giang đoạt 2 HCV, 2 HCB tại Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng – Chi tiết tin tức

Tham gia Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 9/11, Nhà hát Chèo Bắc Giang giành 2 Huy chương Vàng (HCV) và 2 Huy chương Bạc (HCB) cá nhân. Tham gia Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 9/11, Nhà hát Chèo Bắc Giang giành 2 Huy chương Vàng (HCV) và 2 Huy chương Bạc (HCB) cá nhân. Nhà hát Chèo...

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang: Nghiêm cấm chạy chọt nhân sự Đại hội Đảng các cấp

TPO - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh, nghiêm cấm việc chạy chọt, nịnh nọt, tranh thủ lấy lòng, phe cánh, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp trong tỉnh. Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Tại...

Thị trường đi ngang, giao dịch quanh mốc 61,8.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 10/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất