Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sau khi tổng rà soát, cả nước có 58 tỉnh sắp xếp 33 huyện và 1.327 đơn vị hành chính cấp xã và hoàn thành trước tháng 10/2024.
Chiều 7/11, tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) nêu: Nghị quyết số 117 của Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 với thời gian rất gấp rút, chưa đến một năm để chuẩn bị đại hội cấp cơ sở năm 2025. Với vai trò cơ quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết giải pháp để thực hiện thành công những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tại Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. |
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sắp xếp đơn vị hành chính là chủ trương lớn, tập trung cải cách tổ chức bộ máy và cũng là việc khó, đòi hỏi quyết tâm chính trị của cả hệ thống. Sau khi tổng rà soát, cả nước có 58 tỉnh sắp xếp 33 huyện, 1.327 đơn vị hành chính cấp xã thực hiện từ nay đến tháng 10/2024 thì kết thúc để tổ chức đại hội cơ sở.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu một số giải pháp, trong đó có việc tập trung cao tuyên truyền thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong xã hội, nhất là những địa bàn sắp xếp.
Nhiệm vụ nữa được người đứng đầu ngành nội vụ nêu là bảo đảm đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính. “Cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt người đứng đầu, hơn lúc nào hết phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong sắp xếp các đơn vị hành chính, tạo sự đồng thuận, thống nhất, bảo đảm phù hợp các yêu cầu thực tiễn đặt ra và các yếu tố đặc thù”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đến nay, Bộ Nội vụ đã nhận được phương án sắp xếp của 48/58 tỉnh, thành phố. Bộ trưởng mong các địa phương còn lại gửi phương án để các bộ, ngành góp ý, sau đó khẩn trương triển khai đề án sắp xếp.
Giải pháp nữa là chủ động bố trí nguồn lực cho việc này. Bởi đây là việc khó, phức tạp, nhạy cảm đòi hỏi kỹ lưỡng, sát sao, hiệu quả nhưng phải chú ý đến đối tượng bị tác động không bị ảnh hưởng, nhất là những cán bộ dôi dư, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, cấp xã. Cuối cùng, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cần có giải pháp chủ động, linh hoạt, sáng tạo để giải quyết vấn đề phát sinh thực tiễn đặt ra.
Đại biểu Trần Văn Tuấn, Đoàn Bắc Giang chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 6, sáng 6/11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường. Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đại biểu Trần Văn Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang đã chất vấn về vấn đề giải pháp để cải thiện mức tín nhiệm quốc gia hướng với mục tiêu xếp hạng đầu tư.
TS (tổng hợp)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, Sáp nhập đơn vị hành chính