Powered by Techcity

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn, Kiếp Bạc: Hành trình trở thành di sản thế giới

BẮC GIANG – Cánh cung Đông Triều (thường được gọi là dãy núi Yên Tử) có chiều dài khoảng 270 km, thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố phía Đông Bắc, song những địa danh được biết đến nhiều nhất, với quần thể di tích và danh thắng tiêu biểu nhất, thuộc ba tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. 

Dãy núi Yên Tử như con rồng lớn đang vươn mình ra biển. Đầu rồng là đỉnh Yên Tử, cao 1.068 m (thuộc tỉnh Quảng Ninh); thấp dần về phía Tây, được ví như mình rồng là các đỉnh: Phật Sơn, Ngọa Vân, Hồ Thiên, Thanh Mai, Quan Âm, Huyền Đinh… trải dài trên địa bàn ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương.

Còn dãy núi Phượng Hoàng (thuộc tỉnh Hải Dương) là khu vực thấp nhất được ví như đuôi rồng. Với những giá trị nổi bật, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc thuộc địa bàn ba tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đang đứng trước cơ hội được UNESCO công nhận là Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.

tin tức bắc giang, bắc giang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, danh thắng, Hành trình, di sản thế giới, Quần thể di tích, danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc, khu bảo tồn thiên nhiên

Đoàn công tác Hội Khảo cổ học Việt Nam kiểm tra công tác khai quật tại chùa Cao, xã Khám Lạng (Lục Nam).

Nhận diện những giá trị nổi bật

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc là một cảnh quan văn hóa dạng chuỗi liên hoàn, tiến triển hữu cơ trên địa bàn các tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Tổng thể di tích có 32 bộ phận cấu thành thuộc 18 cụm, là thành phần của 6 di tích quốc gia đặc biệt, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt là chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà (Bắc Giang). Các vùng đệm của những di tích này là những cánh rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ…

Thuộc tính nổi bật của quần thể di tích là nơi hiện hữu nhiều công trình tín ngưỡng, tâm linh như: Đền, miếu, am, chùa, lăng mộ, bảo tháp và các địa điểm linh thiêng liên quan khác thờ Phật, các vị thần linh, Anh hùng dân tộc… Nổi bật ở vùng đất này đó là nơi phát tích Thiền phái Trúc Lâm độc đáo của Việt Nam. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã sáng lập Phật giáo Trúc Lâm, tạo tiền đề để các vị tổ sư, thiền sư, tăng ni đến đây tu tập, phát tâm tín ngưỡng, biên soạn kinh văn, làm thơ, viết truyện, đắc đạo và nhập Niết bàn. 

Những chứng cứ lịch sử rõ nhất được tìm thấy ở nhiều am, chùa, đền, miếu, lăng tẩm, mộ tháp, kết hợp cùng những di chỉ khảo cổ quan trọng là những minh chứng sinh động về sự hình thành, phát triển cực thịnh của Phật giáo Trúc Lâm. Mặc dù hơn 7 thế kỷ đã qua song đến nay, tư tưởng của Phật giáo Trúc Lâm cùng với hệ thống di tích vẫn là những di sản văn hóa sống, được thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị.

Nâng tầm giá trị

Hồ sơ khoa học “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc” trình UNESCO công nhận Di sản thế giới là công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt quan trọng. Ý tưởng về việc xây dựng hồ sơ này đã được hình thành, khởi động thực hiện từ năm 2013. Tuy nhiên, đến năm 2015, việc triển khai xây dựng hồ sơ phải tạm dừng để xác định rõ và mở rộng, bổ sung các cụm di tích nhằm bảo đảm các cứ liệu chứng minh về những giá trị theo yêu cầu của UNESCO đối với hồ sơ di sản đệ trình, bao gồm: “Giá trị nổi bật toàn cầu”, “Tính toàn vẹn” và “Tính xác thực”.

Sau quá trình tập trung chuẩn bị, hồ sơ “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc” trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới đã hoàn thiện. Theo kế hoạch, hồ sơ đề cử sẽ chính thức được trình lên UNESCO Paris trước ngày 31/12 tới.

Từ năm 2020, ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đã đồng thời triển khai các phương pháp nghiên cứu, chứng minh, tổng hợp, làm rõ giá trị của quần thể di tích. Trong đó đã tổ chức 6 hội nghị, hội thảo quốc tế nhằm xác định giá trị tiêu biểu nổi bật toàn cầu của quần thể di tích. Thông qua đây đánh giá về các tài liệu hiện có, các kết quả nghiên cứu mới bổ sung, thống nhất các tiêu chí và nội dung cốt lõi về khu di sản đề cử, đồng thời nhận diện rõ các giá trị nổi bật toàn cầu, tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của hồ sơ, làm cơ sở vững chắc cho việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản gắn với phát triển du lịch bền vững của ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương.

Cùng với đó, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về văn hóa – lịch sử; hệ thống kiến trúc di tích – cảnh quan; giá trị địa chất – địa mạo và đa dạng sinh học trên phạm vi ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đã được triển khai thực hiện. Những đề tài nghiên cứu khoa học này, ngoài việc phục vụ xây dựng hồ sơ còn là cơ sở phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực liên quan cũng như phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh toàn diện của mỗi tỉnh.

Để tiếp tục củng cố tư liệu phục vụ cho việc xây dựng và hoàn thiện hồ sơ, ba tỉnh đã tiến hành khai quật khảo cổ tại 9 điểm di tích, trong đó tại tỉnh Quảng Ninh khai quật 5 điểm (đền An Sinh, chùa Am Hoa, chùa Trại Cấp tại thị xã Đông Triều và Am Thung, chùa Bảo Đài tại TP Uông Bí); tại tỉnh Bắc Giang khai quật 3 điểm (chùa Đám Trì, chùa Hồ Bấc, chùa Cao ở huyện Lục Nam); tại tỉnh Hải Dương khai quật 1 điểm (chùa Thanh Mai ở TP Chí Linh).

Điểm nhấn bên sườn Tây Yên Tử

Tìm hiểu trong sử sách được biết, nếu sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập thì sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường Hoằng dương Phật pháp của Ngài. Sư tổ Đệ Nhị Pháp Loa và Đệ Tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây Yên Tử hành đạo, Phật sự của Trúc Lâm. Trong suốt chiều dài lịch sử (thế kỷ XIII – XIV), ở hầu hết các núi trên cánh cung Đông Triều mà Yên Tử là tâm điểm đều được các hòa thượng tiền bối của Phật giáo Trúc Lâm cho xây dựng chùa, am, thiền viện. 

Bên sườn Tây Yên Tử, nhiều ngôi chùa cũng được xây cất trong giai đoạn này như: Am Vãi, Bình Long, Yên Mã, Sơn Tháp, Đám Trì, Hồ Bấc… , trong đó đại diện tiêu biểu là chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) hiện còn lưu giữ 3.050 tấm mộc bản kinh Phật, kinh Trúc Lâm bằng chữ Hán và chữ Nôm, đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong 32 điểm/cụm di tích được lựa chọn đưa vào hồ sơ đề cử trình UNESCO.

Cùng với chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, xã Tiên Sơn (Việt Yên) là một trong hai điểm di tích của Bắc Giang được lựa chọn đưa vào hồ sơ. Chùa Bổ Đà là ngôi cổ tự có từ thời Lý, đến thời Trần là Trung tâm tôn giáo lớn thứ hai, sau chùa Vĩnh Nghiêm. Tại chùa Bổ Đà hiện còn lưu giữ gần 2.000 tấm mộc bản, chủ yếu là kinh Phật được khắc chữ Hán – Nôm, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Trong hành trình xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO, ngoài đưa hai di tích quốc gia đặc biệt trên vào hệ thống 32 điểm/cụm di tích tiêu biểu, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức ba cuộc khai quật khảo cổ tại ba điểm chùa thuộc sườn Tây Yên Tử gồm: Chùa Đám Trì (xã Lục Sơn), chùa Hồ Bấc (xã Nghĩa Phương) và chùa Cao (xã Khám Lạng), huyện Lục Nam. 

Cuối năm 2021, cuộc khai quật khảo cổ tại chùa Đám Trì được thực hiện bởi Hội Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. Trên diện tích 300 m2, đoàn khai quật đã tìm thấy dấu vết kiến trúc thời Trần và thời Lê Trung Hưng. Với những dấu vết đã được phát lộ, các chuyên gia khẳng định chùa Đám Trì được xây dựng dưới thời Trần thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

Năm 2022, Hội Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh tiếp tục khai quật khảo cổ tại chùa Hồ Bấc. Căn cứ vào diễn biến địa tầng và hệ thống di vật thu được trên diện tích khai quật 200 m2, các nhà khảo cổ xác định được lớp văn hóa của các thời kỳ nằm chồng xếp lên nhau. Từ những cứ liệu lịch sử có thể thấy chùa Hồ Bấc có vị trí rất quan trọng trên hệ thống Huyền Đinh – Yên Tử. Đây được coi là điểm trung chuyển của hai tuyến đường hành hương lên đỉnh Yên Tử: Tuyến phía Tây đi từ chùa Vĩnh Nghiêm lên và tuyến phía Đông đi từ chùa Thanh Mai (Chí Linh, Hải Dương) sang. Cả hai tuyến này đều gặp nhau ở chùa Hồ Bấc.

Năm 2022, các nhà khảo cổ khai quật tại chùa Cao trên diện tích 500 m2, đã xác định được ba công trình kiến trúc của thời Lý với đặc trưng là các móng cột được gia cố bằng sành, ngói và đất sét, có kết cấu tương tự như các móng cột thời Lý tìm được tại Hoàng thành Thăng Long và các địa điểm chùa thời Lý khác. Xác định được lớp văn hóa chứa di vật của thời Trần và thời Lê Trung Hưng nằm phủ đè lên lớp văn hóa của thời Lý.

Với hệ thống di tích hiện hữu thuộc hai di tích quốc gia đặc biệt: Chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, kết hợp cùng kết quả ba cuộc khai quật khảo cổ nêu trên, đã góp phần cung cấp các tư liệu khách quan, toàn diện, làm cơ sở để đánh giá tổng thể về giá trị lịch sử – văn hóa của di tích đặt trong bối cảnh sự hình thành và phát triển của hệ thống di tích Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, đóng góp vào Hồ sơ “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử- Vĩnh Nghiêm- Côn Sơn, Kiếp Bạc” trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Phí Trường Giang

Di tích lịch sử – di sản tư tưởng Hồ Chí Minh trên quê hương Bắc Giang

BẮC GIANG – Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình cảm, sự quan tâm đặc biệt đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang. Các địa điểm Bác Hồ về thăm Bắc Giang ngày nay trở thành các di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nơi ghi dấu hình ảnh, tư tưởng, tác phong của Người; là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước của nhân dân Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung.

 

Vịnh Hạ Long – Cát Bà trở thành Di sản Thiên nhiên thế giới

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Vào hồi 17 giờ 39 phút giờ địa phương (tức 21 giờ 39 phút ngày 16/9/2023 giờ Việt Nam), tại Thủ đô Riyadh nước Cộng hòa Ả-rập Xê-út, Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã gõ búa thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

 

Để di sản thành tài sản

BẮC GIANG – Tại hội thảo khoa học “Thực trạng, giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Giang đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức sáng qua 29/8, một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, đó là làm gì để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, biến di sản thành tài sản và nguồn lực cho phát triển.

 

Bảo tồn di sản văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch

BẮC GIANG – Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố. Những giá trị nội tại của các loại hình di sản văn hóa và bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, đặc trưng, riêng biệt của các dân tộc luôn được coi là điểm nhấn và có sức hút đối với du khách.  

 

tin tức bắc giang, bắc giang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, danh thắng, Hành trình, di sản thế giới, Quần thể di tích, danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc, khu bảo tồn thiên nhiên

Nguồn

Cùng chủ đề

CSGT tổ chức mật phục, bắt giữ 12 tàu ‘cát tặc’ trên sông

Chiều 31/12, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa phát hiện vụ việc khai thác cát trái phép trên tuyến sông Lục Nam (thuộc địa phận huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Trong đó, lực lượng chức năng đã bắt giữ 12 phương tiện gồm: tàu cuốc, tàu hút tự hành, tàu chở… để khai thác cát trái phép. Cụ thể, hồi 7h40 cùng ngày, tổ công tác của Thủy đoàn I (Cục CSGT) chủ...

BIC ra mắt Chi nhánh BIC Bắc Sơn

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Bắc Sơn, thành phố Bắc Giang. Đây là đơn vị thành viên thứ 37 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/12/2024. Ban lãnh đạo BIDV tặng hoa chúc mừng BIC Bắc Sơn Tham dự Lễ khai trương có: Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang – Lê Thị Hoàng Hà; Chánh Thanh tra – Giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2024

(NADS) – Sáng 09/12/2024, tại Hội VHNT Bắc Giang, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đến dự Đại hội có Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khương, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang; nhà văn Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội VHNT Bắc Giang,...

Bắc Giang tăng trưởng ước 13,85%, dẫn đầu cả nước

Quyền chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn phát biểu kết luận – Ảnh: TRẦN KHIÊM Ngày 6-12, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2025. Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước, sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực chính

Sản xuất công nghiệp tiếp tục khẳng định là động lực chính Sáng 6/12, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 của tỉnh Bắc Giang đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu chủ yếu cao hơn bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tỉnh Bắc Giang cả năm...

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh thăm, chúc Tết thành phố Bắc Giang và kiểm tra tình hình hoạt động một số đơn...

Sáng 01/2 (tức ngày mùng 4 Tết Âm lịch), Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh thăm, chúc Tết thành phố Bắc Giang; thăm, kiểm tra tình hình hoạt động của một số dự án, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh. Đến thăm TP Bắc Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh chúc...

Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón chào Xuân...

Nhân dịp đón chào năm mới, tối 28/01 (tức đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), tại Quảng trường 3/2, thành phố Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân...

Infographic: Chân dung đồng chí Phạm Văn Thịnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang

Infographic: Chân dung đồng chí Phạm Văn Thịnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguồn: https://bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/St1DaeZNsp94/content/infographic-chan-dung-ong-chi-pham-van-thinh-pho-chu-tich-ubnd-tinh-bac-giang

Đồng chí Phạm Văn Thịnh được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang

Ngày 24/01, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ họp lần thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Các đồng chí: Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Cùng dự...

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang dâng hương viếng các Anh hùng liệt sĩ nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 24/01, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương, viếng Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và Tượng đài Ngô Gia Tự (thành phố Bắc Giang). Dự lễ viếng có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh thăm, chúc Tết thành phố Bắc Giang và kiểm tra tình hình hoạt động một số đơn...

Sáng 01/2 (tức ngày mùng 4 Tết Âm lịch), Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh thăm, chúc Tết thành phố Bắc Giang; thăm, kiểm tra tình hình hoạt động của một số dự án, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh. Đến thăm TP Bắc Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh chúc...

Triển khai chính sách tín dụng đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng thụ hưởng

Chiều 20/01, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang tổ chức Phiên họp thường kỳ quý IV năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn - Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có các thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND thị xã Chũ, UBND huyện Lục...

Bắc Giang phấn đấu tăng trưởng đạt 13,6% trong năm 2025

Trên cơ sở kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2025 đạt 13,6%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16%; dịch vụ tăng 7,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; thuế sản phẩm tăng 10%. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 13,6% Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025, với tốc độ tăng trưởng GRDP...

Bắc Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và triển khai kế hoạch thực hiện KCN Xuân Cẩm – Hương Lâm, huyện...

Chiều 15/01, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng S-Dragon và triển khai kế hoạch thực hiện Khu công nghiệp (KCN) Xuân Cẩm - Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa giai đoạn 1. Tham dự có đồng chí Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, huyện Hiệp Hòa và đại diện Công...

Bắc Giang tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024

Chiều 10/01, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn - Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (BCĐ 389 tỉnh) chủ trì hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024; triển khai Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Cùng dự hội...

Năm 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 3,8%

Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, thiên tai (đặc biệt là cơn bão số 3- Yagi). Tuy nhiên, với sự nỗ lực, phấn đấu, nhiều chỉ tiêu của ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Năm 2024, giá trị sản xuất đạt 39.334 tỷ đồng Năm 2024, ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều khó khăn,...

Bắc Giang triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025

Chiều 07/01, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn. Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn đạt được kết quả tích cực. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2024 đạt hơn 121,8 nghìn tỷ đồng,...

Bắc Giang luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển

Chiều 03/01/2025, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức gặp mặt lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp (DN) và một số DN trên địa bàn tỉnh nhân dịp năm mới 2025. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Bộ Xây dựng thẩm định Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045

Ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000. Tham dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, hội, hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng là thành viên Hội đồng; lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang. Thứ trưởng Nguyễn Tường...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang gặp mặt, động viên khối tài chính, ngân hàng

Chiều 31/12, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, động viên các cơ quan trong khối tài chính, ngân hàng thực hiện quyết toán cuối năm 2024. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất