Powered by Techcity

Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp: Giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững

BẮC GIANG – Những năm gần đây, các cấp chính quyền, ngành chức năng huyện Tân Yên quan tâm hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN) phù hợp điều kiện, lợi thế địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Đa dạng sản phẩm làng nghề

Nghề làm chổi chít được đưa về thôn Nội Hạc, xã Việt Lập đã hơn 20 năm nay và ngày càng phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân. Ông Đặng Văn Huy – người làm nghề lâu năm cho biết: “Thời gian đầu, gia đình tôi dùng nguồn nguyên liệu sẵn có để làm chổi phục vụ sinh hoạt, khi thừa mới mang ra chợ bán lẻ. Sau này, chổi chít được người tiêu dùng ưa chuộng nên chúng tôi nhập nguyên liệu từ tỉnh khác về để mở rộng quy mô sản xuất”. 

Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, cấp chính quyền, ngành chức năng

Đóng gói mỳ Châu Sơn.

Lúc cao điểm, 4 người trong nhà ông Huy đều làm nghề, mỗi ngày giao hơn 100 chiếc chổi với giá bán buôn từ 40 nghìn – 60 nghìn đồng/chiếc, lãi khoảng 2 triệu đồng. Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của khách hàng tăng nên trước đó cả tháng, gia đình ông Huy nhập hàng tấn nguyên liệu, thuê 3-5 lao động làm việc liên tục mới có đủ hàng bán.

Theo người dân nơi đây, việc làm chổi không nặng nhọc, người già, trẻ nhỏ đều có thể tham gia nhặt lá chít, khâu, bó chổi, cuốn cán. Công việc này vốn đầu tư ít, tranh thủ được mọi thời gian trong ngày lại cho thu nhập ổn định nên rất phù hợp với vùng nông thôn. 

Ông Nguyễn Hải Sơn, Bí thư Chi bộ thôn Nội Hạc cho biết: Hiện trong thôn có hơn 20 hộ sản xuất quy mô lớn và nhiều hộ tranh thủ lúc nông nhàn làm nghề với hơn 100 lao động tham gia. Mỗi năm, doanh thu từ nghề làm chổi ước đạt khoảng 7 tỷ đồng. Nghề làm chổi đã giúp nhiều hộ giàu lên. Thu nhập của người dân trong thôn bình quân đạt khoảng 68 triệu đồng/người/năm.

Cũng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế khá là nghề làm mỳ gạo ở thôn Châu Sơn, xã Ngọc Châu. Trải qua nhiều công đoạn khắt khe từ chọn gạo ngâm, xay bột nước, lọc, ép khô và đưa vào máy tạo sợi, phơi khô thủ công, mỳ Châu Sơn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi sợi dẻo, dai, không sử dụng hóa chất bảo quản, tẩy trắng; đã được công nhận sản phẩm OCOP. 

Ông Phạm Văn Lượng, Chủ tịch Hội Sản xuất mỳ gạo Châu Sơn cho biết: Thôn hiện có hơn 50 hộ làm nghề. Tại đây đã hình thành 2 hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ mỳ thu hút hơn 200 lao động; thu nhập bình quân 10-12 triệu đồng/người/tháng. Nhờ làm nghề mà nhiều hộ có thu nhập ổn định.

Trên địa bàn huyện Tân Yên hiện có 3 làng nghề, 40 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tạo việc làm cho hơn 15 nghìn lao động. Tại đây còn có hơn 3 nghìn hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, làm nghề TTCN như: Đan mây nhựa, làm hương, trồng nấm… 

Các làng nghề, cơ sở TTCN đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, có thương hiệu và tiêu thụ ổn định như: Chổi chít Việt Lập, mỳ gạo Châu Sơn (Ngọc Châu), mỳ gạo Ý Thu (thị trấn Nhã Nam), mật ong Thành Trung (Liên Sơn), nấm sò Lam Cốt, bánh gio Song Vân, tương Liên Chung, chè lam ngũ vị Dà Liên (Ngọc Vân); nụ hoa sâm Nam núi Dành (Việt Lập), bánh quế Ông Phú. Hoạt động của làng nghề và ngành nghề TTCN ngày càng phát triển góp phần giúp giá trị sản xuất CN – TTCN của huyện những năm gần đây tăng cao, bình quân đạt hơn 6,5 nghìn tỷ đồng/năm.

Tạo động lực phát triển nghề

Phát triển làng nghề, TTCN đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của người dân, giảm nghèo bền vững. Vì vậy, huyện Tân Yên đã quan tâm, tạo điều kiện cho các làng nghề, cơ sở sản xuất TTCN hoạt động. Hằng năm, từ nguồn quỹ khuyến công các cấp, các làng nghề, nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn được hỗ trợ kinh phí lắp đặt máy móc, xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm và đào tạo nâng cao tay nghề người lao động. Hai năm nay, ngành chức năng tỉnh đã hỗ trợ hơn 600 triệu đồng trang bị dây chuyền sản xuất mì gạo hiện đại cho HTX Mỳ gạo Quế Hằng, thôn Châu Sơn; hỗ trợ HTX Hưng Phú (xã Tân Trung) nâng cấp thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất bánh quế thêm năng suất, hiệu quả. 

Đồng thời, đơn vị chuyên môn và tổ chức đoàn thanh niên địa phương tích cực hỗ trợ chuyển đổi số, hướng dẫn gần 300 cơ sở sản xuất, hộ làm nghề mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng. Đó là động lực để cơ sở sản xuất, người làm nghề tự tin đầu tư duy trì hoạt động, phát triển mạnh hơn.

 

Trên địa bàn huyện Tân Yên hiện có 3 làng nghề, 40 doanh nghiệp, HTX, tạo việc làm cho hơn 15 nghìn lao động.

 

Trước kia, nghề làm chổi ở Nội Hạc từng gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ bó hẹp, người làm nghề thường phải chở hàng đi bán rong, thu nhập bấp bênh nên còn ít hộ tham gia sản xuất. UBND xã đã thành lập Ban Quản lý làng nghề, xây dựng quy chế, điều lệ hoạt động nhằm giúp công việc này phát triển đúng hướng và bền vững. Các hộ được hỗ trợ thông tin, giới thiệu mở rộng thị trường. Từ đó, những chiếc chổi chít bền đẹp của người dân Nội Hạc đã được người tiêu dùng nhiều nơi biết đến, làm ra đến đâu bán hết đến đó.

Sự động viên, hỗ trợ cũng giúp HTX Hưng Phú ở thôn Lục Hạ, xã Tân Trung mở rộng quy mô sản xuất. Từ 50 máy làm bánh quế ban đầu, hai năm nay, đơn vị đã đầu tư tăng lên hơn 100 máy, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 12 lao động địa phương. Bánh quế Ông Phú được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. 

Chị Nguyễn Thị Hòa, Giám đốc HTX cho biết: “Cùng với nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm, chúng tôi xây dựng 12 nhà phân phối ở các tỉnh phía Bắc; tiếp thị sản phẩm trên mạng xã hội. Hiện nay, các mặt hàng được phân phối rộng khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo”.

Chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện Tân Yên trong những năm tới là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và quan tâm phát triển ngành nghề, TTCN để tạo việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân. Theo ông Phạm Văn Dũng, Phó trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND huyện chỉ đạo tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, cơ sở, người làm nghề phát triển sản xuất, nhất là những ngành nghề phù hợp với điều kiện, lợi thế địa phương. 

Trong đó quan tâm xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho cụm công nghiệp, làng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Khuyến khích các cơ sở, hộ sản xuất ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong tìm kiếm, mở rộng thị trường, đưa sản phẩm vươn xa.

Vi Lệ Thanh

Nỗ lực bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động

BẮC GIANG – Những tháng gần đây, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự và thời gian làm việc khiến không ít lao động mất việc hoặc thiếu việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống. Chia sẻ khó khăn với người lao động (NLĐ), các cấp chính quyền, ngành chức năng đã và đang tập trung nhiều giải pháp hỗ trợ. 

 

Kết nối, hỗ trợ tìm việc làm cho lao động nông thôn

BẮC GIANG – Cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành chức năng, tổ chức chính trị – xã hội, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã chung tay hỗ trợ giải quyết việc làm cho hội viên, đoàn viên góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

 

Giúp người lao động thuận lợi tìm việc làm

BẮC GIANG – Ngày 26/11, tại Quảng trường trung tâm huyện, UBND huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) tổ chức Ngày hội việc làm năm 2023. Sự kiện này thu hút gần 20 doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng hơn 3 nghìn học sinh, sinh viên (HSSV), người lao động tham gia.

 

Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, cấp chính quyền, ngành chức năng

Nguồn

Cùng chủ đề

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững

BẮC GIANG - Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn. Qua đó huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo. Thay đổi phương thức hỗ trợTheo kết quả rà soát năm 2023, toàn tỉnh còn hơn 12,5...

Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

BẮC GIANG - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG) giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Giang năm 2024.Ảnh minh họa.Kế hoạch nhằm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024 đạt các chỉ tiêu kế hoạch HĐND tỉnh giao. Thực hiện hiệu quả các chế độ, chính sách đối với các đối tượng. Đồng thời tạo sự chuyển biến...

Năng động Nghĩa Hòa

BẮC GIANG - Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, người dân xã Nghĩa Hòa (Lạng Giang -Bắc Giang) luôn năng động tìm tòi, phát triển nghề mới để tăng thu nhập cho gia đình và làm giàu cho quê hương. Tổng giá trị sản xuất các ngành nghề chủ yếu của xã vượt mức 1.000 tỷ đồng trong năm nay đã chứng minh sự năng động đó. Về lại xã Nghĩa Hòa, nhiều người sẽ không nhận ra vùng...

Nhân rộng điển hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số

BẮC GIANG - Từ các nguồn lực hỗ trợ và ý chí tự lực vươn lên của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, nhiều tập thể, cá nhân ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã nỗ lực vượt khó, trở thành điển hình lao động, sản xuất giỏi, góp sức xây dựng đời sống no ấm, giảm nghèo bền vững. Nhiều tập thể, cá nhân điển hìnhDiện mạo thôn Lừa trước đây nay là tổ dân...

Chú trọng hậu kiểm đầu tư khuyến công

BẮC GIANG - Những năm qua, tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho các dự án khuyến công. Để các dự án phát huy hiệu quả, công tác hậu kiểm được ngành chức năng chú trọng.Nâng hiệu quả vốn đầu tưChỉ tính giai đoạn 2020-2023, nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) dành cho hoạt động khuyến công của tỉnh đạt hơn 24 tỷ đồng. Trong đó, nguồn khuyến công quốc gia 9,3 tỷ đồng, khuyến công tỉnh hơn...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế ...

Cùng chuyên mục

Công nhận đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 18/9/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 868/QĐ-BXD công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV. Theo Quyết định, đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) với diện tích 205,99 km². Trong đó, khu vực nội thị gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Thị trấn Thắng, thị...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 5175/UBND-KTN yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở...

Bắc Giang tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công điện số 9/CĐ-CT yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các...

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương: Không để bị động, bất ngờ trước thiên tai

(BBG)- Bão số 3 là cơn bão lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại miền Bắc. Ở tỉnh Bắc Giang, công tác ứng phó với bão và hoàn lưu sau bão được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả nên đã giảm thiểu thiệt hại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Xung quanh nội dung này, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đến thăm, động viên và hỗ trợ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại...

Sáng 14/9, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và ủng hộ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tiếp đoàn có các đồng chí: Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Đức Cảnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Dương Ngọc Chiên - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Hội nghị chuyên đề UBND tỉnh Bắc Giang tháng 9/2024: Thảo luận, thông qua một số dự thảo văn bản

Sáng 18/9, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị chuyên đề tháng 9 năm 2024. Đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Ô Pích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội...

Ban Dân vận Trung ương và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão...

Chiều 13/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Bùi Thị Hòa - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, động viên và tặng quà người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...

Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm

(BBG)- Đến sáng 13/9, nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Theo Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang, đến 9 giờ sáng nay (13/9), nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương còn 6,9m, trên báo động 3, giảm 32 cm so với một ngày trước đó. Mực nước trên sông Cầu đo tại Trạm Đáp Cầu là 7,63m,...

Sự cố tại Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Nhờ lực lượng chức năng cùng người dân xuyên đêm tham gia khắc phục nên khoảng 4 giờ sáng 13/9, sự cố tại bể xả Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn. Vị...

Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê trên các sông

Chiều 12/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích - Phó Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để đánh giá tình hình mưa, lũ, hệ thống đê điều và phương án hộ đê trong tỉnh. Dự tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan, đơn vị và một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất