Bệnh nhân nữ, 15 tuổi, ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), qua đời sau khoảng một tháng mắc bệnh Whitmore.
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore. |
Đại diện Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin nữ sinh qua đời hôm 17/9, sau hơn 2 tuần điều trị.
Vào cuối tháng 8, bệnh nhi xuất hiện đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước, sụt cân (giảm 7 kg trong vòng 10 ngày) nhưng gia đình tự mua thuốc điều trị tại nhà. Đến ngày 1/9, tình trạng không tiến triển, em được người thân đưa đến kiểm tra tại một phòng khám trên địa bàn xã Tiên Trang, lấy thuốc theo đơn chữa bệnh tại nhà. Ba ngày sau, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng suy tuần hoàn hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp, tím tái, hôn mê, nguy kịch.
Bệnh viện làm xét nghiệm cấy máu, kết quả cho thấy nữ sinh nhiễm vi khuẩn Brukholderia pseudomallei, gây bệnh Whitmore. Em được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, dùng kháng sinh, điều chỉnh đường huyết song sức khỏe không cải thiện. Ngoài mắc vi khuẩn trên, nữ sinh còn bị tiểu đường và béo phì.
Theo khai thác của cơ quan y tế, trong 30 ngày qua, bệnh nhân không đi khỏi địa phương, ở cùng gia đình, gồm bố mẹ và anh trai tại xã Tiên Trang. Nguồn nước sinh hoạt của hộ dân này được lấy từ giếng khoan. Gia đình ở khu nhà khép kín, không chăn nuôi, không làm nông nghiệp nên chưa rõ nguy cơ tiếp xúc với môi trường gây bệnh liên quan đến vi khuẩn Whitmore, trên cơ thể bệnh nhân cũng không phát hiện các vết trầy xước da.
Whitmore (còn gọi bệnh Melioidosis) là bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt ở người có bệnh nền như tiểu đường, gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch…
Để phòng bệnh, chủ yếu là bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không bảo đảm vệ sinh. Nếu có vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn, nên làm sạch hoàn toàn.
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore.
Ba người tử vong do bạch hầu, Bộ Y tế yêu cầu phát hiện sớm để cách ly, điều trị kịp thời
Trước tình hình bệnh dịch bạch hầu diễn biến phức tạp tại một số tỉnh như Hà Giang, Điện Biên và đã có 3 ca tử vong, nhằm tăng cường phát hiện sớm ca bệnh, cách ly, điều trị kịp thời và giảm tối đa số ca bệnh tử vong, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các Bộ, ngành.
Nguy cơ xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu tại Hà Giang
TS.BS. Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Trưởng đoàn công tác số 1 của Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch bạch hầu, đã yêu cầu y tế Hà Giang quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong khoanh vùng, cách ly không để bệnh lan rộng.
Theo VnExpress
Nữ sinh mắc Whitmore , tử vong, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bệnh nhiễm trùng