BẮC GIANG – Sau nhiều năm xuất khẩu lao động, chị Nông Thị Lợi (SN 1984), dân tộc Nùng, thôn Thanh Văn 1, xã Tân Hoa (Lục Ngạn) về quê lập nghiệp. Hiện với vai trò Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Kiên Phong, chị tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Sinh ra trong một gia đình nghèo nên từ nhỏ Lợi phải chịu nhiều thiệt thòi. Học hết lớp 12, Lợi đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Năm 2007 trở về địa phương, với vốn tiếng Trung tích lũy được, chị bắt đầu tìm hiểu thị trường Trung Quốc. Nhận thấy nhu cầu thu mua xương trâu, bò làm bột sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn trong khi tại nhiều địa phương trong tỉnh người dân chưa biết tận dụng nên chị quyết định đầu tư, mua sắm dây chuyền sơ chế xương trâu, bò.
Chị Nông Thị Lợi (bên phải) giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm gia công của Công ty. |
Ban đầu chỉ thu mua xương trên địa bàn huyện nhưng khi có đầu ra ổn định chị bắt đầu đến các địa phương khác trong và ngoài tỉnh thu mua và duy trì ổn định sản lượng xuất khẩu 200 tấn bột xương/tháng, trừ chi phí, mỗi tháng chị thu về hơn 60 triệu đồng.
Sau hơn 10 năm tiếp cận thị trường Trung Quốc, nhận thấy giá những sản phẩm do người nông dân làm ra thường hay bị bấp bênh, cuối năm 2018, chị thành lập Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Kiên Phong, lĩnh vực kinh doanh chính là thu mua nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Từ vải thiều, cam, bưởi đến những sản phẩm của địa phương khác như: Xoài, thanh long… chị đều có đối tác tiêu thụ. Vào vụ vải thiều, trung bình mỗi ngày, chị thu mua từ 20 – 40 tấn quả tươi, đóng gói bảo quản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Không chỉ hoạt động ở lĩnh vực nông sản, đầu năm 2020, Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Kiên Phong còn ký kết hợp đồng gia công sản xuất túi siêu thị với một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang. Hiện xưởng sản xuất của Công ty tạo việc làm ổn định cho hơn 30 lao động là người dân tộc thiểu số tại xã Tân Hoa và các địa phương lân cận với mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng/người/tháng.
Chị Trần Thị Toàn, dân tộc Nùng, thôn Ao Nhãn, xã Tân Hoa nói: “Trước đây, tôi làm công nhân tại TP Bắc Giang song do xa nhà, phát sinh nhiều chi phí, tiền dư ra chẳng được là bao. Gần 4 năm nay, tôi về xưởng của gia đình chị Lợi làm, giảm công đi lại, có nhiều thời gian tăng ca, tăng thu nhập”.
Ghi nhận đóng góp trong phát triển KT-XH địa phương, nhiều năm liền chị Nông Thị Lợi được UBND huyện Lục Ngạn, xã Tân Hoa biểu dương, khen thưởng. Đặc biệt, năm 2018, chị được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác xúc tiến, tiêu thụ vải thiều.
Bài, ảnh: Sơn Quang
Làm giàu từ nuôi chim trĩ
Anh Nguyễn Thế Tuy (xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) hiện đang nuôi 300 con chim trĩ đỏ, sau 5 tháng nuôi, anh xuất bán hơn 500.000 đồng/cặp, trừ chi phí gia đình lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp: Động lực giúp hội viên làm giàu
BẮC GIANG – Triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (gọi tắt là Đề án 939), các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh. Từ đó giúp hàng nghìn phụ nữ tự chủ kinh tế, làm giàu cho bản thân, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Thi đua giỏi làm giàu
(BGĐT)- Đại hội đại biểu Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đang diễn ra. Trong báo cáo đánh giá công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ vừa qua, một trong những nội dung trọng tâm được các cấp hội tích cực chỉ đạo thực hiện, hội viên hăng hái tham gia, có hiệu quả và đi vào chiều sâu. Đó là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Lục Nam: Năng động làm giàu, giúp nhau vượt khó
(BGĐT) – Hưởng ứng phong trào cựu chiến binh (CCB) phát triển kinh tế, giảm nghèo, các cấp hội CCB huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên năng động làm giàu, giúp nhau vượt khó.
tin tức bắc giang, bắc giang, giám đốc, năng động, làm giàu, dân tộc thiểu số, công tác xúc tiến, tiêu thụ vải thiều