Powered by Techcity

Nụ cười trong nắng thu

BẮC GIANG – Theo kinh nghiệm nhiều lần làm công việc này, tôi phải đi vào chiều tối mới mong giáp mặt phụ huynh. Khổ, vào trong núi ở khung giờ ấy, với một nàng có tiền sử sợ bóng tối, sợ đường ngoằn ngoèo là thử thách không nhỏ.

Nhà đóng cửa. Cách đó chừng mươi mét, lại có một nhà nữa cũng đóng cửa, nhà kế đó cũng vậy. Về rồi kìa. Xe máy cùi bắp, gọi đại vậy vì nghe tiếng nổ chứ không biết phải gọi nó là chiếc xe gì nữa. Y như một cái lõi sắt có gắn động cơ vậy. Thấy hai vợ chồng về, tôi chủ động nở một nụ cười chào. Anh chồng làm như không thấy tôi, đi thẳng vào nhà. (Cảnh này quen rồi, không sao). 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, nụ cười, nắng thu, bệnh viện, bác sĩ, khai giảng năm học mới, hai vợ chồng,  giáo viên, đồng nghiệp thân thiết

Ảnh minh họa.

Chị vợ đứng lại trước mặt, nhưng vẫn không cười, tôi cũng không được hưởng cái vinh dự được mời vào nhà. Lúng túng, ngượng ngập, chắc là cả hai. Hiểu chị thấy ngại có người lạ chờ trong khi nhà cửa rách nát, tôi không khách khí mà giới thiệu luôn mình là giáo viên ở trường THCS, vì nghe em Huệ học xong lớp 5 nhưng năm học tới sẽ không ra lớp 6 nữa nên mới tới nhà tìm hiểu nguyên do, mong gia đình thu xếp cho em được đến trường.

Chị nói làm về mệt, giờ muốn đi nghỉ sớm. Còn chuyện học của bé Huệ, cảm ơn cô đã quan tâm nhưng cháu nó sẽ không đi học nữa, biết đọc biết viết là được rồi. Thấy tôi còn đứng lại với đôi mắt buồn, chị giải thích: Nó không muốn học nữa đâu cô. Vậy cũng tốt, chán học thì ở nhà chăm em cho mẹ đi làm. Chị nói mà không nhìn vào ai, y như nói bâng quơ một chuyện rất khách quan. Chị nói xong thì đi vào nhà, bỏ tôi đứng chơ vơ trên cái sân đất.

Tôi lại gần cô học trò, nói nhỏ:

– Nghe mẹ nói em không muốn đi học nữa hả ?

– Dạ, vì nhà còn em nhỏ, không có ai trông em nên…

Trả lời rất khéo, tôi tin vào sự thông minh này.

– Có nghĩa em muốn đi học mà nhà không có điều kiện hả?

Em rón rén gật đầu.

Được rồi. Tự ra cho mình một lời hứa và bắt mình phải giữ chữ tín.

Ngày hôm sau, tôi cũng đến sớm, tính lại ngồi đợi. Không ngờ tôi vừa tắt máy, chưa kịp leo xuống xe đã nghe: Bảo cô ấy về đi, mẹ rất mệt. Mày cũng nói luôn đi, hết muốn học rồi. Nói rõ cho cô khỏi mất công.

Chắc chị cố tình nói to để tôi phật ý mà về. Nhưng dễ gì, đây nào phải lần đầu, mười sáu năm đi dạy trên núi, tôi đã gặp cả trăm tình huống tương tự. Tôi vờ không nghe, bước thẳng vào cửa, giọng dịu dàng:

– Chị ơi, ra em gặp một chút, một chút xíu thôi, được không chị?!

Chị vẫn không ra. Tôi đành đứng ngay cửa, nói to rõ từng từ:

– Dạ chị, em đã vận động được một ít từ các nhà hảo tâm, giờ em gửi chị như món quà nhỏ để chị mua bánh, sữa cho các cháu.

Từ trong nhà, tiếng nói khàn khàn vọng ra:

-Cảm ơn cô đã quan tâm nhưng gia đình chúng tôi không nhận được.

Tôi biết người bố đã lên tiếng, giọng rất quyết liệt.

Tôi có cảm giác như mình vừa bước hụt tới mấy nấc cấp. Tôi “dạ” yếu ớt, không giấu được nỗi buồn qua giọng nói. Tôi không thể nhớ mình đã bao lần mang tiền đến tiếp sức cho học trò nhưng đây là lần đầu bị từ chối, lại bị từ chối một cách rất phũ phàng nữa chứ. Mặt lúc đó chắc đã buồn thiu, nhưng tôi quyết không bỏ cuộc, đành dùng bài năn nỉ như thường lệ:

– Dạ, tiền này em xin chứ không phải của em hay của trường nên anh chị đừng ngại. Em hứa, chỉ cần chị cho bé Huệ ra lớp, em sẽ bảo đảm các khoản nộp ở trường, cho đến khi nào em rời trường.

– Không, tôi không nhận đâu cô. Huệ sẽ ở nhà.

Chị nói xong thì đi vào nhà tắt đèn, bỏ cô giáo và bé Huệ tay còn cầm củ mì đứng ngập trong bóng tối. Bất cần đến khó chịu là một kiểu đuổi trực tiếp chứ chẳng thèm đuổi khéo.

Tôi về, ngồi trên xe mà nước trào ra mi không kịp lau. Không khóc sao được, đường núi dốc sỏi đá, tôi từ xưa đến giờ có dám đi xe quá 35 km/h đâu. Tối mù, ngồi trên xe một mình, gió núi hú lên từng hồi cùng tiếng xạc xào của lá – sợ đến mức nổi da gà. Chạy xe mà không thể tập trung, đầu cứ nghĩ mông lung. Đây có thể xem là “cú sốc” đầu tiên trong hành trình vận động học sinh ra lớp. Đã là “sốc” thì kiểu gì cũng choáng váng. Mà choáng thật. Xe ngã cái rầm sau khi chủ nhân tỉnh bơ chạy qua một ổ voi. Cũng may đoạn này đã gần ra đường lớn rồi. Tôi ngã đúng lúc có người tình cờ đi ngang. Cô giáo được giúp đỡ đến phút chót. Thật may, vì mình là cô giáo – tôi thầm nghĩ.

Cú ngã nhẹ như giả vờ nhưng hậu quả là có thật. Lúc ấy chỉ cảm thấy cái chân bị bánh xe đè hơi đau thôi. “Quý nhân” hỏi có sao thì tôi nói không, leo lên xe về nhưng tới cửa lại phải gọi người thân ra dìu vào nhà. Cả đêm người đau nhức, trằn trọc đủ bề, lý do chồng lý do, sáng dậy mắt thâm quầng.

Tôi được chở gấp đến bệnh viện. Bác sĩ kết luận đã bị rạn đầu dưới của xương ống chân. Gia đình, đặc biệt ông chồng kính mến bắt nằm yên một chỗ. Tôi hậm hực đòi đi. Chồng nổi cáu. Dạy dỗ là chuyện cả đời chứ ngày một ngày hai đâu… Trời ơi, phải nói thế nào để chồng hiểu, chuyện đâu dừng lại ở việc dạy dỗ. Mà cũng vì hiểu dạy dỗ là chuyện cả đời nên lúc “cam go” thế này tôi lòng nào mà “nghỉ dưỡng”. Lại nói chuyện dễ dàng bỏ cuộc không phải tính cách tôi.

Tai nạn xoàng nhưng bác hàng xóm nghe tin nên đến thăm. Tôi kể đầu đuôi câu chuyện, nhân tiện kể luôn chuyện phụ huynh từ chối tiền hỗ trợ cho bé. Bác giải thích: Người ta không dám nhận, vì nghĩ nếu nhận tiền thì phải “trả” bằng cách để con tới trường. Họ nghèo nhưng tính khảng khái lắm. Cái gì không trả được thì không nhận của ai đâu. Ồ, hiểu rồi. Nếu vậy, tôi sẽ phải đến nhà chị ấy lần nữa.

Tôi van lơn, nếu không cho đi một mình thì anh chở dùm em đi. Không ngờ chồng tôi hét lên: Nếu có chuyện gấp cần làm thì nhờ đồng nghiệp đi. Không khéo rồi lại “tiền mất tật mang”. Tôi tiu nghỉu không dám đả động gì đến chuyện đó nữa. Nằm ngoan ngoãn trên giường, tôi nghĩ nếu tinh ý, chồng phải thấy dáng vẻ chưa muốn bỏ cuộc của tôi nhưng hình như anh không bận tâm. Buồn. Cảm thấy đơn độc trên hành trình của mình.

Cũng may, chắc là ý trời. Hôm sau, chồng bất ngờ có lệnh đi công tác. Tôi vội điện cho cô bạn đồng nghiệp thân thiết, kêu chở dùm đến nhà em Huệ. Tính tôi là vậy, chừng nào đã nỗ lực tới cùng mà vẫn thua mới chấp nhận nỗi đau bất lực.

– Chị ơi, cho em xin gặp chút.

Lần này chị có vẻ nhượng bộ trước sự có mặt của tôi. Không có ý đuổi nữa, chị từ trong nhà bước ra, hỏi thiện chí:

– Có chuyện gì nữa vậy cô ?

– Dạ, em muốn gửi quà của các nhà hảo tâm tặng mấy bé. Chị nhận giùm em đi – giọng nhão ra, năn nỉ – chứ em lỡ nhận của người ta, giờ chị không nhận em biết tính sao? Những nhà hảo tâm giúp đỡ vì Huệ cũng như những đứa trẻ bằng tuổi khác có hoàn cảnh khó khăn, chỉ vậy thôi. Còn chuyện Huệ có được đến trường hay không thì do gia đình quyết định, em hứa không nhắc lại chuyện này nữa.

Ngập ngừng một chút, lưỡng lự nhưng cuối cùng chị cũng nhận và nói cảm ơn. Tôi cũng vui vẻ xin phép chị ra về. Yên tâm mình đã làm hết sức rồi tự an ủi: Không phải đứa trẻ nào không đến trường cũng là điều bất hạnh. Nhưng thật lòng tôi biết, an ủi cũng chỉ là an ủi, lại phải nhâm nhi cảm giác bất lực thật khó chịu.

* * *

Khai giảng đến rồi!

Sáng đó tôi đến trường sớm, phụ làm những công việc để chuẩn bị buổi lễ, xong đâu đó sẽ tìm một góc ngồi thuận tiện nhất. Tôi thích cái cảm giác được nhìn ngắm những gương mặt hồn nhiên, hớn hở trong buổi khai trường.

Đang mỉm cười cùng một nhóm học trò tụm năm tụm bảy ở dưới gốc cây bàng, tôi nghe thấy tiếng nói rất nhỏ: “ Em chào cô!”. Tôi quay lại: “Ôi!!”. Tôi không tìm được từ nào để diễn tả cảm giác bất ngờ vỡ òa vui mừng sau từ “ôi” đó. Tôi cười hết cỡ, vội đứng dậy cầm tay Huệ: “Mẹ cho em đi học rồi à?”. “Dạ, mẹ nói cứ đi, chừng nào không có người trông em, không có tiền đóng học nữa thì nghỉ”. “Ồ, không sao. Mẹ cho đi khai giảng là đã mở cánh cổng tương lai cho em rồi đó, cứ đến trường và học thật tốt nhé, những thứ khác, cô sẽ tìm cách lo…”. Tôi cầm chặt tay em cho đến khi có tiếng gọi của cô giáo dẫn chương trình: “Mời các thầy cô và các em học sinh về chỗ để chuẩn bị bắt đầu buổi lễ khai giảng…”. Cô trò rời tay đi về chỗ của mình, hai nụ cười rạng ngời, trong trẻo như nắng mùa thu….

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Bích Nhàn

 

Cây tri kỷ

BẮC GIANG – Trời mưa tầm tã. Mùa thu này nhiều mưa khác lạ. Dịch bệnh khắp nơi khiến người ta chẳng còn đi ngắm cảnh. Ban mai đầy nước. Và nỗi cô đơn mêng mông. Tôi đứng nhìn ra bãi cỏ trước nhà. Nhớ da diết cái cây của mình trên triền đồi ấy. Cây tỏa bóng một mình. Xanh đến dịu lòng, mát mắt. Tôi thường trở về bên cây mỗi khi lòng mình trống trải đến mức không thể ngồi yên. Xung quanh là làng mạc, núi đồi.

 

Tình anh em

(BGĐT)- Người ta bảo, anh em ruột kiểu gì cũng sẽ giống nhau, không ở cái dáng thì đâu đó ở kiểu đi, đứng, ngồi, nụ cười, giọng nói… Nhưng ngồi phân tích tỉ mẩn từng thứ một, tôi chả thấy mình giống anh Nam ở điểm gì. Nhà có hai anh em trai, khác nhau hoàn toàn từ vẻ bề ngoài đến tính cách. Tôi trầm tính, đi học gần như chỉ ngồi một chỗ đọc sách vở, còn anh tôi lại sôi nổi, lanh lợi, luôn nhìn đời bằng con mắt tích cực.

 

Khu vườn của má

(BGĐT)- Má bắc nồi cá kho lên bếp củi, vừa khom người hì hục thổi lửa vừa ho. Nhà có bếp ga đã lâu nhưng má vẫn nấu ăn bằng bếp củi mỗi ngày. Má bảo nấu bếp ga ăn không ngon miệng, cái mùi tro trấu quyện với mùi than củi mới làm má thấy ngon. 

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, nụ cười, nắng thu, bệnh viện, bác sĩ, khai giảng năm học mới, hai vợ chồng, giáo viên, đồng nghiệp thân thiết

Nguồn

Cùng chủ đề

Những bác sĩ của bệnh nhân đặc biệt

BẮC GIANG - Không chỉ điều trị cho người bệnh bằng chuyên môn, những bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tâm thần, nghiện ma túy còn làm việc bằng tình thương yêu, đồng cảm. Với họ, chăm sóc những bệnh nhân “đặc biệt” này vừa là trách nhiệm, vừa là sự cảm thông cũng như cách để giữ lửa tình yêu nghề.Tận tâm với nghề27 năm gắn bó với nghề là chừng đó thời gian bác sĩ Trần Thu Thủy (SN...

Giảm kỳ thị về bệnh lao trong cộng đồng

BẮC GIANG - Lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao trên thế giới. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lao vẫn được chữa khỏi hoàn toàn.70% người mắc lao ở tuổi lao độngTheo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lao là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao trên thế giới, sau Covid-19. Mỗi ngày có hơn 4.100 người chết vì bệnh lao và...

Cử tri huyện Lục Ngạn đề nghị ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học

BẮC GIANG - Ngày 12/3, tại Hội trường UBND huyện Lục Ngạn, Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Lục Ngạn phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Lục Ngạn tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập đến năm 2025 và năm 2030...

‘Bác sĩ’ AI khám mắt trong 8 giây

Phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) EyeDr tầm soát bệnh glaucoma chỉ mất 8-10 giây thay vì đợi 15-20 phút như trước.Bác sĩ tầm soát bệnh glaucoma cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấpỨng dụng này được Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh (HCM) đưa vào tầm soát miễn phí bệnh glaucoma cho khoảng 500 người, từ ngày 12-29/3, nhân Tuần lễ Glaucoma thế giới (10-16/3).Đây là phần mềm AI do TS.BS Phạm Thị Thủy Tiên...

Điểm sáng trong học và làm theo Bác

BẮC GIANG - Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Trường Tiểu học Thanh Hải số 2 (Lục Ngạn) đã có nhiều việc làm thiết thực, lan tỏa trong cán bộ, giáo viên và học sinh.Để tạo động lực học tập, làm theo Bác, nhà trường thường xuyên khuyến khích cán bộ, giáo viên tìm tòi, nghiên cứu những câu chuyện, tư...

Cùng tác giả

Nơi lưu giữ hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn “độc nhất vô nhị”

(Dân trí) – Hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn quý đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV ở Đà Lạt. Toàn bộ mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Trung tâm lưu trữ quốc gia IV (Bộ Nội vụ) đóng tại phường 5, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đang lưu giữ 33.971 tấm mộc bản triều Nguyễn. Mộc bản lưu tại đây...

Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang thăm, chúc Tết Hòa thượng Thích Thanh Quyết

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 22/01, tại Chùa Non nước, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đến thăm, chúc Tết Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn tặng quà Tết cho nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn...

Chiều 22/01, Hội nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh Bắc Giang tổ chức chương trình tặng quà Tết cho nạn nhân CĐDC/dioxin có hoàn cảnh khó khăn năm 2025 tại huyện Lục Nam. Tới dự có đồng chí Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch danh dự Hội nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh; đại diện lãnh đạo huyện Lục Nam. Phát biểu tại đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn bày...

Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 22/01, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang và một số lãnh đạo ban, ngành tỉnh thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn có các đồng chí:...

Bảo tàng tỉnh tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025” – Chi tiết tin tức

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025) và đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 21/01/2025, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025". Các đại biểu tham gia nghi lễ dựng cây Nêu ngày Tết Dự khai mạc có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đông đảo thầy...

Cùng chuyên mục

Nơi lưu giữ hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn “độc nhất vô nhị”

(Dân trí) – Hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn quý đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV ở Đà Lạt. Toàn bộ mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Trung tâm lưu trữ quốc gia IV (Bộ Nội vụ) đóng tại phường 5, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đang lưu giữ 33.971 tấm mộc bản triều Nguyễn. Mộc bản lưu tại đây...

Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang thăm, chúc Tết Hòa thượng Thích Thanh Quyết

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 22/01, tại Chùa Non nước, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đến thăm, chúc Tết Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học...

Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 22/01, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang và một số lãnh đạo ban, ngành tỉnh thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn có các đồng chí:...

Bảo tàng tỉnh tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025” – Chi tiết tin tức

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025) và đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 21/01/2025, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025". Các đại biểu tham gia nghi lễ dựng cây Nêu ngày Tết Dự khai mạc có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đông đảo thầy...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Thị Hương gặp mặt, tiếp đoàn Giáo hội Phật giáo, Ủy ban đoàn kết Công giáo...

Sáng 21/01, tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt, tiếp đoàn đại biểu Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo và Ban Thường trực Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang đến chúc Tết nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Dự và tiếp đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm...

Đại tá Đỗ Đức Trịnh phụ trách điều hành Công an tỉnh Bắc Giang

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an giao Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách Công an tỉnh Bắc Giang từ ngày 20/1 đến khi kiện toàn chức vụ Giám đốc Công an tỉnh. Đại tá Đỗ Đức Trịnh, SN 1978, quê Việt Yên, Bắc Giang. Ông tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân năm 2001. Nhận nhiệm vụ tại Công an tỉnh Bắc Giang, ông trải qua các chức danh: Trợ lý, Đội...

Giải Cầu lông-Pickeball mừng Đảng, mừng xuân mới 2025 – Chi tiết tin tức

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 – 03/2/2025) và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 18/01/2025, tại Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc giải Cầu lông- Pickeball mừng Đảng, mừng xuân mới 2025. Đây là sự kiện mở đầu cho các hoạt động thể thao của tỉnh trong năm 2025. BTC tặng cờ lưu niệm...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Bắc Giang tổ chức Tuần Văn hóa Du lịch và hội Xuân Tây Yên Tử

Chiều 20/1, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức họp báo thông tin hoạt động Tuần Văn hóa – Du lịch và hội Xuân Tây Yên Tử năm 2025. Tại họp báo, lãnh đạo Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang cho biết, Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Bắc Giang là hoạt động thường niên để giới thiệu đến nhân dân, khách du lịch hình ảnh vùng đất, con người và các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, đặc...

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành phố

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất