BẮC GIANG – Thông tư số 11/2023/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 11/5/2023 quy định về việc thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá và xét tặng Giải thưởng Môi trường không thuốc lá.
Ảnh minh họa. |
Theo thông tư, các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên (khoản 2, điều 1) gồm:
a) Cơ sở y tế; b) Cơ sở giáo dục; c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao theo quy định tại Phụ lục số II Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà gồm:
a) Nơi làm việc trong nhà của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và nơi làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trừ các địa điểm quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.
b) Khu vực trong nhà của các địa điểm công cộng: Cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, nhà ga, bến tàu, bến xe, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại, chợ, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, câu lạc bộ, nhà thi đấu thể thao, sân vận động, nhà sinh hoạt cộng đồng và các khu vực sinh hoạt chung của khu chung cư và địa điểm công cộng khác, trừ các địa điểm quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.
Phương tiện giao thông công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn:
a) Ô tô; b) Tàu bay; c) Tàu điện.
Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá (khoản 5):
a) Khu vực cách ly của sân bay; b) Quán bar, quán karaoke, vũ trường; c) Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng (resort) và cơ sở lưu trú du lịch khác; d) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
Yêu cầu chung đối với tất cả địa điểm cấm hút thuốc lá:
Có đặt, in, bố trí (sau đây gọi chung là đặt) biển hoặc chữ hoặc biểu tượng với nội dung cấm hút thuốc lá (sau đây gọi chung là biển). Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham khảo mẫu tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Biển bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Nội dung thông điệp rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn; b) Chất liệu biển bền, khó phai; biển đặt ngoài trời chịu được tác động của môi trường bên ngoài; c) Kích thước, cỡ chữ của biển phù hợp với vị trí, không gian đặt biển; chữ đậm, dễ đọc; màu chữ, biểu tượng tương phản với màu nền; d) Biển đặt tại địa điểm công cộng trong điều kiện không đủ ánh sáng: Có phản quang hoặc chiếu sáng biển hoặc hình thức phù hợp khác để bảo đảm dễ nhìn.
Việc đặt biển bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Khoảng cách giữa các biển phù hợp với quy mô, không gian của từng địa điểm; b) Đặt biển ở vị trí dễ quan sát, khu vực có nhiều người qua lại; cổng vào khu vực khuôn viên, khu vực để xe ngoài trời; đối với khu vực trong nhà đặt tại cửa ra vào, sảnh trước, khu vực tiếp đón, ghế chờ, các tầng của cầu thang bộ, trong thang máy, hành lang có mái che, nhà để xe, nhà vệ sinh.
Không có gạt tàn, dụng cụ dùng cho hút thuốc, đầu mẩu và tàn thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
Nguồn: Thông tư 11/2023/TT-BYT
Bảo vệ sức khỏe sinh sản trước tác hại của thuốc lá
BẮC GIANG – Có thể nói những ảnh hưởng của thuốc lá đến phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai là cực kỳ nghiêm trọng. Nếu phụ nữ đã hút thuốc trong nhiều năm hoặc nghiện thuốc nặng thì nguy cơ mắc phải các vấn đề về sinh sản sẽ tăng lên gấp đôi.
Những loại cây giúp khử mùi thuốc lá hiệu quả
BẮC GIANG – Từ kết quả nghiên cứu về những ảnh hưởng của khói thuốc lá đến môi trường và sức khỏe, các chuyên gia khuyên nên trồng một số loại cây xanh trong phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng làm việc.
Ngăn ngừa thuốc lá điện tử xâm nhập học đường
BẮC GIANG – Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) trong giới trẻ đang gia tăng rất nhanh. Trong năm 2019, kết quả điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ sử dụng TLĐT tăng lên 2,6%, so với tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử năm 2015 là 0,2%.
Những nguy cơ đối với sức khỏe từ thuốc lá điện tử
BẮC GIANG – Trong những năm gần đây, nhiều người hút thuốc lá điếu truyền thống đã chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng TLĐT có thể gây hại cho sức khỏe chứ không hề an toàn như quảng cáo.
tin tức bắc giang, bắc giang, quy định mới, địa điểm cấm hút thuốc lá, nơi công cộng, Giải thưởng, Môi trường không thuốc lá.