BẮC GIANG – Tình hình vi phạm pháp luật trong học sinh có chiều hướng gia tăng; không ít trường hợp bị khởi tố tác động không nhỏ đến môi trường học đường, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT). Trước thực tế này, lực lượng công an đã có nhiều giải pháp ngăn ngừa.
Gia tăng học sinh vi phạm pháp luật
Năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ học sinh vi phạm pháp luật. Tại huyện Tân Yên xảy ra 5 vụ gồm: Gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, đăng thông tin gây kích động bạo lực trên không gian mạng liên quan đến 17 học sinh, tăng 3 vụ, 15 học sinh so với năm 2022.
Các đối tượng trong nhóm của học sinh Nguyễn Văn Tùng (Hiệp Hòa) liên quan đến vụ cố ý gây thương tích. |
Trong số này đã khởi tố 4 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính 13 trường hợp. Đáng chú ý là có 1 học sinh bị khởi tố về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” (tăng 1 vụ việc so với năm 2022). Mới đây, Công an huyện Tân Yên phát hiện một học sinh ở thị trấn Nhã Nam tàng trữ 119 bộ thuốc lá điếu điện tử, 10 thân máy thuốc lá điện tử, 175 lọ tinh dầu dùng cho thuốc lá điện tử. Công an huyện Yên Dũng phát hiện 1 học sinh mua bán thuốc lá điện tử.
Không ít học sinh liên quan đến các vụ gây rối trật tự công cộng; sản xuất, tàng trữ trái phép pháo nổ; học sinh đánh nhau rồi quay video đưa lên mạng xã hội, có cả học sinh liên quan đến hành vi cướp giật tài sản. Tại huyện Lạng Giang, Cơ quan điều tra Công an huyện đã phát hiện 19 học sinh có dấu hiệu vi phạm quy định về sử dụng pháo nổ, đánh nhau… Toàn tỉnh có hơn chục học sinh bị cơ quan chức năng khởi tố hình sự. Đơn cử như Nguyễn Văn Tùng (SN 2005), trú tại thôn Đại Đồng 1, xã Danh Thắng (Hiệp Hòa) là học sinh một trường THPT trên địa bàn huyện bị khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích.
Đáng chú ý là vi phạm trật tự an toàn giao thông xảy ra phổ biến. Năm 2023, lực lượng Công an tỉnh đã xử lý hàng nghìn học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tạm giữ nhiều lượt phương tiện, phạt tiền hàng trăm triệu đồng. Các lỗi chủ yếu như: Không đội mũ bảo hiểm, không mang theo giấy đăng ký xe, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Có tình trạng học sinh chưa đủ điều kiện nhưng vẫn điều khiển xe mô tô phân khối lớn đến trường; đến trường nhưng để xe ngoài trường học, không có người trông giữ an toàn.
100% trường học có Ban Chỉ đạo phòng ngừa tội phạm
Theo phân tích, nguyên nhân xảy ra tình trạng học sinh vi phạm pháp luật là do nhận thức của một số em còn hạn chế, không biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, phụ huynh mải kiếm tiền, không dành nhiều thời gian quan tâm, quản lý, giáo dục con. Có không ít cha mẹ bỏ bê con cái (đi lao động ở nước ngoài) dẫn đến con trẻ thiếu sự chăm lo, quản lý, giáo dục trong một thời gian dài, bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, tác động của mạng xã hội là nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến sự vi phạm của học sinh.
Công tác tuyên truyền pháp luật chủ yếu thông qua các buổi tập trung, chưa khai thác phương pháp tuyên truyền cá biệt, trực tiếp giáo dục, răn đe học sinh hư. Công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa lực lượng công an với các cơ sở giáo dục còn thụ động, chạy theo vụ việc, chưa thường xuyên ở cả hai chiều. Đơn cử như khi phát sinh vụ việc học sinh vi phạm thì hai bên mới trao đổi thông tin về hành vi vi phạm chứ chưa quan tâm tìm hiểu sâu nguyên nhân vì sao vi phạm.
Để ngăn ngừa tình trạng trên, 100% các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng ngừa tội phạm, bạo lực học đường và phòng, chống vi phạm pháp luật đối với học sinh. Lãnh đạo các nhà trường chủ động phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền theo các chủ đề. Các trường học cũng chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường.
Là lực lượng nòng cốt trong bảo đảm ANTT, công an các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp. Trọng tâm là nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến, phát huy hiệu quả các mô hình tự quản trường học, mô hình liên kết giữa công an xã với các cơ sở giáo dục, nhất là bậc THPT, THCS.
Thượng tá Phùng Thế Sơn, Phó trưởng Công an huyện Tân Yên, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện cho biết: Công an huyện đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực, đối tượng, việc ứng dụng các trang thông tin điện tử, mạng xã hội. Phối hợp với các nhà trường giáo dục, hướng dẫn học sinh kỹ năng xử lý các tình huống trong trường học; tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm về bạo lực học đường, không quay clip các vụ việc xô xát phát tán trên mạng xã hội.
Một giải pháp quan trọng khác là siết chặt kỷ cương, nền nếp, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, kiên quyết xử lý những học sinh vi phạm bạo lực học đường để làm gương, răn đe. Kịp thời nắm bắt tâm lý, điều kiện hoàn cảnh gia đình, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt để có các cách quản lý, giáo dục hiệu quả. Thực hiện Quy chế phối hợp giữa công an các huyện, TP, thị xã với phòng giáo dục và đào tạo, giữa các trường học với công an các xã, thị trấn. Chủ động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh, đặc biệt là các quy định dễ phát sinh vi phạm.
Phối hợp quản lý, hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại, mạng xã hội, tiếp cận thông tin trên không gian mạng một cách an toàn, lành mạnh. Tích cực nắm tình hình trên không gian mạng, kịp thời xử lý các thông tin xấu, độc, dễ tác động đến học sinh. Quản lý tốt các hội, nhóm có liên quan đến học sinh, thanh thiếu niên, phát hiện các dấu hiệu phức tạp, đặc biệt là liên quan đến mua bán, chế tạo pháo tự chế. Lập danh sách những học sinh cá biệt để phối hợp giáo dục tại nhà trường và nơi cư trú. Mới đây đồng loạt công an các huyện, TP, thị xã ra mắt mô hình “Nhóm Zalo công tác bảo đảm ANTT trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”.
Tuấn Minh
Người dân cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông: Hỗ trợ xử lý nghiêm, kiềm chế tai nạn
BẮC GIANG – Hưởng ứng phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, thời gian qua, cơ quan công an các cấp đã tiếp nhận nhiều thông tin xác thực. Qua đó, kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm, góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật cho người dân, kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT).
Xử phạt nữ công nhân vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung
BẮC GIANG – Ngày 19/1, Tổ công tác Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Bắc Giang làm nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm chuyên đề nồng độ cồn tại Km 104+800 QL1A, địa phận thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đã dừng xe mô tô biển số 12H1-346.XX để kiểm tra.
Phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa
BẮC GIANG – Thời gian qua, cấp ủy, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp trong Đảng bộ tỉnh chú trọng công tác giám sát chuyên đề. Qua đó, kịp thời phát huy kết quả, ưu điểm, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm từ sớm, từ xa.
Xử lý nghiêm thanh, thiếu niên “ngổ ngáo”, vi phạm giao thông
BẮC GIANG – Điều khiển mô tô tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, bốc đầu, nẹt pô…trên đường phố không chỉ đe dọa đến tính mạng người lái mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, khiến dư luận bức xúc. Công an TP Bắc Giang đã mạnh tay xử lý các đối tượng này.
tin tức bắc giang, bắc giang, Ngăn ngừa, vi phạm pháp luật, học sinh, học sinh vi phạm pháp luật, hành vi cố ý gây thương tích,môi trường học đường, ảnh hưởng, tình hình an ninh trật tự