BẮC GIANG – Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) trong giới trẻ đang gia tăng rất nhanh. Trong năm 2019, kết quả điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ sử dụng TLĐT tăng lên 2,6%, so với tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử năm 2015 là 0,2%.
TLĐT đang xâm nhập vào các trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên, đồng thời gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội.
Theo khảo sát của WHO, tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử có xu hướng tăng lên. |
Nguyên nhân khiến giới trẻ tìm đến TLĐT bởi nó có hương vị hấp dẫn. Thiết kế sản phẩm ấn tượng tạo trào lưu và phong cách hướng đến giới trẻ. Các nhà sản xuất và kinh doanh TLĐT sử dụng mạng xã hội (MXH) để quảng cáo và tài trợ cho người nổi tiếng và có ảnh hưởng trên MXH. Cùng đó là tài trợ cho các chương trình lễ hội, sự kiện thể thao, âm nhạc để ngầm quảng cáo. Ở Việt Nam, TLĐT vẫn chưa được phép lưu hành.
Việc quảng cáo qua MXH và mua bán TLĐT là trái phép. Các nhà sản xuất, kinh doanh TLĐT có nhiều cách “lôi kéo” người sử dụng khá hấp dẫn như giảm giá sản phẩm, quà tặng, bán hàng trên các nền tảng mua bán trực tuyến để tăng khả năng tiếp cận và tiếp thị gián tiếp các sản phẩm thuốc lá trong các tác phẩm điện ảnh, chương trình truyền hình.
Việc tiếp cận thông tin hay sử dụng các dịch vụ trên MXH của giới trẻ rất phổ biến, vì vậy TLĐT dần được mọi người biết đến, sử dụng phổ biến hơn và ngày càng trẻ hóa đối tượng sử dụng. Thậm chí TLĐT đang có xu hướng xâm nhập vào các trường học nhắm đến đối tượng học sinh, sinh viên – một vấn đề thật sự đáng lo ngại đối với sức khỏe học đường hiện nay.
WHO khuyến cáo các quốc gia tốt nhất là cấm lưu hành TLĐT, thuốc lá kiểu mới. Còn nếu cho phép, cần quản lý chặt chẽ để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với giới trẻ. Được biết đến với khả năng gây nghiện, gia tăng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gia tăng các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành, TLĐT còn được khuyến cáo làm gia tăng các bệnh ung thư về phổi, vòm họng, thanh quản…
Điều đáng lo ngại hiện nay là việc quảng cáo và mua bán TLĐT không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Những quảng cáo về TLĐT thường là lời tiếp thị “có cánh”, quyến rũ người chưa hút tò mò và tìm đến “thử”. Những câu quảng cáo kiểu “Thuốc lá điện tử sẽ trở thành văn hóa hút thuốc lành mạnh trong tương lai” và với hình ảnh giới thiệu người hút TLĐT có thể hút ở cả nơi cấm do khi hút không phả khói đánh vào tâm lý giới trẻ chưa từng hút thuốc lá, kích thích sự tò mò và tiếp cận TLDĐT.
Thanh Tùng
Việt Yên: Thu giữ số lượng lớn thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ
(BGĐT) – Ngày 24/5, Công an huyện Việt Yên phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2- Cục Quản lý thị trường Bắc Giang kiểm tra hành chính đối với Đ.T.N (SN 1995), trú tại thôn Hương Canh, xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội; hiện đang tạm trú tại tổ dân phố My Điền 1, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên có biểu hiện bán thuốc lá điện tử.
Tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử
(BGĐT) – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn về việc tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá.
tin tức bắc giang, bắc giang, Ngăn ngừa, thuốc lá điện tử, xâm nhập học đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim mạch,đối tượng học sinh, sinh viên, Tổ chức Y tế Thế giới