Powered by Techcity

Năm 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 3,8%


Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, thiên tai (đặc biệt là cơn bão số 3- Yagi). Tuy nhiên, với sự nỗ lực, phấn đấu, nhiều chỉ tiêu của ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch.

Năm 2024, cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển đổi, nhiều loại cây trồng chủ lực phát triển theo hướng sản xuất với quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến như: VietGAP, GlobalGAP…. 

Năm 2024, giá trị sản xuất đạt 39.334 tỷ đồng

Năm 2024, ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, thiên tai (đặc biệt là cơn bão số 3 Yagi), sản lượng các sản phẩm nông nghiệp giảm, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản không đạt mục tiêu đề ra. Song, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành; sự nỗ lực, phấn đấu của ngành Nông nghiệp, các doanh nghiệp và bà con nông dân trong tỉnh, ngành Nông nghiệp đã khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển cây trồng, vật nuôi, bù vào các loại cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng do thời tiết, thiên tai. Giá trị sản xuất toàn ngành năm 2024 đạt 39.334 tỷ đồng, bằng 94% kế hoạch so với năm 2023. Giá trị sản xuất nông nghiệp/01 ha đất sản xuất đạt 138 triệu đồng/ha, đạt 100% kế hoạch.

Năm 2024, cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển đổi, nhiều loại cây trồng chủ lực phát triển theo hướng sản xuất với quy mô lớn, có sự hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến như: VietGAP, GlobalGAP… được duy trì. Diện tích lúa chất lượng mở rộng, đạt 47,6 nghìn ha, tăng 2,1 nghìn ha; diện tích rau an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 57,9%, tăng 1,9%; diện tích sản xuất thâm canh cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 60,4%, tăng 7,4% so với năm 2023. Các cây trồng có giá trị kinh tế cao phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành một số vùng sản xuất rau, quả hàng hóa tập trung, liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển chăn nuôi là động lực chính cho tăng trưởng của toàn ngành Nông nghiệp.

Lĩnh vực chăn nuôi, hết năm 2024, đàn lợn, đàn gia cầm và đàn trâu của tỉnh tăng, trong đó, đàn trâu 28,5 nghìn con, tăng 4,0%; đàn lợn 890 nghìn con tăng 4,4%, đàn gia cầm 20,6 triệu con, tăng 7%,… Giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá hiện hành) tăng 5,3%, đóng góp 50,4% giá trị sản xuất toàn ngành, là động lực chính cho tăng trưởng của toàn ngành Nông nghiệp.

Với lĩnh vực sản xuất thủy sản, ngành Nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo đảm bảo nguồn giống phục vụ sản xuất, hướng dẫn người dân khôi phục nuôi trồng thủy sản, duy trì ổn định đàn cá sau bão số 3. Năm 2024, toàn tỉnh sản xuất được 332 triệu con cá giống, tăng 10,6% so với kế hoạch; diện tích nuôi chuyên canh đạt 6.120 ha, đạt 100% kế hoạch, tăng 1,0% so với năm 2023; diện tích nuôi thâm canh đạt 1.950 ha, đạt 102,6% kế hoạch, tăng 5,4% so với năm 2023; có trên 100 ha diện tích thủy sản được áp dụng công nghệ tự động hóa. Giá cá thương phẩm luôn ổn định, đảm bảo thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản.

Lĩnh vực lâm nghiệp đạt nhiều kết quả, giá trị sản xuất (tính theo giá hiện hành) đạt 2.340 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm 2023. Công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được quan tâm, giám sát chặt chẽ nguồn gốc giống khi đưa vào gieo ươm. Các cơ sở sản xuất được gần 44,4 triệu cây giống, đảm bảo đủ nguồn giống phục vụ trồng rừng, trồng cây phân tán; tỷ lệ cây giống được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô chiếm 70,5%. Toàn tỉnh đã trồng được 11 nghìn ha rừng tập trung, đạt 137,5% kế hoạch, trên 7,2 triệu cây phân tán, đạt 112,8% kế hoạch; sản lượng gỗ khai thác 1,4 triệu m³, đạt 140% kế hoạch.

Về công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, năm 2024, các địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, khai thác và đảm bảo an toàn 1.300 công trình thủy lợi. Kịp thời tham mưu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chuẩn bị từ sớm, từ xa, bám sát chỉ đạo của Trung ương, trong công tác phòng, chống bão số 3 và hoàn lưu sau bão; chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, các tầng lớp Nhân dân, doanh nghiệp, qua đó đã giảm thiệt hại đáng kể ảnh hưởng của bão, lũ.

Cùng với đó, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), hết năm 2024, toàn tỉnh có thêm 24 xã đạt chuẩn NTM, nâng cao, kiểu mẫu (trong đó có 05 xã NTM, 12 xã NTM nâng cao, 7 xã NTM kiểu mẫu), vượt 14,3% kế hoạch; có thêm 79 thôn NTM kiểu mẫu, vượt 12,5% kế hoạch; số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 18,0 tiêu chí/xã, tăng 0,2 tiêu chí so với năm 2023. Hết năm 2024, toàn tỉnh có 385 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, tăng 95 sản phẩm so với năm 2023, vượt 10 sản phẩm so với kế hoạch.

Năm 2025, tiếp tục ưu tiên nguồn lực thực hiện thôn NTM ở các xã đặc biệt khó khăn.

Phấn đấu năm 2025 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 3,8%

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối tăng tốc, bứt phá về đích thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2026-2030.

Trên cơ sở đó, ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang hướng tới mục tiêu phấn đấu năm 2025 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,8%. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 595.520 tấn. Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 140 triệu đồng/ha; tổng sản lượng thủy sản đạt 58 nghìn tấn. Phấn đấu trồng 10 nghìn ha rừng tập trung; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 1,0 triệu m³; tỷ lệ che phủ rừng 37,5%. Toàn tỉnh có thêm 02 xã đạt chuẩn NTM, 06 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và huyện Tân Yên đạt chuẩn NTM nâng cao.

Để đạt được mục tiêu trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh tiếp tục đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các chính sách về đất đai, hợp tác xã, giống, liên kết sản xuất, hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản, chương trình mỗi xã một sản phẩm…

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đa giá trị, giảm phát thải, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi số; tăng cường thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất, chế biến nông sản. Duy trì ổn định lĩnh vực trồng trọt, tập trung đẩy mạnh dư địa phát triển lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, trong đó lĩnh vực chăn nuôi là động lực tăng trưởng chính.

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có thị trường và thu nhập cao hơn. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực. Mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng, rau an toàn, sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói quả tươi để phục vụ xuất khẩu. Đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn; ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và dự báo, phòng trừ sâu bệnh. Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón.

Cùng đó, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống thiên tai. Thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai. Hoàn thiện hệ thống đê bao, đê bối và xây dựng kịch bản phòng, chống, điều tiết lũ, phân lũ cho hệ thống đê bao, đê bối trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các địa phương tập trung xử lý các điểm sạt lở núi đảm bảo an toàn cho người dân.

Tiếp tục xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững gắn với quá trình đô thị hóa và quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính; ưu tiên nguồn lực thực hiện thôn NTM ở các xã đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu tại các xã đã đạt chuẩn. Tập trung hoàn thành giải ngân nguồn vốn giao đúng thời gian. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn theo hướng xanh, sạch, đẹp./.

Nguyễn Miền





Nguồn: https://bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/St1DaeZNsp94/content/nam-2025-nganh-nong-nghiep-tinh-at-muc-tieu-tang-truong-at-3-8-

Cùng chủ đề

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Xã nghìn tỷ ở Bắc Giang, dân xã này trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì mà ra hơn 1.000 tỷ/năm

Về lại xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) nhiều người sẽ không nhận ra vùng đất cuối huyện vốn có nhiều khó khăn nay đổi thay rõ nét.  Các tuyến đường từ quốc lộ 1, đường tỉnh 292 được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng giúp cho Nghĩa Hòa kết nối dễ dàng với các khu vực xung quanh, mở rộng không gian phát triển, hàng hóa lưu thông thuận lợi.  Các cơ sở...

Sâm núi Dành ở Bắc Giang trồng kiểu gì mà bán lá, bán củ, bán dây, bán hoa đều ra tiền to?

… Đến những người tâm huyết gìn giữ cây dược liệu quý Để sâm nam núi Dành được biết đến như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến những con người tâm huyết gắn bó với cây dược liệu quý của vùng đất Tây Yên. Một trong số đó là các thành viên của Hợp tác xã Sâm núi Dành Đức Hạnh. Họ là những người đã dày công nghiên cứu, trồng và phát triển sản phẩm từ sâm...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất hiện. Cụ thể, thời tiết biến đổi bất thường làm mất mùa vải thiều; sản xuất nông nghiệp bị tác động trực tiếp bão số 3, hoạt động xây dựng suy giảm nghiêm trọng khi giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhu cầu xây dựng nhà...

Giá heo hơi hôm nay 9/1/2025: Miền Bắc tăng nhẹ

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (9/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Yên Bái, Ninh Bình cùng tăng 1.000 đồng, lần lượt đạt 69.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 9/1/2025: Miền Bắc tăng nhẹ (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,...

Cùng tác giả

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Xã nghìn tỷ ở Bắc Giang, dân xã này trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì mà ra hơn 1.000 tỷ/năm

Về lại xã Nghĩa Hòa, huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) nhiều người sẽ không nhận ra vùng đất cuối huyện vốn có nhiều khó khăn nay đổi thay rõ nét.  Các tuyến đường từ quốc lộ 1, đường tỉnh 292 được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng giúp cho Nghĩa Hòa kết nối dễ dàng với các khu vực xung quanh, mở rộng không gian phát triển, hàng hóa lưu thông thuận lợi.  Các cơ sở...

Sâm núi Dành ở Bắc Giang trồng kiểu gì mà bán lá, bán củ, bán dây, bán hoa đều ra tiền to?

… Đến những người tâm huyết gìn giữ cây dược liệu quý Để sâm nam núi Dành được biết đến như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến những con người tâm huyết gắn bó với cây dược liệu quý của vùng đất Tây Yên. Một trong số đó là các thành viên của Hợp tác xã Sâm núi Dành Đức Hạnh. Họ là những người đã dày công nghiên cứu, trồng và phát triển sản phẩm từ sâm...

Top địa phương tăng trưởng mạnh nhất nước: Nhiều nơi lập kỷ lục

Bắc Giang: 13,85% Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, năm 2024, ngoài động lực tăng trưởng chính là công nghiệp chế biến chế tạo thì các yếu tố bất lợi đồng loạt xuất hiện. Cụ thể, thời tiết biến đổi bất thường làm mất mùa vải thiều; sản xuất nông nghiệp bị tác động trực tiếp bão số 3, hoạt động xây dựng suy giảm nghiêm trọng khi giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhu cầu xây dựng nhà...

Giá heo hơi hôm nay 9/1/2025: Miền Bắc tăng nhẹ

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (9/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Yên Bái, Ninh Bình cùng tăng 1.000 đồng, lần lượt đạt 69.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 9/1/2025: Miền Bắc tăng nhẹ (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025

Chiều 07/01, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn. Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn đạt được kết quả tích cực. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2024 đạt hơn 121,8 nghìn tỷ đồng,...

Bắc Giang luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển

Chiều 03/01/2025, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức gặp mặt lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp (DN) và một số DN trên địa bàn tỉnh nhân dịp năm mới 2025. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Bộ Xây dựng thẩm định Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045

Ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000. Tham dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, hội, hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng là thành viên Hội đồng; lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang. Thứ trưởng Nguyễn Tường...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang gặp mặt, động viên khối tài chính, ngân hàng

Chiều 31/12, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, động viên các cơ quan trong khối tài chính, ngân hàng thực hiện quyết toán cuối năm 2024. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh...

Ngành Tài chính triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 31/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu UBND tỉnh, Phó Chủ tịch...

Bắc Giang tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 31/01, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh. Các Phó Chủ tịch...

Ngành Giao thông vận tải triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 30/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Giao thông vận tải (GTVT). Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Nguyễn Thanh Tùng chủ...

Năm 2025, ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tăng tốc, bứt phá phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 3,5 – 4%

Chiều 27/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và PTNT. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chủ trì hội nghị; cùng dự...

Chủ động ứng phó với không khí lạnh tăng cường và rét

Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang vừa có Công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với không khí lạnh tăng cường và rét. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, khoảng đêm ngày 26/12, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Bắc Giang. Đêm ngày 27/12, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường mạnh hơn, gió Đông Bắc...

Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Tiếp nối thành tựu của năm trước, năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tăng cường đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, xác định ưu tiên vào các khu vực, đối tác lớn. Đặc biệt chú trọng giải quyết những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, do đó năm 2024, các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang đã có thêm nhiều dự án mới đầu tư. Tích cực cải thiện môi trường...

Tin nổi bật

Tin mới nhất