Bà Lê Thị Vụ (bên phải) thôn Tân Sơn đóng gói dưa chuột. |
Đồng chí Chu Văn Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền xã tập trung đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện tự nhiên. Cùng đó phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội giúp hội viên, đoàn viên thoát nghèo bền vững”.
Dù đã ngoài 60 tuổi song vợ chồng ông Bùi Văn Đôn và bà Lê Thị Vụ (cùng SN 1960) ở thôn Tân Sơn vẫn hăng say lao động sản xuất để phát triển kinh tế gia đình và tạo việc làm cho những phụ nữ cao tuổi ở địa phương. Cách đây 10 năm, nhận thấy nguồn nông sản dồi dào song tiêu thụ còn nhiều khó khăn nên bà Vụ bàn với chồng mở điểm thu mua tập trung.
Mùa nào thức đấy, lúc dưa chuột, khi lại cà chua, các loại rau, củ, quả đều được tập kết tại nhà bà Vụ sau đó đưa đi giao ở TP Hải Phòng, Lạng Sơn. Hiện gia đình bà thuê thêm 2 người làm việc thời vụ, trả mức 200 nghìn đồng/ngày công. Bà Vụ cho biết: “Việc mở đầu mối thu mua giúp đầu ra các loại nông sản của bà con trong vùng thuận lợi hơn. Cũng nhờ vậy, kinh tế gia đình tôi ngày càng khởi sắc”.
Mô hình trồng đào mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Bảo Sơn. |
Ngoài vùng trồng dứa 170 ha, mấy năm gần đây, xã Bảo Sơn mở rộng diện tích trồng các loại cây khác cho giá trị cao. Hiện nay, toàn xã có khoảng 180 ha trồng cây đào, ổi tại các thôn: Đồng Cống, Yên Thiện, Tân Sơn, Đóa. Như hộ anh Nguyễn Văn Thiện, thôn Đồng Cống có 1 ha trồng đào. Chăm chỉ, cần mẫn, khéo tay, anh mày mò kỹ thuật chăm sóc đào thế, tạo dáng đào huyền, đáp ứng thị hiếu khách hàng dịp Tết cổ truyền hằng năm. Nhờ mô hình này mà kinh tế gia đình cải thiện rõ rệt.
Từ một xã miền núi nghèo, nhịp sống ở Bảo Sơn giờ đây sôi động hơn, đường bê tông đã nối liền tất cả các thôn. Bà con đi lại thuận tiện, vật nuôi, rau quả bán được giá hơn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 ở Bảo Sơn đạt 43 triệu đồng/người; hộ nghèo còn 4,85%. Theo lãnh đạo UBND xã Bảo Sơn, xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất; mở rộng diện tích cây trồng có giá trị. Xây dựng các hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của địa phương. Nâng cao thương hiệu, chất lượng các sản phẩm OCOP như dứa, rượu Bảo Sơn trên thị trường. Lồng ghép các nguồn lực, thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo, phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 2-3%.
Bài, ảnh: Vân Nguyên
Tự lực vươn lên, giảm nghèo bền vững
BẮC GIANG – Bằng nhiều hình thức hỗ trợ, các cấp ngành, chính quyền và tổ chức chính trị – xã hội trong tỉnh đã tạo động lực cho hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
Nhiều cách làm giúp phụ nữ giảm nghèo
(BGĐT) – Để giúp hội viên phát triển kinh tế, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh Bắc Giang đã sáng tạo những mô hình hay; hỗ trợ, vận động phụ nữ, nhất là vùng dân tộc thiểu số đoàn kết, tích cực lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Bắc Giang: Đầu tư trọng tâm, trọng điểm để giảm nghèo bền vững
(BGĐT) – Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 tiếp tục được triển khai với các tiêu chí đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh mới. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi sự thay đổi về phương thức đầu tư, lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách và phát huy nội lực trong cộng đồng.