Bắc Giang – Truy cập vào trang mạng xã hội facebook để nhờ tư vấn giải quyết các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội (BHXH), chị Lò Thị T (SN 1999) quê tỉnh Hà Giang, đang làm việc ở huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã bị lừa.
Sau khi làm gần 3 năm ở một doanh nghiệp tại huyện Việt Yên, chị T xin nghỉ việc. Qua mạng xã hội, chị nhờ người tư vấn giải quyết chế độ BHXH một lần. Tìm kiếm thấy có trang facebook “Hỗ trợ tư vấn BHXH” có logo của cơ quan BHXH Việt Nam nên chị nhắn tin nhờ.
Tin nhắn của đối tượng lừa đảo giả mạo là nhân viên của cơ quan BHXH. |
Nhằm tạo sự tin tưởng, đối tượng cung cấp facebook cá nhân, số điện thoại để chị T tiện liên hệ. Để thực hiện thủ tục, nhân viên này yêu cầu chị T cung cấp mã số BHXH và mã thẻ căn cước công dân.
Sau khi nhận được thông tin, đối tượng gửi cho chị hình ảnh (giả mạo) thể hiện thông tin cá nhân, mức hưởng các chế độ (mức hưởng cao hơn thực tế), tình trạng hồ sơ chưa được giải quyết. Sau đó yêu cầu chị nếu muốn được giải quyết thì cần trả phí là 900 nghìn đồng/hồ sơ.
Khi chị T tỏ ra nghi ngờ thì những đối tượng này dùng hình ảnh fanpage BHXH có dấu tích xanh; giới thiệu chị vào các nhóm kín ứng dụng telegram để trao đổi thông tin tạo lòng tin. Trong nhóm này, đồng bọn của đối tượng liên tục gửi tin nhắn có hình ảnh thể hiện hồ sơ được giải quyết thành công. Lúc chị T gật đầu, đối tượng gửi hình ảnh giả mạo con dấu và chữ ký của lãnh đạo BHXH chứng minh việc hồ sơ đã được nhận; giục chị chuyển tiền đóng phí.
Có tiền, các đối tượng lập tức thông báo tin nhắn của chị bị sai cú pháp, yêu cầu chị nộp thêm, soạn lại cú pháp. Sau 3 lần (tổng số tiền 2,7 triệu đồng), chị T mới hỏi một vài người bạn rồi liên hệ qua facebook, số điện thoại thì đối tượng lập tức khóa các trang cá nhân, chặn số cuộc gọi. Lúc này chị T mới vỡ lẽ mình đã bị lừa.
Với trường hợp như của chị T, cơ quan BHXH Việt Nam khuyến cáo công nhân, người lao động cần nêu cao tinh thần cảnh giác khi tương tác trên mạng xã hội tránh bị đối tượng xấu lừa đảo. Đồng thời khẳng định, BHXH Việt Nam không có hình thức làm dịch vụ các thủ tục hành chính của bất kỳ lĩnh vực nào cũng như yêu cầu người dân chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân, người lao động cần lưu ý về nội dung này.
Khi thực hiện các thủ tục hành chính của ngành BHXH Việt Nam nếu gặp vướng mắc đề nghị liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH địa phương. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an để được hỗ trợ giải quyết.
PV
Bắc Giang: Ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo 40 triệu đồng
(BGĐT) – Một phụ nữ ở xã Chu Điện, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đến làm thủ tục chuyển 40 triệu đồng cho đối tượng tự xưng là “cán bộ công tác tại Bộ Công an”. Phát hiện ra sự bất thường, cán bộ Phòng giao dịch Sàn thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Chi nhánh huyện Lục Nam đã nhanh chóng báo tin cho Công an thị trấn Phương Sơn phối hợp cùng ngăn chặn.
Bắc Giang: Nhân viên bưu điện lĩnh án tù vì lừa đảo
(BGĐT) – Ngày 26/7, TAND tỉnh Bắc Giang xét xử bị cáo Nguyễn Thị Sa (SN 1975), trú tại Tổ dân phố Minh Phượng, trấn Nham Biền (Yên Dũng) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Môi giới đất ảo, lừa đảo thật
(BGĐT) – Thu thập thông tin các thửa đất rồi đăng bán trên mạng xã hội, tự giới thiệu các thửa đất này là của mình để mọi người tin tưởng giao tiền đặt cọc. Bằng thủ đoạn này, đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt của 4 người với tổng số tiền 500 triệu đồng.
Mạng ảo, lừa đảo thật
(BGĐT)- Tội phạm lừa đảo trên không gian mạng không mới nhưng thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Trong tổng số hơn 760 vụ án hình sự mà Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố từ đầu năm đến nay có nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng với số tiền thiệt hại lớn.
Tin tức Bắc Giang, lừa đảo dịch vụ bảo hiểm xã hội, mạng xã hội facebook, huyện Việt Yên