Powered by Techcity

Luật Tài nguyên nước 2023: Bổ sung nhiều quy định về bảo đảm an ninh nguồn nước

BẮC GIANG – Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ  6, ngày 27/11/ 2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật gồm 10 chương, 86 điều, trong đó có nhiều quy định quan trọng, đặc biệt là về bảo đảm an ninh nguồn nước.  

Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước 2012 đã góp phần làm thay đổi nhận thức, ý thức trong cộng đồng xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, do một số quy định của Luật còn chồng chéo, chưa đồng bộ với các quy định pháp luật liên quan; thiếu các quy định về bảo vệ an ninh nguồn nước, điều hòa, phân phối, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước… dẫn tới việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực này ở một số nơi còn chưa nghiêm. Trong khi đó, các chế tài xử lý, ngăn chặn vi phạm về tài nguyên nước chưa theo kịp với thực tế.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, bắc giang, Luật Tài nguyên nước,  xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước, Bổ sung, quy định, bảo đảm an ninh, nguồn nước

Nước sông Cầu ô nhiễm do chất thải. Ảnh chụp tại đoạn qua xã Vân Hà, thị xã Việt Yên.

Khắc phục những bất cập trên, Luật Tài nguyên nước 2023 đã bám sát mục đích, yêu cầu và thể chế hóa 4 nhóm chính sách lớn đã được Quốc hội thông qua gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra. Trong đó, Luật có những điểm mới cơ bản sau:

Bổ sung các quy định về bảo đảm an ninh nguồn nước: Chính sách bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia (hướng tới nhóm các quốc gia và khu vực) được thể hiện xuyên suốt trong các chương, điều của Luật. Cụ thể là bảo đảm về số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng, môi trường và giảm thiểu tác hại, rủi ro từ các thảm họa xảy ra liên quan đến nước.

Luật quy định một số chính sách ưu đãi cụ thể đối với các dự án đầu tư khai thác nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện KT -XH khó khăn, đặc biệt khó khăn, nơi khan hiếm nước ngọt. Đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác được tiếp cận nước sinh hoạt. Theo đó, một trong những điểm mới cốt lõi trong việc quản lý, sử dụng, bảo vệ các nguồn nước hiệu quả, bảo đảm an ninh nguồn nước là các quy định về điều hòa, phân phối tài nguyên nước. 

Điều 35, Điều 36 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định, việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho các mục đích khai thác, sử dụng phải căn cứ vào quy hoạch, hiện trạng, nhu cầu và hạn ngạch khai thác tài nguyên nước có tính đến tác động của biến đổi khí hậu, kết quả hạch toán và phải thực hiện theo các nguyên tắc, bảo đảm an ninh nguồn nước, công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng; ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cấp cho sinh hoạt… 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, bắc giang, Luật Tài nguyên nước,  xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước, Bổ sung, quy định, bảo đảm an ninh, nguồn nước

Cán bộ Trung tâm Quan trắc TN&MT (Sở TN&MT) lấy mẫu nước để giám định.

Tiếp đó là các quy định bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng khai thác nước dưới đất; quy định về ưu tiên đầu tư phát triển, tích trữ nước như: Xây mới, cải tạo, phục hồi các hồ, ao có chức năng cấp nước, điều hòa, phòng chống ngập lụt; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình điều tiết, trữ nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước. Đồng thời làm rõ nguyên tắc tách bạch giữa quản lý nguồn nước và quản lý vận hành công trình.

Luật cũng bổ sung thêm nhóm quy định về bảo vệ tài nguyên nước. Luật đưa ra nguyên tắc bảo vệ lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ số lượng, chất lượng nước; bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng gắn liền với bảo vệ phát triển nguồn sinh thủy, chức năng nguồn nước. Luật quy định rõ chức năng nguồn nước; bổ sung quy định về bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt; các quy định về phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm. 

Quy định cụ thể về phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ; lập, công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp để giảm thiểu tình trạng ngập úng đô thị, tăng khả năng tích trữ nước. Trong đó, quy định phục hồi, làm sống lại các “dòng sông chết” là một trong những nội dung cốt lõi của Luật Tài nguyên nước 2023. 

Cụ thể là các quy định về xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm. Ưu tiên phục hồi các dòng sông, đoạn sông cạn kiệt, không có dòng chảy, ô nhiễm nghiêm trọng và bố trí nguồn lực thực hiện; quy định cụ thể một số giải pháp chính để thực hiện các hoạt động phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.

Mục đích nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái và các giá trị của nguồn nước đã mất đi do quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa nhanh; các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp gia tăng kéo theo các hoạt động xả nước thải, nhất là nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn xả vào nguồn nước…

Bổ sung các quy định về khai thác, sử dụng nước như: Các quy định chung về khai thác, sử dụng nước; đăng ký, cấp phép tài nguyên nước; phân công rõ trách nhiệm cho các bộ, địa phương trong khai thác nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, thủy điện.

Quy định sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, bảo vệ nguồn nước trong các hoạt động khai thác, sử dụng. Đặc biệt, bổ sung quy định cụ thể về việc tuần hoàn, tái sử dụng nước tại các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước tùy theo điều kiện phát triển KT-XH tại địa phương. Luật cũng quy định các nội dung liên quan đến công tác quan trắc, giám sát tài nguyên nước và trách nhiệm giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, kết nối dữ liệu giám sát của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước theo hướng tự động, liên tục hoặc định kỳ.

Ngoài ra, bổ sung quy định về đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước: Quy định nguồn lực cho bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, trong đó có 6 nguồn vốn xã hội hóa. Quy định các hoạt động đầu tư phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước ưu tiên thực hiện theo hình thức xã hội hóa và chính sách ưu tiên. Luật khuyến khích các hoạt động phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; xây dựng các công trình phát triển, tích trữ nước, điều tiết nguồn nước theo hình thức xã hội hóa.

Tuấn Dương (t/h)

 

Bổ sung, chỉnh lý nhiều quy định về bảo đảm an ninh và phục hồi nguồn nước

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung nội dung bảo đảm an ninh nguồn nước vào nguyên tắc quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đồng thời làm nổi bật những nguyên tắc chung, ưu tiên trong quản lý tài nguyên nước.

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, bắc giang, Luật Tài nguyên nước, xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước, Bổ sung, quy định, bảo đảm an ninh, nguồn nước

Nguồn

Cùng chủ đề

CSGT tổ chức mật phục, bắt giữ 12 tàu ‘cát tặc’ trên sông

Chiều 31/12, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa phát hiện vụ việc khai thác cát trái phép trên tuyến sông Lục Nam (thuộc địa phận huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Trong đó, lực lượng chức năng đã bắt giữ 12 phương tiện gồm: tàu cuốc, tàu hút tự hành, tàu chở… để khai thác cát trái phép. Cụ thể, hồi 7h40 cùng ngày, tổ công tác của Thủy đoàn I (Cục CSGT) chủ...

BIC ra mắt Chi nhánh BIC Bắc Sơn

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Bắc Sơn, thành phố Bắc Giang. Đây là đơn vị thành viên thứ 37 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/12/2024. Ban lãnh đạo BIDV tặng hoa chúc mừng BIC Bắc Sơn Tham dự Lễ khai trương có: Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang – Lê Thị Hoàng Hà; Chánh Thanh tra – Giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2024

(NADS) – Sáng 09/12/2024, tại Hội VHNT Bắc Giang, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đến dự Đại hội có Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khương, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang; nhà văn Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội VHNT Bắc Giang,...

Bắc Giang tăng trưởng ước 13,85%, dẫn đầu cả nước

Quyền chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn phát biểu kết luận – Ảnh: TRẦN KHIÊM Ngày 6-12, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2025. Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước, sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực chính

Sản xuất công nghiệp tiếp tục khẳng định là động lực chính Sáng 6/12, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 của tỉnh Bắc Giang đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu chủ yếu cao hơn bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tỉnh Bắc Giang cả năm...

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh chúc Tết Đại sứ quán Trung Quốc và Công ty TNHH AEON MALL Việt Nam

(BBG)- Ngày 23/1, đồng chí Nguyễn Việt Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đến thăm, chúc Tết ngài Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc và Công ty TNHH AEON MALL Việt Nam. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và một số sở, ngành, địa phương trong tỉnh. Tại Đại sứ quán...

Chương trình “Xuân yêu thương – Tết sum vầy” năm 2025

Sáng 23/1, Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Bắc Giang (gọi tắt là Cơ sở) tổ chức Chương trình “Xuân yêu thương - Tết sum vầy” năm 2025. Tới dự có đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tại Chương trình, trong không khí đầm ấm, vui tươi, những hoàn cảnh kém may mắn tại Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh được thưởng thức các tiết mục văn nghệ...

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang thống nhất nội dung kỳ họp thứ 24 khóa XIX

Sáng 23/01, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thống nhất nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức kỳ họp thứ 24 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XIX. Đồng chí Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đinh Đức Cảnh -...

Nơi lưu giữ hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn “độc nhất vô nhị”

(Dân trí) – Hơn 3 vạn mộc bản triều Nguyễn quý đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia IV ở Đà Lạt. Toàn bộ mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam. Trung tâm lưu trữ quốc gia IV (Bộ Nội vụ) đóng tại phường 5, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng đang lưu giữ 33.971 tấm mộc bản triều Nguyễn. Mộc bản lưu tại đây...

Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang thăm, chúc Tết Hòa thượng Thích Thanh Quyết

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 22/01, tại Chùa Non nước, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đến thăm, chúc Tết Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học...

Cùng chuyên mục

Triển khai chính sách tín dụng đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng thụ hưởng

Chiều 20/01, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang tổ chức Phiên họp thường kỳ quý IV năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn - Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có các thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND thị xã Chũ, UBND huyện Lục...

Bắc Giang phấn đấu tăng trưởng đạt 13,6% trong năm 2025

Trên cơ sở kết quả phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2025 đạt 13,6%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16%; dịch vụ tăng 7,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%; thuế sản phẩm tăng 10%. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 13,6% Theo kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025, với tốc độ tăng trưởng GRDP...

Bắc Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và triển khai kế hoạch thực hiện KCN Xuân Cẩm – Hương Lâm, huyện...

Chiều 15/01, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng S-Dragon và triển khai kế hoạch thực hiện Khu công nghiệp (KCN) Xuân Cẩm - Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa giai đoạn 1. Tham dự có đồng chí Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, huyện Hiệp Hòa và đại diện Công...

Bắc Giang tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024

Chiều 10/01, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn - Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh (BCĐ 389 tỉnh) chủ trì hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024; triển khai Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Cùng dự hội...

Năm 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 3,8%

Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, thiên tai (đặc biệt là cơn bão số 3- Yagi). Tuy nhiên, với sự nỗ lực, phấn đấu, nhiều chỉ tiêu của ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Năm 2024, giá trị sản xuất đạt 39.334 tỷ đồng Năm 2024, ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều khó khăn,...

Bắc Giang triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2025

Chiều 07/01, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn. Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, hoạt động huy động vốn và tín dụng trên địa bàn đạt được kết quả tích cực. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2024 đạt hơn 121,8 nghìn tỷ đồng,...

Bắc Giang luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển

Chiều 03/01/2025, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức gặp mặt lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp (DN) và một số DN trên địa bàn tỉnh nhân dịp năm mới 2025. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Bộ Xây dựng thẩm định Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045

Ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000. Tham dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, hội, hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng là thành viên Hội đồng; lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang. Thứ trưởng Nguyễn Tường...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang gặp mặt, động viên khối tài chính, ngân hàng

Chiều 31/12, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, động viên các cơ quan trong khối tài chính, ngân hàng thực hiện quyết toán cuối năm 2024. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh...

Ngành Tài chính triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 31/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu UBND tỉnh, Phó Chủ tịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất