Làng quê Kinh Bắc xưa, Bắc Giang nay là vùng đất tụ cư của nhiều dân tộc cùng chung sống. Vùng quê này ở vào một địa thế thuận lợi, nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, được bồi đắp phù sa bởi các con sông lớn như Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, có các vùng núi cao với nhiều lâm sản quý, lại có một vùng trung du rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp. Cư dân sinh sống ở đây bằng nghề nông là chính. Họ đã hình thành nên các làng, bản với kiểu thức kinh tế và kiểu thức văn hoá riêng. Từ cách trồng trọt, chăn nuôi, từ nếp ăn, nếp ở, trang phục, phong tục, tập quán… cho đến cách nghĩ, cách làm và lối sống đã tạo nên truyền thống và đặc trưng văn hoá làng xã Bắc Giang.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống ấy vẫn được giữ gìn và phát huy như làng Vân Xuyên (Hoàng Vân – Hiệp Hoà), vì cả làng theo cách mạng mà còn gọi là làng Đỏ; làng Sặt (Liên Sơn – Tân Yên) là làng kháng chiến; lại có làng thủ công như làng gốm Thổ Hà; làng rưọu Vân Hà (Việt Yên); làng bún Đa Mai (thành phố Bắc Giang); làng mây tre đan Phúc Long, Phúc Tằng (Tăng Tiến – Việt Yên); làng rèn sắt Đức Thắng (Hiệp Hoà); làng quan họ Thổ Hà (Vân Hà – Việt Yên); làng tuồng Tân Dĩnh (Lạng Giang); làng chèo Đồng Quan (Đồng Sơn – Yên Dũng); làng Then (Thái Đào – Lạng Giang)… Lại còn có cả làng võ, làng vật ở Yên Thế, Hiệp Hoà, làng thợ ở Yên Dũng. Và đặc trưng hơn là các bản dân tộc ít người như bản Dao ở Đồng Làng (Sơn Động), bản Sán Chí ở Kiên Lao (Lục Ngạn), bản Cao Lan ở Nghè Mản (Lục Sơn – Lục Nam)… Các dân tộc anh em sinh sống trên những bản làng này đã tạo nên bản sắc văn hoá riêng rất đa dạng và phong phú.
Biểu tượng nghìn đời của làng quê cổ là luỹ tre làng với ngôi chùa, ngôi đình và các đền, miếu, văn chỉ. Đó chính là những thiết chế gắn liền với tín ngưỡng thờ thành hoàng là cơ sở tạo nên truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội, đình đám và nội dung văn hoá của làng. Bắc Giang có nhiều ngôi đình không những mang giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu mà còn trở thành biểu trưng văn hoá của làng xã Việt Nam như đình Lỗ Hạnh (Đồng Lỗ – Hiệp Hoà), xây năm 1576; đình Thổ Hà (Vân Hà – Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Phù Lão (Đào Mỹ – Lạng Giang) xây dựng thế kỷ XVII; đình Hả (Tân Trung – Tân Yên); đình Đông (Bích Động – Việt Yên); đình Dĩnh Thép (xã Tam Hiệp – Yên Thế). Không chỉ có đình mà nhiều ngôi chùa ở bắc Giang cũng đã được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như: chùa Đức La (hay còn gọi là chùa Vĩnh Nghiêm, ở xã Trí Yên – Yên Dũng); chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn – Việt Yên); chùa Kem (xã Nham Sơn – Yên Dũng)… Ngoài những đình, chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá, hầu hết các làng ở Bắc Giang đều có đình là nơi thờ cúng thành hoàng làng.
Hội làng đã trở thành đặc trưng riêng của mỗi làng và được tổ chức ở hầu hết các làng xã. Hội làng tồn tại hàng nghìn năm với các nghi lễ, nội dung, hình thức riêng song mục đích chính của lễ hội đều nhằm giúp cho sự thống nhất, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử, truyền thống chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, phát triển ngành nghề.
Do những biến cố lịch sử từng giai đoạn, sự thay đổi chuyển biến của xã hội từng thời kỳ cùng với thời gian và tác động của thiên nhiên mà làng xã và lễ hội cũng có chung số phận thăng trầm. Thiết chế văn hoá làng bị phá vỡ, nội dung văn hoá làng cũng bị phôi pha, mờ nhạt. Nhiều ngôi đình, ngôi chùa, cây đa, bến nước…vốn là biểu tượng văn hoá của dân tộc cũng mất đi vẻ uy nghiêm, nhiều di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh bị cảnh xâm lấn mà trở thành hoang phế, nhiều lễ hội chỉ còn trong ký ức của người dân.
Từ cuối những năm tám mươi, cùng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ở Hà Bắc (cũ), ngành Văn hoá – Thông tin chủ trương triển khai xây dựng làng văn hoá và quy ước làng. Đầu năm 1990, Bộ Văn hoá – Thông tin mở cuộc hội thảo về làng văn hoá đặt tại Hà Bắc. Sau hội thảo và thực tiễn hơn 10 năm Trung ương phát động xây dựng làng văn hoá trên toàn quốc đã khẳng định sự tồn tại của làng và sức sống của làng văn hoá trong thời đại mới. Những nội dung của văn hoá làng được đặt ra trong tiến trình xây dựng trên tất cả bình diện: văn hoá xã hội, văn hoá tư tưởng, văn hoá nghệ thuật, văn hoá tâm linh. Ở từng bình diện, nhiều biểu tượng và nét đẹp văn hoá đã trở thành biểu trưng mang giá trị truyền thống như: luỹ tre làng, cây đa, bến nước, sân đình, lời ru, tiếng trống chèo, lời ca quan họ, điệu hát then… được phục hồi. Những di tích lịch sử, văn hoá, những danh lam thắng cảnh không những được Nhà nước quan tâm, mà nhân dân còn phấn khởi đầu tư công sức, tiền của giữ gìn tu bổ. Những di tích khảo cổ, văn bia, thần tích, thần phả, những câu chuyện dân gian, truyền thuyết, những phương ngôn, ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ, và biết bao hương ước cũ đã được sưu tầm, khai thác và gìn giữ.
Sáng 21/01, tại Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt, tiếp đoàn đại biểu Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo và Ban Thường trực Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang đến chúc Tết nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.
Dự và tiếp đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an giao Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách Công an tỉnh Bắc Giang từ ngày 20/1 đến khi kiện toàn chức vụ Giám đốc Công an tỉnh.
Đại tá Đỗ Đức Trịnh, SN 1978, quê Việt Yên, Bắc Giang.
Ông tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân năm 2001. Nhận nhiệm vụ tại Công an tỉnh Bắc Giang, ông trải qua các chức danh: Trợ lý, Đội...
Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 – 03/2/2025) và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 18/01/2025, tại Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc giải Cầu lông- Pickeball mừng Đảng, mừng xuân mới 2025. Đây là sự kiện mở đầu cho các hoạt động thể thao của tỉnh trong năm 2025.
BTC tặng cờ lưu niệm...
Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng…
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.
Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 20/1, đồng chí Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tới thăm, chúc Tết chức sắc tôn giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Hàm Long, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân Vận Tỉnh ủy, Công an tỉnh,...
Những năm gần đây, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở Lục Ngạn (Bắc Giang) có nhiều đổi mới. Trong thành quả chung ấy có đóng góp của đội ngũ những người có uy tín.
Con đường bê tông uốn lượn bao quanh những khu vườn xanh mướt đưa chúng tôi vào thôn Đức Thắng, xã Biên Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang). Đây là thôn đặc biệt khó khăn có 226...
Tỉnh Bắc Giang duy trì "phong độ" dẫn đầu tăng trưởng GRDP từ năm 2023, cùng với TP Hải Phòng và một số địa phương khác lọt top 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 6 tháng đầu năm nay.
Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của năm 2022 trong giai đoạn 2020 - 2024. Đáng chú ý...
Bắc Giang - Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, chợ quê Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên) là điểm đến mang những nét ẩm thực đặc sắc của địa phương.
Ai đã từng về Thổ Hà đều sẽ nhớ, ngoài bánh đa nem, làng cổ này còn có nhiều món ăn rất độc đáo, khó tìm ở những địa phương khác. Những món ăn này không tìm thấy ở hàng, quán cầu kỳ mà thường chỉ xuất hiện trong những...
Là một trong những hộ nuôi trồng thủy sản có quy mô nhỏ ở thôn Phúc Thượng, xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, (tỉnh Bắc Giang) anh Thân Văn Hưng cho biết, đầu tháng 5 năm 2023, được Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật thành phố lựa chọn thí điểm mô hình nuôi cá trê vàng với diện tích mặt nước 2.000m2 thả 16 nghìn con cá trê giống...
Cá trê vàng là loại cá da trơn thuộc họ...
Gỏi cá chép Nội Hoàng là một món ăn đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang. Món ăn này được chế biến từ cá chép tươi sống được đánh bắt tại sông Cầu, kết hợp với các loại rau thơm và gia vị đặc trưng tạo nên hương vị độc đáo và khó quên.
Gỏi cá chép Nội Hoàng là một món ăn ngon và bổ dưỡng, thích hợp để thưởng thức trong các dịp lễ Tết, hội hè...
Những năm gần đây, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở Lục Ngạn (Bắc Giang) có nhiều đổi mới. Trong thành quả chung ấy có đóng góp của đội ngũ những người có uy tín.
Con đường bê tông uốn lượn bao quanh những khu vườn xanh mướt đưa chúng tôi vào thôn Đức Thắng, xã Biên Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang). Đây là thôn đặc biệt khó khăn có 226...
Tỉnh Bắc Giang duy trì "phong độ" dẫn đầu tăng trưởng GRDP từ năm 2023, cùng với TP Hải Phòng và một số địa phương khác lọt top 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 6 tháng đầu năm nay.
Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của năm 2022 trong giai đoạn 2020 - 2024. Đáng chú ý...
Bắc Giang - Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, chợ quê Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên) là điểm đến mang những nét ẩm thực đặc sắc của địa phương.
Ai đã từng về Thổ Hà đều sẽ nhớ, ngoài bánh đa nem, làng cổ này còn có nhiều món ăn rất độc đáo, khó tìm ở những địa phương khác. Những món ăn này không tìm thấy ở hàng, quán cầu kỳ mà thường chỉ xuất hiện trong những...
Là một trong những hộ nuôi trồng thủy sản có quy mô nhỏ ở thôn Phúc Thượng, xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, (tỉnh Bắc Giang) anh Thân Văn Hưng cho biết, đầu tháng 5 năm 2023, được Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật thành phố lựa chọn thí điểm mô hình nuôi cá trê vàng với diện tích mặt nước 2.000m2 thả 16 nghìn con cá trê giống...
Cá trê vàng là loại cá da trơn thuộc họ...
TPO - Lễ hội vật cầu nước làng Vân, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đang được tổ chức thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến xem. Nhiều người sẵn sàng "hứng bùn" kín người khi chọn chỗ ngồi cổ vũ sát sân thi đấu.
Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm và chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ nhất (17/10/1963-17/10/2023), sáng 5/10, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổ chức trưng bày hơn 2.000 sách, báo, ảnh tư liệu, hiện vật với chủ đề: “Bác Hồ với Bắc Giang - Bắc Giang với Bác Hồ”.
Buổi trưng bày giới thiệu, hướng công chúng ghi nhớ công lao, sự...
Đô thị mới Ngọc Thiện (Bỉ) huyện Tân Yên có diện tích hơn 1.392 ha, quy mô dân số đến 2030 khoảng 24.700 người.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Ngọc Thiện (Bỉ) huyện Tân Yên đến năm 2040. Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch hơn 1.392 ha. Ranh giới phía Bắc giáp xã Ngọc Châu và Song Châu, phía Nam giáp huyện Việt Yên, phía Đông giáp xã Cao Xá và...
Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.895,5,4...
Thổ Hà là một làng cổ nằm bên bờ bắc dòng sông Cầu thơ mộng. Ngôi làng thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nơi đây được biết đến là một làng quê tiêu biểu độc đáo mang dấu ấn đặc trưng của vùng quê kinh Bắc xưa với hình ảnh cây đa, bến nước sân, đình, những ngôi nhà cổ, những con ngõ nhỏ rêu phong cổ kính đã tạo nên một quần thể kiến...