BẮC GIANG – Thời điểm giáp Tết những năm trước, làng nghề mộc Bãi Ổi, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) nhộn nhịp khách mua hàng. Tuy nhiên năm nay, dù Tết Nguyên đán đã cận kề nhưng làng nghề vẫn vắng khách. Nhiều sản phẩm gỗ được giảm giá song vẫn ế ẩm.
Khảo sát tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh tại làng nghề Bãi Ổi nhận thấy sức tiêu thụ đồ dùng gỗ nội thất của người dân hạn chế.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề mộc Bãi Ổi khá trầm lắng. |
Ông Lương Xuân Dũng – chủ một cơ sở chuyên sản xuất đồ mộc và cung cấp gỗ nguyên liệu tại thôn Bãi Ổi cho biết: “Gia đình tôi theo nghề mộc đã hơn 40 năm nhưng chưa năm nào hình hình khó khăn như hiện nay. Mặc dù giá nhiều sản phẩm đã giảm khoảng 30% so với trước song sức mua vẫn rất chậm, số lượng bán ra chưa bằng 50% so với cùng kỳ năm 2023”.
Trong kho của cơ sở sản xuất đồ mộc gia dụng Gấm Thỉnh đang tồn hàng nghìn sản phẩm. |
Cũng theo ông Dũng, năm 2022, doanh thu của gia đình đạt từ 3- 4 tỷ đồng thì năm 2023 con số ấy chỉ khoảng 1,5 tỷ đồng, những công nhân đang được thuê tại đây cũng hoạt động cầm chừng vì ít việc. Các xưởng cưa gỗ dịch vụ trong làng cũng bị ảnh hưởng, thậm chí phải đóng cửa nhiều tháng nay.
Do ít việc nên công nhân tại các xưởng sản xuất đồ mộc hoạt động cầm chừng. |
Theo bà Phan Thị Thỉnh, chủ cơ sở sản xuất đồ mộc gia dụng Gấm Thỉnh, số lượng hàng tồn trong kho của gia đình hiện đến hàng nghìn sản phẩm như: Bàn, ghế, giường, tủ, sập, đồng hồ, tranh, hương án…
Các điểm sản xuất, kinh doanh đồ gỗ tại làng nghề Bãi Ổi đều vắng khách hàng. |
“Dịp gần Tết những năm trước, mỗi ngày cuối tuần, tôi bán được 15 đến 17 sản phẩm các loại và thuê tới 30 công nhân làm cả ngày lẫn đêm mới kịp giao hàng. Giờ ngày cuối tuần may ra bán được 2 đến 3 sản phẩm. Cả xưởng còn hơn chục người làm”, bà Thỉnh nói.
Theo đại diện lãnh đạo xã Dĩnh Trì, làng nghề mộc Bãi Ổi hiện có hơn 150 hộ làm nghề, trong đó riêng HTX Mộc Bãi Ổi với 60 thành viên, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế giới, trong nước nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề thời gian qua trầm lắng, thu nhập của người làm nghề giảm mạnh.
Tin, ảnh: Nguyễn Hưởng
Thực hiện Nghị quyết “tam nông”: Làng nghề được tiếp sức
BẮC GIANG – Bảo tồn, phát triển làng nghề có vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 19) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhằm cụ thể hóa nội dung này, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững làng nghề.
Việt Yên: Bảo tồn, phát triển làng nghề trong không gian đô thị
BẮC GIANG – Huyện Việt Yên có nhiều làng nghề truyền thống gắn với đời sống của người dân hàng trăm năm qua. Huyện đang thực hiện các tiêu chí để trở thành thị xã, vì vậy nhiều làng nghề sẽ nằm trong không gian đô thị, khiến việc bảo tồn, phát huy giá trị của các làng nghề trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa phương.
Phát triển làng nghề gắn với sản phẩm OCOP
(BGĐT) – Với lợi thế có nhiều sản phẩm truyền thống, các làng nghề có tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP, qua đó nâng tầm nghề truyền thống và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP của làng nghề trên địa bàn tỉnh còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng.
Độc đáo làng nghề ‘thêu áo cho Vua’
Làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) nổi tiếng với nghề độc nhất vô nhị “thêu áo cho Vua”. Nghề thủ công truyền thống của làng đến nay vẫn được duy trì, bảo tồn và vinh dự được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.