Powered by Techcity

Làm rõ giá trị, hiến kế để phát triển

BẮC GIANG – Ngày 31/10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh (TP Bắc Giang), Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang” (Tây Yên Tử).

Đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; PGS.TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam; GS.TS Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện Trần Nhân Tông; PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông; ông Trương Quang Hải, Giám đốc Sở VHTTDL chủ tọa và điều hành hội thảo.

hội thảo, không gian văn hóa phật giáo, Trúc Lâm, Tây Yên Tử, bắc giang, giáo sư, tiến sĩ, di sản, du lịch

Các đại biểu chủ tọa và điều hành hội thảo. 

Tham dự hội thảo có gần 300 đại biểu là lãnh đạo, nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý, tăng, ni đến từ Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cùng dự còn có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh, UBND huyện, TP…

Lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp 

Phát biểu đề dẫn, PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh khái quát: Bắc Giang là vùng đất thuộc miền thượng của trấn Kinh Bắc ngàn năm văn hiến, là một trong những địa phương mang trong mình nhiều dấu tích, di sản và sự hiện diện sinh động nhất của Phật giáo truyền thống và đương đại Việt Nam. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 940 ngôi chùa, tự viện Phật giáo phân bố ở hầu khắp 10 huyện, TP. Các cơ sở tự viện Phật giáo chủ yếu thuộc hai dòng Phật giáo tiêu biểu, có sự ảnh hưởng lớn bậc nhất ở Việt Nam, là Phật giáo Lâm Tế và Phật giáo Trúc Lâm.  

Hội thảo được tổ chức với mong muốn đóng góp những nhận thức, đánh giá hệ thống và toàn diện, bao gồm cả những phát hiện khoa học mới về Phật giáo Bắc Giang (Tây Yên Tử). Hội thảo được kỳ vọng làm sáng tỏ, lan tỏa những giá trị mang tính di sản và đương đại của Phật giáo Bắc Giang, nhận diện và đưa ra những giải pháp đối với tiềm năng, cơ hội, thách thức để những giá trị này có thể được bảo tồn, phát huy, tạo thành nguồn lực cho sự phát triển nhân văn, hài hòa, bền vững của địa phương.

hội thảo, không gian văn hóa phật giáo, Trúc Lâm, Tây Yên Tử, bắc giang, giáo sư, tiến sĩ, di sản, du lịch

Đồng chí Mai Sơn phát biểu tại hội thảo. 

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Mai Sơn nhấn mạnh: Tỉnh Bắc Giang xác định bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo nói chung, di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử nói riêng gắn với phát triển du lịch văn hóa tâm linh bền vững là nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp chính quyền và nhân dân toàn tỉnh. Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực cao trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Phật giáo: Xuất bản nhiều cuốn sách, ấn phẩm nghiên cứu, tuyên truyền; tổ chức nhiều cuộc khai quật khảo cổ; lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích các cấp; tổ chức các cuộc hội thảo khoa học. 

Đặc biệt, Đề án phục dựng “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử” đang được đầu tư nghiên cứu, triển khai với các hoạt động cụ thể nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế cảnh quan thiên nhiên Tây Yên Tử gắn với dấu tích chùa, tháp liên quan đến Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử để xây dựng thành sản phẩm du lịch trọng điểm của tỉnh.

hội thảo, không gian văn hóa phật giáo, Trúc Lâm, Tây Yên Tử, bắc giang, giáo sư, tiến sĩ, di sản, du lịch

Đồng chí Mai Sơn và các đại biểu tham quan gian trưng bày sách về Phật giáo Trúc Lâm. 

Tuy nhiên, nguồn thông tin, tư liệu liên quan đến Phật giáo và văn hóa Phật giáo Bắc Giang qua các thời kỳ lịch sử còn ít, chưa mang tính hệ thống; những công trình, tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa Phật giáo Bắc Giang còn khiêm tốn, nhất là những công trình nghiên cứu về Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử; việc đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo gắn với phát triển du lịch còn hạn chế…

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh mong muốn tại hội thảo được lắng nghe, tiếp thu ý kiến quý báu của các cơ quan, đơn vị, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh; đồng thời, sau hội thảo, mỗi đại biểu sẽ trở thành một sứ giả giúp tỉnh Bắc Giang quảng bá, lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương, thu hút ngày càng đông đảo các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… chung tay nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa Bắc Giang nói chung, di sản văn hóa Phật giáo Bắc Giang nói riêng, gắn với phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Nâng tầm nhận thức về Phật giáo Trúc Lâm

Hội thảo nhận được tổng số 110 tham luận với sự tham gia của 128 học giả thuộc nhiều lĩnh vực đến từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trên cả 3 miền đất nước. Ban tổ chức chọn 74 tham luận tiêu biểu nhất để đăng toàn văn trong kỷ yếu.

Có hơn 20 ý kiến tham luận, phát biểu trực tiếp tại hội thảo. Các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận 3 nhóm nội dung chủ đạo, gồm: Không gian văn hoá Phật giáo Bắc Giang trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam, di sản văn hóa Phật giáo Bắc Giang, bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa Phật giáo Bắc Giang (Tây Yên Tử). 

hội thảo, không gian văn hóa phật giáo, Trúc Lâm, Tây Yên Tử, bắc giang, giáo sư, tiến sĩ, di sản, du lịch

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tham luận tại hội thảo.

Trong đó, các đại biểu đề cập, phân tích sự du nhập, phát triển, ảnh hưởng, lan tỏa của Phật giáo tại Bắc Giang đối với Phật giáo cả nước; nhận diện, đánh giá, làm rõ vai trò của Phật giáo với các vấn đề đời sống con người đương đại tại địa phương. Từ đó, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy có hiệu quả giá trị di sản Phật giáo đối với phát triển văn hóa, KT-XH, trong đó có phát triển du lịch bền vững. 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), không gian văn hóa khu di tích danh thắng Tây Yên Tử chứa đựng những tiềm năng lớn về phát triển du lịch tâm linh nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng. Đây cũng là quần thể di tích và danh thắng duy nhất trên cả nước đáp ứng hầu hết các tiêu chí của một di sản vật thể, phi vật thể và di sản danh thắng có ảnh hưởng lớn trong tâm thức dân gian. 

Vì vậy  muốn khai thác tốt những tiềm năng văn hóa tộc người, văn hóa tâm linh, sinh thái, tự nhiên của vùng Tây Yên Tử vào phát triển các hoạt động du lịch, các địa phương cần phải xây dựng chương trình quy hoạch du lịch cụ thể, lâu dài, bền vững. Điều này góp phần khẳng định hơn nữa giá trị lịch sử, văn hóa, tự nhiên của Yên Tử, tạo dựng những đặc trưng riêng cho không gian văn hóa Phật giáo Tây Yên Tử.

GS. TS Vũ Minh Giang cho rằng, điểm nổi bật, mới nhất của hội thảo này là nâng tầm nhận thức khoa học về Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Trúc Lâm. Đó là những vấn đề lớn về  triết lý nhân sinh gắn với văn hóa, lịch sử dân tộc. Hiện nay, cơ quan chức năng đang trình hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc” là di sản thế giới. Bởi vậy cần phải nâng tầm nhận thức về Phật giáo Trúc Lâm lên một tầm cao mới. Nhận thức phải đi kèm với hành động, phải biến những di sản ấy thành tài nguyên văn hóa để khai thác những giá trị tốt đẹp. 

hội thảo, không gian văn hóa phật giáo, Trúc Lâm, Tây Yên Tử, bắc giang, giáo sư, tiến sĩ, di sản, du lịch

Các đại biểu trải nghiệm in mộc bản. 

Qua đó giáo dục lòng yêu nước, truyền thống văn hóa, tạo sức lan tỏa về giá trị của di sản không những riêng với tỉnh Bắc Giang mà còn đối với nhiều địa phương trong cả nước, đồng thời thu hút phát triển du lịch. Đặc biệt, hội thảo là cơ sở khoa học để tỉnh Bắc Giang quan tâm hơn nữa về mối liên kết 3 nhà gồm: “Nhà quản lý”, “nhà khoa học” và “nhà đầu tư”. Theo GS.TS Vũ Minh Giang, nếu chỉ trông chờ vào kinh phí hỗ trợ của nhà nước để khai thác tài nguyên văn hóa  thì sẽ không bao giờ thành công.

Phát biểu tổng kết, PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh đánh giá hội thảo diễn ra sôi nổi, nội dung đa dạng với nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ lĩnh vực quản lý, quản trị, kinh doanh đến nghiên cứu văn hóa, lịch sử, tôn giáo… trên tinh thần cởi mở, chân thành, cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra. Các tham luận đã đưa ra những nhận định về giá trị của các di tích, văn hóa Phật giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Trên cơ sở ý kiến phát biểu trực tiếp của các đại biểu tại hội thảo và những tham luận trong kỷ yếu, các chuyên gia, nhà khoa học mong muốn các cấp, ngành có liên quan của tỉnh Bắc Giang nghiên cứu, xem xét để vận dụng vào thực tiễn, góp phần bảo tồn giá trị không gian văn hóa Phật giáo Tây Yên Tử, thúc đẩy KT-XH của tỉnh ngày một phát triển. 

Nhóm PV

Bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc trong phát triển du lịch tâm linh Tây Yên Tử

(BGĐT)-Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang về xây dựng Đề án “Phục dựng con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, giai đoạn 2021-2030”, sáng 5/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức hội thảo khoa học “Du lịch tâm linh và con đường Hoằng dương Phật pháp Yên Tử, Bắc Giang”. 

 

 

hội thảo, không gian văn hóa phật giáo, Trúc Lâm, Tây Yên Tử, bắc giang, giáo sư, tiến sĩ, di sản, du lịch

Nguồn

Cùng chủ đề

BIC ra mắt Chi nhánh BIC Bắc Sơn

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Bắc Sơn, thành phố Bắc Giang. Đây là đơn vị thành viên thứ 37 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/12/2024. Ban lãnh đạo BIDV tặng hoa chúc mừng BIC Bắc Sơn Tham dự Lễ khai trương có: Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang – Lê Thị Hoàng Hà; Chánh Thanh tra – Giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2024

(NADS) – Sáng 09/12/2024, tại Hội VHNT Bắc Giang, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đến dự Đại hội có Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khương, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang; nhà văn Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội VHNT Bắc Giang,...

Bắc Giang tăng trưởng ước 13,85%, dẫn đầu cả nước

Quyền chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn phát biểu kết luận – Ảnh: TRẦN KHIÊM Ngày 6-12, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2025. Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước, sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực chính

Sản xuất công nghiệp tiếp tục khẳng định là động lực chính Sáng 6/12, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 của tỉnh Bắc Giang đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu chủ yếu cao hơn bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tỉnh Bắc Giang cả năm...

Cháy lớn tại nhà xưởng chứa nhiều vật liệu xốp ở Bắc Giang

Theo thông tin ban đầu, đám cháy bùng phát vào khoảng 7h hôm nay tại nhà xưởng của gia đình anh H.V.H, số 130 và 132 đường Trần Quang Khải. Ngay khi nhận được tin báo, Công an TP Bắc Giang, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Bắc Giang) đã điều động nhiều xe chữa cháy cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Do nhà xưởng chứa nhiều...

Cùng tác giả

Chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tối 22/12, tại Quảng trường 3/2 thành phố Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Dự chương trình có các đồng chí: Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Văn Tạo - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự...

Trưng bày kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và trao giải Cuộc thi ảnh...

Ngày 20/12/2024, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Báo Bắc Giang tổ chức khai mạc Trưng bày kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và trao giải Cuộc thi ảnh “Tiếp nối 80 năm bản hùng ca”. Ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL phát biểu khai mạc Đến dự có các đồng...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà vững...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà...

Cùng chuyên mục

Quán cà phê trang trí hơn ba tấn sách cũ ở TP Hồ Chí Minh

Quán cà phê ở quận 10 (TP Hồ Chí Minh) theo phong cách hoài cổ, dùng hàng nghìn quyển sách trang trí trên kệ cao, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh.Quán trên đường Hoà Hưng, mở từ đầu tháng 3 theo phong cách hoài cổ. Quán trang trí khá đơn giản, điểm nhấn là kệ sách che kín khoảng tường rộng. "Ước chừng hơn 3 tấn sách trên kệ, số lượng rất nhiều và vẫn còn để...

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024

Tối 16/3, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; đại biểu các nước cùng lãnh đạo Bộ, ban, ngành Trung...

Ngày 8/3 lên núi Bà Đen ngắm hoa tulip và màn trình diễn nhạc nước lần đầu tại Tây Ninh

Rất nhiều trải nghiệm thú vị diễn ra tại núi Bà Đen, Tây Ninh, đưa đỉnh núi cao nhất Nam bộ trở thành điểm đến hấp dẫn phái đẹp trong dịp 8/3 năm nay.Lạc vào “khu vườn châu Âu” với hàng vạn bông hoa tulipNhững năm gần đây, hoa tulip đã trở thành một “đặc sản” của núi Bà Đen mỗi dịp xuân về. Bắt đầu từ trước Tết, giống hoa tulip nhập từ Hà Lan đã được đưa về...

Hàng trăm thiết bị bay không người lái sẽ trình diễn tại hồ Tây

Chương trình biểu diễn ánh sáng với hàng trăm drone (thiết bị bay không người lái) cùng màn trình diễn thực cảnh tại hồ Tây sẽ là điểm nhấn trong chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024” do Sở Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức vào ngày 9 và 10/3.Nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân...

Vietnam Airlines tăng chuyến bay đến Điện Biên, sẵn sàng cho Lễ hội hoa ban

Từ ngày 6 đến 30/3/2024, Hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ tăng gấp hai lần tần suất các chuyến bay đến sân bay Điện Biên, nhằm phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2024, hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.Theo đó, Vietnam Airlines sẽ tăng gấp hai lần tần suất bay so hiện tại, nâng số lượng chuyến bay từ Hà Nội đến Điện Biên mỗi ngày lên 2 chuyến trong giai đoạn từ 6/3...

Xây dựng không gian văn hoá Phật giáo Tây Yên Tử bằng triết lý “Cư trần lạc đạo”

Bắc Giang là một trong những trung tâm Phật giáo của Đại Việt thời Lý-Trần, đặc biệt là thời nhà Trần khi Phật giáo ở Bắc Giang gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm. Giá trị của trung tâm Phật giáo Bắc Giang chính là tinh thần nhập thế, "sống đời vui đạo", kết hợp hài hoà giữa Đạo và Đời, giữa vật chất và tâm linh, giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hoá được thể...

“Trải nghiệm bất tận” trên vùng đất lịch sử Điện Biên

Không chỉ là điểm hẹn lịch sử thu hút du khách gần xa đến với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ - nơi gắn liền Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Điện Biên còn là điểm đến hấp dẫn về du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa.Đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 với chủ đề “Vinh quang...

Xuân Lương – Chín đoạn hát mây

BẮC GIANG - Tôi về xã Xuân Lương (Yên Thế - Bắc Giang) đúng phiên chợ ngày rằm nên được thỏa sức ngắm nhìn rất nhiều sắc hoa và mật ong. Hoa chuối bắt đầu mở cánh vào tháng Giêng e ấp dưới ánh nắng xuân non. Dãy hoa cúc mâm xôi cũng bắt đầu hé nụ.  Người ta mách đường vào chợ mọi người thường rẽ qua ngã ba ông Quán là tiện nhất. Hỏi dò tôi mới hay ở...

Thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Ngày 23/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hình ảnh và vị thế...

Khu du lịch tâm linh

BẮC GIANG - Tính từ ngày mùng 2 đến ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, Khu du lịch tâm - linh sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động) đón gần 60 nghìn lượt khách tham quan. Trong đó, số khách mua vé đi cáp treo từ nhà ga lên chùa Thượng đạt gần 30 nghìn lượt; có nhiều đoàn khách đến từ TP Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Thái...

Tin nổi bật

Tin mới nhất