Powered by Techcity

Kinh tế năm 2024 phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%

Sau mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2024, với mục tiêu “phấn đấu cả năm đạt mức tăng trưởng 7%”.

Nửa đầu năm 2024: Tăng trưởng do đâu?

Một sự đồng thuận rất lớn từ các thành viên Chính phủ và cả lãnh đạo các địa phương khi thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, với tăng trưởng GDP quý II ước đạt 6,93% và 6 tháng ước đạt 6,42%, vượt cận trên kịch bản được đưa ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP, hoàn toàn có thể khẳng định về sự phục hồi trở lại của nền kinh tế.

Báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh điều này. Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, có cách làm hay, sáng tạo để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm. Chẳng hạn, Bắc Giang đã đạt mức tăng trưởng GRDP 6 tháng lên tới 14,14%, Khánh Hòa là 12,73%, Thanh Hóa 11,5%, Hải Phòng 10,32%, Hải Dương là 10%…

Đơn hàng tăng nhanh là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xuất khẩu trong những tháng tới

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều địa phương đã góp phần quan trọng đưa tăng trưởng GDP của cả nước đạt mức khá cao trong quý II và 6 tháng vừa qua. “Các động lực tăng trưởng từ phía cung tiếp tục chuyển biến tích cực, các động lực tăng trưởng từ phía cầu phục hồi tích cực hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo đó, về phía cung, khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ duy trì đà tăng khá; khu vực công nghiệp và xây dựng phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng. Cụ thể, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý II tăng 8,55%, tính chung 6 tháng tăng 7,54%; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo quý II tăng 10,04%, tính chung 6 tháng tăng 8,67%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 6 tháng tăng 8,6%; khách quốc tế 6 tháng đạt trên 8,8 triệu lượt người, tăng 58,4%. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, nhất là xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản. 6 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 190 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước…

Trong khi đó, về phía cầu, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý II tăng 7,5% so với cùng kỳ; 6 tháng tăng 6,8%, trong đó đầu tư tư nhân tăng 6,7% – trong khi cùng kỳ năm 2023 chỉ tăng 1,8%. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ, trong đó vốn đăng ký mới đạt hơn 9,5 tỷ USD, tăng 46,9%; vốn thực hiện khoảng 10,8 tỷ USD, tăng 8,2%.

Nhấn mạnh các chỉ số kinh tế vĩ mô, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư đã khẳng định, đấy là những lý do vì sao tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm lại tích cực như vậy.

Thực tế, khi số liệu thống kê về tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm được công bố, không ít ý kiến nghi ngờ, tại sao trong bối cảnh khó khăn hiện nay, tăng trưởng GDP lại đạt mức cao như vậy. Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, phải “hoàn toàn tin tưởng vào số liệu thống kê”. 

“Các động lực tăng trưởng chủ đạo đều tăng trưởng mạnh, cả sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều phục hồi mạnh mẽ. Dịch vụ tăng trưởng rất tốt, là điểm sáng của nền kinh tế. Ngành nông nghiệp cũng tăng trưởng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Tất nhiên, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế, có những điểm tối màu, như ngành bán lẻ khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn cao, thị trường bất động sản cũng khó…, nhưng gam màu sáng vẫn là chủ đạo.

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7%

Sau mức tăng trưởng tích cực của quý II và 6 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựa trên dự báo cả năm, đã cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024. Theo đó, có 2 kịch bản tăng trưởng được đưa ra.

Cụ thể, kịch bản 1, tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị). Theo đó, tăng trưởng quý III là 6,5%, quý IV là 6,6% (kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 6,7% và 7,0%).

Kịch bản 2, tăng trưởng GDP cả năm đạt 7%, trong đó, tăng trưởng quý III là 7,4%, quý IV là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là 0,7 điểm phần trăm và 0,6 điểm phần trăm.

Đưa ra hai kịch bản, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao (7%). Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị như vậy dựa trên 6 yếu tố. Đó là xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế; đầu tư tư nhân và doanh nghiệp nhà nước phục hồi nhanh hơn, đầu tư nước ngoài duy trì được đà tăng trưởng tích cực; duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là việc tập trung vào các thị trường lớn đang có dấu hiệu chậm lại như Trung Quốc, Nhật Bản…

Bên cạnh đó, du lịch và tiêu dùng tăng trưởng nhanh hơn, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế; các chính sách, quy định pháp luật mới chuẩn bị ban hành và có hiệu lực; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các địa phương đầu tàu kinh tế.

“Nếu đà tăng trưởng tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh hơn, nếu các địa phương này tăng trưởng cao hơn, tốc độ tăng trưởng năm 2024 có khả năng sẽ đạt, thậm chí vượt cận trên mục tiêu Quốc hội đề ra (6,5%)”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Đúng là đang có nhiều kỳ vọng về sự tăng tốc của nền kinh tế trong 2 quý cuối năm, để cả năm có thể đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5%. Sự tăng mạnh trở lại của Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) có thể là một trong những chỉ dấu tích cực. Theo S&P Global, Chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng mạnh lên 54,7 điểm trong tháng 6, so với mức 50,3 điểm của tháng 5. Kết quả này không chỉ cho thấy sức khỏe ngành sản xuất cải thiện tháng thứ ba liên tiếp, mà còn cho thấy các điều kiện kinh doanh đã mạnh lên đáng kể.

“Ngành sản xuất của Việt Nam sôi động trở lại vào thời điểm giữa năm, vượt qua tình trạng tăng trưởng tương đối khiêm tốn trong những tháng gần đây, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh”, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence nói.

Đơn hàng tăng nhanh sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng tới, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp.

Trong khi đó, dù Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB giữ dự báo, tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam sẽ đạt 6%, song vẫn nhấn mạnh về “hoạt động mạnh mẽ” của cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đấy là lý do khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức cao trong quý II và 6 tháng, vượt xa mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023.

“Kết quả khả quan này tạo ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay, sau năm 2023 đầy khó khăn và thử thách”, UOB nhận định.

Dồn lực cho tăng trưởng

Dù xu hướng hiện nay của nền kinh tế là tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng và đây chính là nền tảng để phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, nhưng một cách thẳng thắn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, khó khăn, thách thức trong các tháng còn lại là rất lớn.

Ngoài các yếu tố như ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, áp lực lạm phát còn lớn, trong khi lạm phát thường tăng vào cuối năm và có những yếu tố tác động rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới, tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các động lực tăng trưởng còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tập trung cải thiện, tháo gỡ để tạo đột phá cho tăng trưởng cả năm.

Chẳng hạn, về phía cung, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và dịch vụ, du lịch trong 6 tháng qua tuy bám sát kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP, nhưng đang đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, áp lực cạnh tranh gay gắt. Hay khu vực công nghiệp và xây dựng tuy là động lực chính cho tăng trưởng và cũng đã tăng trưởng cao hơn so với kịch bản đề ra trong 6 tháng, nhưng phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi kinh tế và sức mua tại các thị trường xuất khẩu lớn.

Trong khi đó, tăng trưởng ngành xây dựng phụ thuộc vào sự phục hồi thị trường bất động sản, tiến độ tháo gỡ vướng mắc, triển khai các dự án đầu tư, đầu tư công. “Các ngành, lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, AI, chíp, bán dẫn… chưa có chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới và khu vực”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận.

Đây là điều đáng lưu tâm, bởi trong các chỉ đạo gần đây, Thủ tướng Chính phủ luôn nhấn mạnh việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Khi các động lực này chưa có “chuyển biến rõ nét”, thì khó có thể kỳ vọng sự tăng trưởng bứt phá của nền kinh tế.

Trong khi đó, về phía cầu, thì đầu tư phục hồi còn chậm. Sức mua trong nước 6 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015-2019. Tăng trưởng xuất khẩu cũng đang có xu hướng chậm lại.

“Bên cạnh các địa phương có tốc độ tăng trưởng tốt, còn 13 địa phương tăng trưởng 6 tháng dưới 5%, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 1,42%, Sơn La tăng 0,67%, Bắc Ninh tăng 2,32%, Quảng Nam tăng 2,68%…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm việc với 20 hiệp hội và khảo sát khoảng 30.000 doanh nghiệp, thì thấy rằng, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là nhu cầu thị trường thấp, áp lực cạnh tranh và chi phí sản xuất tăng cao. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp khó khăn về tài chính, lãi suất vay vốn và thủ tục hành chính…

Những khó khăn đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5%, thậm chí là phấn đấu đạt mức 7% trong năm nay. Vì thế, trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để dồn lực cho tăng trưởng, phải tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng nội địa và đặc biệt là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công… Sự nỗ lực của các địa phương, đặc biệt là các đầu tàu kinh tế cũng rất quan trọng để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế.

“Để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% trong năm nay, tăng trưởng GRDP quý III của TP.HCM phải đạt trên 7%, và quý IV phải cao hơn nữa”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói và cho biết, để tăng tốc trong 2 quý còn lại, Thành phố sẽ nỗ lực, tìm mọi giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.

Nguồn: https://baodautu.vn/kinh-te-nam-2024-phan-dau-dat-muc-tang-truong-7-d219446.html

Cùng chủ đề

Dẫn vốn cho người nghèo

Dẫn vốn cho người nghèo Nguồn

Tuyên án 70 bị cáo liên quan bảo kê đất đai ở Phú Quốc

Tuyên án 70 bị cáo liên quan bảo kê đất đai ở Phú Quốc Nguồn

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí để đồng chí Trần Tuấn Anh thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí để đồng chí Trần Tuấn Anh thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Nguồn

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí để ông Trần Tuấn Anh thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí để ông Trần Tuấn Anh thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị Nguồn

Lan tỏa những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc

BẮC GIANG - Nhằm giới thiệu đến nhân dân, khách du lịch trong nước và quốc tế về hình ảnh miền đất, con người và các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của Bắc Giang năm 2024, UBND tỉnh tiếp tục tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch (Tuần VHDL).  Sẵn sàng cho sự kiện lớnĐây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội nhằm giới thiệu, quảng bá, kích cầu, thu hút...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế ...

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế

Vùng đất khoa bảng Bắc Giang, nơi có ba con sông (Thương, Cầu, Lục Nam) bao bọc, hội tụ, quê hương của Tiến sĩ Thân Nhân Trung với câu nói nổi tiếng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, đã gieo trồng nên những hiền tài, mang những vòng nguyệt quế vinh quang về cho đất nước. Trường “làng” đoạt thành tích vàng Trong vòng hai năm, ba “chàng trai vàng” là Giáp Vũ Sơn Hà, Thân Thế Công, Trương...

Chuyến xe nghĩa tình Bạc Liêu xuất phát đến với người dân Yên Bái

Sáng 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể tỉnh tổ chức vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu lên xe container xuất phát hướng về đồng bào tỉnh Yên Bái. Với tinh thần “tương thân tương ái”, cùng với người dân cả nước, qua kêu gọi vận động của các cấp, các ngành, nhân dân Bạc Liêu đã góp sức, chung tay chia sẻ với đồng bào bị...

Nét đẹp truyền thống của người dân ven sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang – Chi tiết tin tức

Từ bao đời nay, những làng quê ven sông Cầu có tục tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ, tri ân Đức thánh Tam Giang (Trương Hống- Trương Hát) vào ngày 12 và 13/8 Âm lịch. Năm nay, mưa lũ khiến nhiều di tích ven sông bị ngập nhưng bà con vẫn có cách làm phù hợp để duy trì, gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống. Ngày 14/9 năm nay (tức 12/8 Âm lịch), khi nước sông Cầu...

Xuất hiện vết nứt dài trên đồi, Bắc Giang di dời khẩn cấp 30 hộ dân

Ngày 18/9, ông Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch UBND xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, cho biết Tổ Bảo vệ an ninh trật tự thôn Tuấn Sơn đã phát hiện một vết nứt dài trên đồi trong quá trình kiểm tra, đe dọa sạt lở và ảnh hưởng đến một số hộ dân dưới chân đồi. “Có hai vết nứt dài khoảng 60m dọc theo sườn đồi, cách Nhà văn hóa thôn Tuấn Sơn khoảng 35m, với...

Bộ Quốc phòng hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

(Bqp.vn) – Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân các tỉnh phía Bắc; Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng “Đội quân công tác”, thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình”, thể hiện vai trò nòng cốt trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, thảm họa, góp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất