BẮC GIANG – Nhờ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Bắc Giang là tỉnh có môi trường đầu tư hấp dẫn. Các chỉ số đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh đều có sự cải thiện; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022 tăng 29 bậc so với năm trước, xếp thứ 2/63 tỉnh, TP trong cả nước.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Nhìn lại kết quả thu hút đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh những năm gần đây cho thấy: Năm 2020 tỉnh thu hút tổng nguồn vốn đạt 968,8 triệu USD; năm 2021: 1.344,9 triệu USD; năm 2022: 581,49 triệu USD; 6 tháng đầu năm nay đạt hơn 1,3 tỷ USD (gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm 2022). Lũy kế đến hết ngày 30/6/2023, toàn tỉnh có 509 dự án FDI còn hiệu lực với số vốn đăng ký đạt 9,48 tỷ USD, riêng trong các khu công nghiệp có 350 dự án với số vốn là 8,46 tỷ USD.
Đồng chí Phan Thế Tuấn kiểm tra thực địa dự án Khu công nghiệp Hòa Phú (Hiệp Hòa) mở rộng giai đoạn 1, tháng 3/2023. Ảnh: Phương Nhung. |
Để có kết quả ấn tượng trên, đồng thời có được niềm tin, sự cam kết của các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh khó khăn do nhiều yếu tố, tỉnh luôn tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh nhằm khuyến khích phát triển tất cả các thành phần kinh tế. Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 105 ngày 28/4/2021 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), giai đoạn 2021-2025.
Lũy kế đến hết ngày 30/6/2023, toàn tỉnh có 509 dự án FDI còn hiệu lực với số vốn đăng ký đạt 9,48 tỷ USD, riêng trong các KCN có 350 dự án với số vốn là 8,46 tỷ USD. |
Thực hiện Nghị quyết, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo ban hành kế hoạch và giao 73 nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thường xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ người dân, DN của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục ngay trình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, chuyển từ tư duy “cho phép”, “cấp phép” sang tư duy “phục vụ”; quy rõ trách nhiệm và thời gian giải quyết của từng nội dung, công việc liên quan đến các nhà đầu tư, DN.
Hằng năm tỉnh tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu và sáng kiến về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Bắc Giang” và tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và huyện, TP (DDCI) trên cơ sở đó kịp thời có biện pháp chỉ đạo hiệu quả.
UBND tỉnh chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thu hút đầu tư ngoài ngân sách; tạo hành lang pháp lý, khuyến khích, thúc đẩy các nhà đầu tư, DN đầu tư sản xuất kinh doanh, đặc biệt quan tâm đến các nhà đầu tư nước ngoài. Kịp thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật gây khó khăn cho các cơ quan, DN trong việc áp dụng thi hành.
Tiếp tục tập trung cao đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ để phục vụ thu hút đầu tư. Trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông trọng điểm, trọng tâm là các tuyến đường tạo không gian phát triển mới về công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại, hạ tầng xã hội quanh các khu công nghiệp (chợ, trường học, nhà ở công nhân); hạ tầng thủy lợi trọng yếu; hạ tầng đô thị và du lịch, hạ tầng giáo dục và y tế thiết yếu, hạ tầng công nghệ thông tin – công nghệ số…
Tập trung cao giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt, rào cản để tạo thuận lợi nhất cho công tác thu hút đầu tư, phát triển KT-XH như: Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện tái cấu trúc quy trình giải quyết nhằm cắt giảm thời gian giải quyết cho DN; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kiến thiết hạ tầng cơ sở; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân…
Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các DN. Trong đó thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực; triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề; đẩy mạnh liên doanh, liên kết và có chính sách đặc thù đào tạo nghề với các DN. Lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thường xuyên duy trì các cuộc gặp mặt, đối thoại, trực tiếp lắng nghe ý kiến, kiến nghị của DN trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh. UBND tỉnh sẵn sàng thành lập các Tổ công tác để hướng dẫn và giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc các DN FDI gặp phải.
Bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn quá trình thu hút đầu tư FDI, rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Trước hết, phải đổi mới tư duy về thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, không thu hút đầu tư bằng mọi giá, xác định rõ mô hình tăng trưởng kinh tế mà tỉnh hướng tới để thống nhất về quan điểm chỉ đạo, nhận thức của các cấp, ngành về vai trò của thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp đối với phát triển KT-XH của tỉnh. Hiện Bắc Giang đang bước vào giai đoạn phát triển mới, chủ trương của tỉnh là chuyển dần mô hình phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Toàn cảnh Khu công nghiệp Vân Trung (Việt Yên). Ảnh: VH. |
Với nguồn lực đầu tư công có hạn, động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh là tiếp tục thu hút mạnh mẽ các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó trọng tâm là đầu tư của các DN trong nước và DN FDI gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư, từ đó tạo nền tảng cho việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào tài nguyên sang dựa vào năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp, coi đó là động lực tăng trưởng chính, kết hợp với phát triển các lĩnh vực thương mại dịch vụ, du lịch, tạo nền tảng cho phát triển xanh trong giai đoạn tiếp theo.
Hai là, thực hiện chủ trương thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư, bảo đảm mục tiêu “DN phát tài, địa phương phát triển”, không chạy theo nhà đầu tư. Thực tiễn cho thấy, công tác thu hút đầu tư của tỉnh có thời điểm còn nóng vội, do đó nhiều dự án đầu tư FDI triển khai không đạt như kỳ vọng, đóng góp cho ngân sách còn thấp. Với các nguồn lực (đất đai, lao động và một số yếu tố khác) ngày càng có hạn, để phát huy tiềm năng, lợi thế, nguồn lực cần thiết phải chọn lọc các dự án FDI theo hướng chất lượng, hiệu quả. Những dự án đầu tư cần phải được thẩm định kỹ lưỡng, thận trọng trước khi xem xét chấp thuận đầu tư.
Ba là, tập trung nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư. Hệ thống giao thông, lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh hiện được đánh giá cơ bản bảo đảm với ba loại hình vận tải: Đường sắt, đường bộ và đường thủy, kết nối thuận tiện với sân bay, cảng biển. Tuy nhiên, theo đánh giá, hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhiều tuyến giao thông (kể cả quốc lộ) còn nhỏ hẹp, thậm chí đã hư hỏng; hạ tầng các khu công nghiệp còn chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN, tập đoàn lớn; hạ tầng phục vụ trực tiếp các khu công nghiệp (đặc biệt là nhà ở công nhân) còn thiếu; các cụm công nghiệp thiếu các hạ tầng thiết yếu…
Do đó, cần quan tâm bố trí nguồn ngân sách và kêu gọi thu hút các nguồn lực khác (PPP) để xây dựng hệ thống giao thông, hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ xây dựng các khu nhà ở cho công nhân và các hạ tầng xã hội khác.
Thứ tư, để các DN, nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh, chính quyền các cấp cần tạo môi trường hoạt động thuận lợi, công khai, minh bạch; thực hiện nhất quán quan điểm chính quyền kiến tạo. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin quy hoạch, dự án đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư, việc tiếp cận các nguồn lực của nhà nước (vốn, đất đai, tài nguyên khoáng sản…)… Mặt khác, có giải pháp để quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh của địa phương trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài; chú trọng các hình thức marketing địa phương, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, chú trọng hình thức trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với các DN, tập đoàn lớn nước ngoài đầu tư vào các dự án theo định hướng của tỉnh.
Năm là, cùng với định hướng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, tỉnh luôn tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Không có sự phân biệt, đối xử trong quá trình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.
Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Thu hút vốn FDI, nhìn từ Bắc Giang
Năm 2006, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc về đầu tư khu công nghiệp tại Bắc Giang. Dưới đây là chia sẻ của ông Đặng Thành Tâm về phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Giang.
7 tháng thu hút 16,24 tỷ USD vốn FDI, xuất siêu 15,23 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/7/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội, Bắc Giang dẫn đầu cả nước trong hút vốn FDI
Hà Nội dẫn đầu về vốn FDI đăng ký với gần 1,87 tỷ USD, trong khi Bắc Giang thu hút hơn 1 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm. Còn TP Hồ Chí Minh (HCM) đứng đầu về số dự án mới, điều chỉnh và GVMCP (góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp) .
Doanh nghiệp FDI – đầu tàu sản xuất công nghiệp
(BGĐT)- Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 8 khu công nghiệp (KCN). Đến nay, trong các KCN của tỉnh đã thu hút được 453 dự án, trong đó có 350 dự án FDI, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 8,2 tỷ USD. Mặc dù còn gặp khó khăn song đa số các doanh nghiệp FDI trong KCN vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, bảo đảm tốt các chế độ, quyền lợi cho người lao động…
Thu hút FDI của Bắc Giang dẫn đầu cả nước
(BGĐT) – Quý I năm nay, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Bắc Giang đạt hơn 1,1 tỷ USD, dẫn đầu cả nước. Đón tin vui trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu đã giúp địa phương thêm động lực bứt phá, gặt hái thành quả mới, hoàn thành các mục tiêu về phát triển KT-XH năm 2023.
tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, thu hút FDI, môi trường đầu tư kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư ngoài ngân sách, khu công nghiệp, hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ số