BẮC GIANG – Mua, bán trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội (gọi chung là môi trường online) đang là xu thế tất yếu và ngày càng phát triển, mang lại nhiều tiện ích. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng hàng hóa thông qua hình thức này gặp nhiều khó khăn, không ít người tiêu dùng chịu thiệt.
Quảng cáo một đằng, cung cấp một nẻo
Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động mua bán của người dân được thực hiện thuận lợi trên nền tảng TMĐT và mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok…). Phương thức giao dịch này phát triển nhanh chóng, bên cạnh tiện ích, người tiêu dùng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc quản lý của cơ quan chức năng gặp nhiều thách thức.
Kho hàng thực phẩm chức năng giả được Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện. |
Trước thực tế đó, Ban Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo đơn vị trực thuộc tập trung rà soát, nắm tình hình hoạt động của TMĐT trên địa bàn tỉnh nói riêng và địa bàn cả nước nói chung. Từ đó, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tiếp nhận, phát hiện, đấu tranh với một số vụ việc. Mới đây, đơn vị đã phối hợp với Công an huyện Tân Yên bắt giữ 70 đối tượng giả danh y, bác sĩ, chuyên viên của các trung tâm đông y bán thực phẩm chức năng điều trị ung bướu cho hàng chục nghìn người trên phạm vi cả nước.
Thượng tá Trần Huy Việt, Trưởng Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: “Các đối tượng lập những trang Facebook sử dụng hình ảnh là các y, bác sĩ có uy tín trong lĩnh vực điều trị ung bướu bằng thực phẩm chức năng để lấy được niềm tin từ người tiêu dùng. Chỉ trong vòng hơn một năm, từ tháng 10/2022 đến khi bị bắt, nhóm đối tượng đã bán thành công khoảng 80 nghìn đơn hàng thực phẩm chức năng giả cho hàng nghìn bị hại ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, thu về gần 75 tỷ đồng”. Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định.
Thực tế, không chỉ có vụ việc được công an phát hiện như trên mà còn nhiều mặt hàng cũng khó kiểm soát chất lượng khi mua online, khách đặt một đằng nhưng nhận được một nẻo. Một số người dân dù nhận hàng không bảo đảm chất lượng như quảng cáo song không trình báo cơ quan chức năng. Chị N.T.H ở xã Xuân Hương (Lạng Giang) sau khi sinh con bị tăng cân nên muốn giảm cân nhanh, vì vậy đã đặt một chiếc máy được quảng cáo là đánh tan mỡ bụng khi dùng kết hợp cùng một loại tinh dầu (không rõ tinh dầu gì) với giá hơn 3 triệu đồng.
Sau khi nhận hàng, chị háo hức làm theo hướng dẫn nhưng máy chạy được vài lần thì hỏng, phần tinh dầu bôi vào da bị phồng rộp nên đành phải dừng lại. Đem thắc mắc gọi cho số điện thoại trên sản phẩm thì không liên lạc được, chị đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” bởi bản thân đã không tìm hiểu kỹ trước khi mua. Hay mới đây, anh C.M.N ở phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang) đặt một chiếc máy sấy tóc trên mạng mang nhãn hiệu Panasonic nhưng sản phẩm nhận được là Panasoni, không đúng với đơn hàng đã đặt.
Cẩn trọng khi giao dịch
Phải khẳng định TMĐT mang lại tiện ích rất lớn trong bối cảnh hiện nay. Thế nhưng, một số đối tượng đã lợi dụng Internet để trục lợi, lừa đảo khách hàng, đưa những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái vào lưu thông. Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh, thủ đoạn của các đối tượng thường là sử dụng địa chỉ giả trên mạng xã hội hoặc không có địa chỉ cụ thể; thay đổi hình thức kinh doanh từ cửa hàng mặt phố chuyển vào các ngõ, ngách nhỏ, xa trung tâm, các phòng ở chung cư nên việc thu thập, nắm bắt thông tin rất khó khăn cho cơ quan chức năng, dẫn đến khó kiểm tra, kiểm soát.
Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo: Người tiêu dùng khi tham gia vào hoạt động TMĐT cần kiểm tra, xác thực thông tin của người bán gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng; mua hàng của những cửa hàng, đại lý, tài khoản uy tín, nhiều lượt tương tác tích cực, thực tế; kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán tiền… |
Bên cạnh đó, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ gặp trở ngại khi các thủ đoạn làm giả và xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu hàng hóa ngày càng tinh vi hơn. Đơn cử, với vụ việc thực phẩm chức năng giả được phát hiện, lực lượng công an đã phải theo dõi, nắm bắt nhiều ngày, áp dụng các biện pháp công nghệ cao thu thập chứng cứ mới phá án thành công.
Dự báo, tình trạng lợi dụng mạng Internet và các nền tảng di động để quảng cáo, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc vẫn tiếp tục diễn ra và có chiều hướng gia tăng trong năm 2024, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Các mặt hàng thường được kinh doanh qua mạng như: Pháo nổ, thuốc lá điện tử, linh kiện súng hơi…, hàng tiêu dùng giả mạo nhãn hiệu.
Để ngăn chặn hành vi kinh doanh sai trái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian tới, Ban Chỉ đạo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành như: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Công an tỉnh, các nhà mạng và ngân hàng cùng quản lý, giám sát thông tin, số lượng, chủng loại hàng hóa, doanh thu của người kinh doanh để xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.
Cùng đó, từ kết quả nghiên cứu, đấu tranh thực tiễn, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo: Người tiêu dùng khi tham gia vào hoạt động TMĐT cần kiểm tra, xác thực thông tin của người bán gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng; mua hàng của những cửa hàng, đại lý, tài khoản uy tín, nhiều lượt tương tác tích cực, thực tế; kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán tiền, giấy tờ, hóa đơn mua bán, cam đoan chất lượng sản phẩm đầy đủ; tham khảo, tìm hiểu thông tin, chất lượng về sản phẩm định mua tại những kênh thông tin uy tín. Lưu lại thông tin liên quan người bán, thông tin sản phẩm, đơn hàng có liên quan.
Nhóm PVKT
Cảnh báo app ‘giật đơn’ hàng online
Công an thông báo một số app như Pchome, Shopping Mall, Tailoc888 lợi dụng danh nghĩa thương mại điện tử để lừa người dùng nạp tiền đầu tư.
Cả tin khi vay tiền online, bị lừa hàng chục triệu đồng
BẮC GIANG – Nghĩ rằng đây là hệ thống vay tiền trực tuyến Home Credit của Công ty Tài chính TNHH một thành viên Home Credit Việt Nam, trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Thị Th, trú tại tổ dân phố Hà Vị 1, phường Thọ Xương, TP Bắc Giang (Bắc Giang) đã làm thủ tục vay tiền qua app. Không ngờ, đây là app giả mạo thương hiệu Home Credit nên chị Th mất 20 triệu đồng.
Cẩn trọng khi giao dịch online dịp cận Tết
Thời điểm cuối năm, nhu cầu mua sắm gia tăng nên các giao dịch trực tuyến (online) tăng mạnh. Do đó, người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng trước muôn vàn chiêu thức lừa đảo đang “nở rộ”.
Sập bẫy vay tiền online, lãi suất thấp
(BGĐT) – Vì nhẹ dạ cả tin, chị Trần Thị T (SN 1987) ở xã Đức Giang, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) sập bẫy vay tiền online, lãi suất thấp và mất 48 triệu đồng khi làm hồ sơ trên trang Facebook “Giải ngân siêu tốc”. Đến nay, toàn bộ trang cũng như thông tin về những nhân viên đã từng liên hệ với chị T đều “bốc hơi” không dấu vết.
tin tức bắc giang, bắc giang, quản lý chất lượng, hàng online, Kho hàng, An ninh mạng, Cục Quản lý thị trường tỉnh, thực phẩm chức năng giả, Facebook, Zalo, Tiktok, Công an tỉnh Bắc Giang