BẮC GIANG – Nhờ năng động, sáng tạo, người dân xã Hoàng Thanh (Hiệp Hòa) đã thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả, từng bước phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Mạnh dạn đầu tư
Gia đình anh Nguyễn Văn Huân (SN 1978) ở thôn Ngọc Cụ nhiều năm nay đầu tư chăn nuôi ngựa hàng hóa. Sau khi chọn mua ngựa giống tại các tỉnh miền núi trong nước và nước ngoài, gia đình anh đưa về chăm sóc, vỗ béo khoảng ba tháng thì xuất chuồng. Ngoài mua cám, vợ chồng anh trồng cỏ voi, ngô để làm thức ăn chăn nuôi. Theo anh Huân, so với một số loài gia súc khác nuôi ngựa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngựa ít bị bệnh, giá bán ổn định. Tuy vậy, nghề này cần nguồn vốn khá lớn, với mỗi lứa nuôi 30-40 con, gia đình anh Huân thường phải đầu tư hàng tỷ đồng. Mỗi năm gia đình anh thu lãi 400-500 triệu đồng.
Mô hình chăn nuôi ngựa tại thôn Ngọc Cụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. |
Tại thôn Ngọc Cụ còn có khoảng 30 hộ chăn nuôi ngựa để phát triển kinh tế, hộ ít có từ 3-5 con, hộ nhiều có vài chục con. Trong thôn, nhiều hộ chăn nuôi gà, vịt thương phẩm, quy mô 8-10 nghìn con cung cấp cho các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Cùng đó, một số hộ kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng và khoảng 20 hộ chuyên làm chè lam, kẹo lạc.
Ông Đoàn Thế Chí, phó trưởng thôn Ngọc Cụ cho biết: “Nhờ người dân mạnh dạn, năng động thực hiện các mô hình sản xuất mới, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật nên mang lại hiệu quả cao, đời sống ngày càng khấm khá. Toàn thôn có 217 hộ với hơn một nghìn nhân khẩu song đến nay chỉ còn 1 hộ nghèo, 1 hộ cận nghèo. Hiện thôn đã hoàn thành các tiêu chí thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu”.
Không chỉ ở thôn Ngọc Cụ, các thôn khác của xã Hoàng Thanh cũng sáng tạo tìm hướng phát triển kinh tế gắn với điều kiện tự nhiên và lợi thế địa phương. Đơn cử như địa bàn các thôn Đồng Minh, Đồng Thanh có chợ và giáp tỉnh lộ 297 nên các hộ dân đã đầu tư nhập hàng hóa từ Lạng Sơn về kinh doanh. Hoặc thôn Ngọc Sơn do giáp ranh với xã Hoàng Lương – địa phương nổi tiếng với nghề nuôi cá, trồng rau cần nên nhiều năm nay đã khai thác lợi thế để phát triển mô hình sản xuất này.
Ông Lê Văn Tính, trưởng thôn Ngọc Sơn thông tin: “Toàn thôn có 223 hộ dân, trong đó gần một nửa hộ trồng cần, nuôi cá với tổng diện tích hơn 15 ha được quy hoạch liền khoảnh. Mô hình này được sản xuất quanh năm, bình quân mỗi sào, hộ dân thu lãi khoảng 9-10 triệu đồng, cao gấp cả chục lần so với trồng lúa”.
Tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện
Xã Hoàng Thanh có hơn 1,4 nghìn hộ dân với gần 6,6 nghìn nhân khẩu. Theo ông Trần Văn Cường, Bí thư Đảng ủy xã, những năm gần đây, xã đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch về phát triển KT-XH, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, trong đó định hướng phát triển nông nghiệp kết hợp công nghiệp, thương mại – dịch vụ nhằm khai thác lợi thế địa phương.
Người dân thôn Ngọc Lâm phát triển kinh doanh thương mại – dịch vụ. |
UBND xã phối hợp với các đơn vị chức năng, chỉ đạo cán bộ, đảng viên, hội viên tuyên truyền, vận động hộ dân đưa vào canh tác các giống lúa, lạc chất lượng; triển khai mô hình sản xuất có liên kết, bao tiêu sản phẩm. Mặc dù diện tích đất canh tác trên địa bàn giảm dần song nhờ tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, trồng các loại cây có năng suất, chất lượng nên sản lượng lương thực có hạt liên tục tăng. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2022 đạt 145 triệu đồng/ha.
Hằng năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã Hoàng Thanh giảm nhanh. Riêng năm 2022, toàn xã giảm 2,2% hộ nghèo. Với tỷ lệ 0,97% hiện nay, xã Hoàng Thanh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện và thấp hơn mặt bằng chung của huyện khoảng 1,7%. Kinh tế ngày càng phát triển, người dân có điều kiện đóng góp đầu tư xây dựng hạ tầng, các công trình phúc lợi. |
Hệ thống bán lẻ hàng hóa trên địa bàn không ngừng mở rộng, số hộ kinh doanh cá thể toàn xã tăng hơn 25% so với hai năm trước. Các loại hình kinh doanh, buôn bán mới xuất hiện như: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, giải trí, điện tử. Cùng đó, hoạt động buôn bán tại chợ Hoàng Thanh khá sầm uất với 50 hộ kinh doanh cố định đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao thương hàng hóa giữa người dân trong và ngoài địa phương.
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển, hiện toàn xã có 14 doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực may mặc, cơ khí, sản xuất sản phẩm từ gỗ. Tại đây đang giải quyết việc làm cho hơn 1,5 nghìn lao động với thu nhập bình quân 10-15 triệu đồng/người/tháng.
Cấp ủy, chính quyền xã Hoàng Thanh cũng quan tâm triển khai kịp thời các văn bản, chính sách vay vốn phát triển sản xuất giúp xóa đói, giảm nghèo bền vững. Trong đó phối hợp triển khai các dự án hỗ trợ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống của người dân.
Đơn cử như dự án nuôi bò sinh sản tại thôn Ngọc Cụ với tổng kinh phí đầu tư gần 170 triệu đồng từ ngân sách nhà nước và hộ dân. Thụ hưởng từ dự án đã có 6 hộ nghèo, cận nghèo được tặng bò giống đồng thời được các hội, đoàn thể hướng dẫn kỹ thuật để chăn nuôi hiệu quả. Nhờ đồng bộ các giải pháp, hằng năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm nhanh. Riêng năm 2022, toàn xã giảm 2,2% hộ nghèo. Với tỷ lệ 0,97% hiện nay, xã Hoàng Thanh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện và thấp hơn mặt bằng chung của huyện khoảng 1,7%.
Kinh tế ngày càng phát triển, người dân có điều kiện đóng góp đầu tư xây dựng hạ tầng, các công trình phúc lợi. Năm 2020, xã Hoàng Thanh được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn NTM. Hiện nay toàn bộ tuyến đường trục xã, trục thôn được cứng hóa, các thôn đều có nhà văn hóa khang trang, các trường học đạt chuẩn.
Đảng ủy, UBND xã Hoàng Thanh tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên, nhân dân tiếp tục mạnh dạn, sáng tạo thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao giá trị đất nông nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phấn đấu không còn hộ nghèo trên địa bàn và trở thành xã NTM nâng cao vào năm 2025.
Vi Lệ Thanh
Yên Thế: Giảm nghèo bền vững ở địa bàn đặc biệt khó khăn
BẮC GIANG – Cùng với các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, người dân ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Yên Thế tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao vào canh tác. Nhiều hộ đã thoát nghèo và làm giàu.
Giảm nghèo ở xã vùng cao Phong Vân
BẮC GIANG – Với một xã vùng cao còn nhiều khó khăn như Phong Vân (Lục Ngạn),
giảm nghèo luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân nơi đây.
Tạo việc làm tại chỗ, giảm nghèo bền vững
BẮC GIANG – “Không phải mỗi năm có bao nhiêu hộ ra khỏi danh sách hộ nghèo, điều quan trọng là những hộ ấy đã thoát nghèo như thế nào và phải tạo cơ hội để họ tự vươn lên. Đây chính là yếu tố tiên quyết để xã triển khai chương trình giảm nghèo bền vững”, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Thiện (Tân Yên) chia sẻ.
Nêu cao ý chí tự lực, chung tay giảm nghèo
BẮC GIANG – Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn song với ý chí tự lực, nhiều hộ tự nguyện xin thoát nghèo. Với họ, quyết định này là sự khẳng định nỗ lực vươn lên và lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Đầu tư hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ giảm nghèo
BẮC GIANG – Nhờ cơ chế hỗ trợ, nhiều công trình hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa. Qua đó, từng bước góp phần thay đổi diện mạo, tạo “đòn bẩy” giảm nghèo nhanh, bền vững.
Trái ngọt từ “vườn cây giảm nghèo”
BẮC GIANG – Phong trào tặng “vườn cây giảm nghèo” đang được các cấp hội, đoàn thể trên địa bàn huyện Tân Yên nhân rộng, tạo động lực cho nhiều hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn vươn lên.
tin tức bắc giang, bắc giang, phát triển dịch vụ, kinh doanh, mô hình sản xuất hiệu quả, ngân sách nhà nước, ứng dụng khoa học kỹ thuật, Khai thác lợi thế, giảm nghèo nhanh, phát triển nông nghiệp, chăn nuôi ngựa hàng hóa,