Powered by Techcity

Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII


Sáng 01/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình KT-XH năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KT-XH năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương… Hội nghị được kết nối tới 14.535 điểm cầu trực tuyến trên toàn quốc với trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, đồng chí Nguyễn Văn Gấu – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Tỉnh ủy viên; các đồng chí trưởng, phó các cơ quan, sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh,… Hội nghị được kết nối tới hơn 248 điểm cầu trong toàn tỉnh với 37.717 cán bộ, đảng viên tham dự.

Đồng chí Lê Minh Hưng – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Tại hội nghị, đồng chí Lê Minh Hưng – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Đồng chí cho biết, qua 7 năm thực hiện, với sự nỗ lực, quyết tâm cao của Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, việc tổ chức, thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn chưa đồng bộ, thiếu tổng thể, chưa gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo; phân cấp, phân quyền cho địa phương chưa mạnh, chưa đồng bộ, chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới…

Nguyên nhân chủ yếu là do mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện; nhận thức và hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động thiếu quyết liệt.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, BCH Trung ương, Bộ Chính trị đã thống nhất cao với quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thực hiện chủ trương tổng kết sớm, toàn diện Nghị quyết 18-NQ/TW trong toàn hệ thống chính trị. Bộ Chính trị xác định, việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cần thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng và cả hệ thống chính trị.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, trước hết là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cần gương mẫu, chủ động, thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”; xác định những nội dung, công việc ưu tiên và phối hợp nhịp nhàng trong triển khai thực hiện, quyết tâm hoàn thành việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đề ra.

Việc tổng kết phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cầu thị, cụ thể, sâu sắc, khẩn trương; đánh giá nghiêm túc, toàn diện về tình hình và kết quả đạt được, xác định rõ những yếu kém, bất cập, nguyên nhân; đề xuất với Bộ Chính trị, BCH Trung ương về chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính, khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu, cũng phải rà soát đề xuất lại; kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian.

Cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, chống lãng phí; chuyển đổi số quốc gia, xã hội hóa các dịch vụ công…, gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt các nội dung tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt các nội dung tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Theo đó, đồng chí thông tin về các căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn đặt ra yêu cầu đổi mới hoạt động của Quốc hội nhằm “tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế”. Những đổi mới từ tư duy đến hành động trong quá trình chuẩn bị, tổ chức và những kết quả đạt được của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Và nhiệm vụ trong thời gian tới, trọng tâm là để các luật, nghị quyết được Quốc hội vừa thông qua đi vào thực tiễn.

Đồng chí cho biết, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 18 luật, xem xét, thông qua 21 nghị quyết, trong đó có 4 nghị quyết quy phạm pháp luật với tỷ lệ tán thành cao; Quốc hội cũng đã cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác. Kỳ họp đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy tối đa nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua với tỷ lệ tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam – minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới và hành động quyết liệt, sẵn sàng vượt qua thách thức để mở ra cơ hội lớn cho đất nước.

Trong thời gian tới, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, bứt phá, chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tổ chức triển khai nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết vừa được thông qua, khẩn trương quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong hệ thống chính trị và toàn dân…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông tin tình hình KT-XH năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KT-XH năm 2025.

Tiếp đến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông tin tình hình KT-XH năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KT-XH năm 2025. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, tình hình KT-XH 11 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.

Dự kiến 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, nhất là mục tiêu tăng trưởng. Tăng trưởng cả năm ước đạt trên 7% (thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới); kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%. Tính đến cuối tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 715 tỷ USD, tăng 15,3%, xuất siêu trên 23 tỷ USD; ước cả năm đạt 807,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Thu hút FDI là điểm sáng và nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới…

Báo cáo KT-XH năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KT-XH năm 2025 đồng thời cũng chỉ ra một số tồn tại lớn, trong đó, thể chế, pháp luật vẫn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, nhất là quan điểm, quy trình, phương thức, phương pháp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đầu tư nguồn lực tài chính, con người cho công tác xây dựng pháp luật chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn…

Báo cáo xác định năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, vượt chướng ngại vật để về đích; lấy ổn định làm tiền đề thúc đẩy phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chỉ rõ một số chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7%, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thực hiện kế hoạch năm 2026 và cả giai đoạn 2021-2030.

Báo cáo nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2025, gồm: Tiếp tục hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; giữ đà, giữ nhịp và tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8%. Huy động tối đa các nguồn lực xã hội. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là các dự án lớn, quan trọng, trọng điểm quốc gia. Bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cả trước mắt và lâu dài. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Chú trọng phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phải đổi mới tư duy, bứt phá, vượt lên chính mình; vươn tới mục tiêu thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045; tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 2 con số liên tục trong những năm tiếp theo.

Trước mắt, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu GDP của năm 2024 và năm 2025, trong đó phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2 con số ngay từ thời gian đầu. Tiếp tục đột phá hơn nữa về thể chế phát triển, tháo gỡ hết khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để khơi thông mọi nguồn lực, cải cách hành chính mạnh mẽ, kiến tạo môi trường thuận lợi để phát triển.

Tổng Bí thư đề nghị trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước.

Về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV, Tổng Bí thư cho biết các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng đã được Trung ương xây dựng tương đối công phu, kỹ càng, khoa học. Nhiệm vụ của cấp ủy các cấp là sớm tổ chức cho cán bộ, đảng viên, nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào các Văn kiện. Từ nội dung dự thảo các văn kiện của Đại hội XIV, cấp ủy các cấp lấy đó làm cơ sở xây dựng nội dung cho các văn kiện của cấp mình, xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình đóng góp vào mục tiêu chung của đất nước trong giai đoạn tới.

BCH Trung ương Đảng tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức đảng, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp Nhân dân để bổ sung, hoàn thiện các Văn kiện để trình Đại hội XIV với tinh thần Văn kiện phải bám sát hơi thở cuộc sống, phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện. Văn kiện phải trở thành “sách giáo khoa”, “từ điển” để khi cần thì “tra” vào đó và sẽ thấy ngay “ánh sáng soi đường”. Hạn chế tối đa việc phải tiếp tục ban hành các nghị quyết, chỉ thị tiếp theo để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV. Bên cạnh đó, cấp ủy các cấp cần tập trung chuẩn bị nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ mới theo đúng các nội dung đã được hướng dẫn, chuẩn bị thật tốt đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển mới.

Về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Tổng Bí thư đề nghị các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.

Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”; “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”; “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”. Từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024); hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I/2025.

Tổng Bí thư lưu ý triển khai thực hiện khẩn trương nhưng bảo đảm thận trọng, chắc chắn, giữ vững nguyên tắc, tiếp thu ý kiến từ tổng kết thực tiễn, các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả kinh nghiệm nước ngoài… để đề xuất tinh gọn tổ chức bộ máy tối ưu nhất. Khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu, cũng phải rà soát đề xuất sắp xếp lại bên trong; kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian; cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, đẩy mạnh cải cách hành chính, chống lãng phí, chuyển đổi số quốc gia, xã hội hóa các dịch vụ công…

Yêu cầu chung là bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân… Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Không để cơ quan nhà nước là “vùng trú an toàn” cho cán bộ yếu kém.

Tổng Bí thư đề nghị từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Bộ Chính trị đã có chủ trương tạm dừng việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn (trừ những trường hợp thật sự cần thiết); tạm dừng việc tuyển công chức từ ngày 01/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương.

Các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân về chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới. Đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc việc thực hiện chủ trương này; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng việc sắp xếp tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và cơ quan, tổ chức.

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình. Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các đồng chí từ Trung ương đến cơ sở, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị; góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII; chuẩn bị thật tốt Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Kế thúc hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đồng chí nhấn mạnh, công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW cần đưa các quan điểm chỉ đạo của Trung ương thành hành động cụ thể, bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình và có kết quả rõ rệt. 

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu trao đổi, quán triệt 4 vấn đề các cấp, các ngành tỉnh cần tập trung, lưu ý trong thời gian tới. 

Ngay sau hội nghị toàn quốc, tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu trao đổi, quán triệt 4 vấn đề các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh cần tập trung, lưu ý trong thời gian tới.  

Đồng chí nhấn mạnh, thời gian qua, Trung ương và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thường xuyên nhấn mạnh thông điệp về khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao.

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, phổ biến để cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang, Nhân dân hiểu sâu sắc, đầy đủ về thông điệp khát vọng xây dựng đất nước hùng cường và kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Khơi dậy tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển từ mỗi gia đình, khát vọng phát triển quê hương đất nước.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các đồng chí trong quá trình xây dựng Báo cáo chính trị và văn kiện Đại hội Đảng cấp mình phải nêu bật, làm nổi bật, làm rõ và cụ thể hóa thông điệp này phù hợp với thực tế cơ quan, đơn vị, địa phương mình để triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Đồng chí yêu cầu Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với các Ban đảng nghiên cứu tiếp tục hướng dẫn, định hướng để các cấp ủy thể hiện đậm nét nội dung này trong Văn kiện Đại hội các cấp.

Về nội dung tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế và giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế, đồng chí đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực, kịp thời phát hiện, chủ động ban hành cơ chế, chính sách mới để tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn thuộc phạm vi, thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật. Kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Những nội dung thuộc thẩm quyền của Trung ương, đồng chí đề nghị HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, các sở, ngành và các đại biểu Quốc hội tỉnh tích cực phản ánh, kiến nghị để Trung ương tháo gỡ. Những giải pháp tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh tế, HĐND, UBND các cấp nghiên cứu kỹ lưỡng, triển khai, vận dụng trong quá trình xây dựng Nghị quyết và kế hoạch năm 2025.

Về việc triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW,  đồng chí nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, việc hệ trọng và cấp bách, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy. Do đó, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương cùng với nhiệm vụ chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ phải chọn đây là nhiệm vụ trọng tâm của tháng 12/2024 và Quý I năm 2025 để tập trung lãnh đạo, thực hiện.

Tăng cường tuyên truyền, làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, xác định rõ tâm thế tới đây sắp xếp, sàng lọc, giảm đầu mối, giảm số người giữ chức vụ, có thể phải điều động, luân chuyển, nghỉ chế độ, thôi chức vụ đang đảm nhiệm, giữ chức vụ thấp hơn, dũng cảm hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể để tinh gọn bộ máy, hiệu lực, hiệu quả.

Sau hội nghị, các ngành, đơn vị, địa phương chủ động bắt tay ngay vào xây dựng kế hoạch, đề án phục vụ việc tổng kết và sáp nhập tổ chức bộ máy; dự kiến sẵn phương án bố trí nhân sự theo hướng vì việc để chọn và bố trí người thực sự nổi trội, xứng đáng; dự kiến sẵn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác, quy chế hoạt động của các cơ quan sau chia tách, sáp nhập; dự kiến ban hành và chuẩn bị nguồn lực để thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Việc triển khai thực hiện vừa khẩn trương nhưng cũng cần thận trọng, đề cao sự dân chủ, khách quan, công tâm, minh bạch, tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm tiêu cực trong sắp xếp tổ chức bộ máy.

Đối với cấp tỉnh, giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các cơ quan liên quan, khẩn trương tham mưu, đề xuất với ban Ban Thường vụ Tỉnh uỷ việc triển khai thực hiện việc tổng kết này.

Vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số hiện tượng, đối tượng xấu sử dụng công nghệ thông tin để cắt ghép hình ảnh một số đồng chí lãnh đạo, cán bộ, đảng viên gắn với các hình ảnh nhạy cảm và thông tin giả mạo; sau đó phát tán trên không gian mạng hoặc gửi qua các ứng dụng, mạng xã hội nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín, danh dự, lừa đảo, tống tiền. Nội dung này Công an tỉnh đã thường xuyên cảnh báo, vừa qua UBND tỉnh cũng đã có văn bản cảnh báo, chỉ đạo, nhắc nhở. Gần đây nhất Công an tỉnh cũng đã làm rõ có đối tượng ở tỉnh ngoài thực hiện hành vi cắt ghép hình ảnh nhằm vu khống, đe dọa, lừa đảo.

Đồng chí đề nghị các cấp ủy, cơ quan, đơn vị tăng cường quán triệt cán bộ, đảng viên nâng cao cảnh giác, thực hiện các giải pháp phòng ngừa, tự bảo vệ như lực lượng công an, các cơ quan quản lý nhà nước đã khuyến cáo.

Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước khi sử dụng mạng xã hội, nhất là Quy định số 85-QĐ/TW ngày 07/10/2022 của Ban Bí thư về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên internet, mạng xã hội. Khi phát hiện có bài viết, hình ảnh nhạy cảm, xuyên tạc hoặc có nội dung chứa bí mật nhà nước trên mạng xã hội thì tuyệt đối không sao chép, chia sẻ, bình luận; kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để xác minh, giải quyết./.

Dương Thủy





Nguồn: https://bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/St1DaeZNsp94/content/hoi-nghi-quan-triet-trien-khai-tong-ket-viec-thuc-hien-nghi-quyet-so-18-nq-tw-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-ang-khoa-xii

Cùng chủ đề

Bắc Giang luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển

Chiều 03/01/2025, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức gặp mặt lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp (DN) và một số DN trên địa bàn tỉnh nhân dịp năm mới 2025. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Chân dung tân Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Hương

Chân dung tân Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Hương Nguồn: https://bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/St1DaeZNsp94/content/chan-dung-tan-pho-bi-thu-thuong-truc-tinh-uy-chu-tich-h-nd-tinh-bac-giang-nguyen-thi-huong

Chân dung tân Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh

Chân dung tân Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh Nguồn: https://bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/St1DaeZNsp94/content/chan-dung-tan-pho-bi-thu-tinh-uy-chu-tich-ubnd-tinh-bac-giang-nguyen-viet-oanh

HĐND tỉnh Bắc Giang bầu Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 02/01, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức kỳ họp lần thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) để quyết định một số nội dung liên quan đến công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND...

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đón Bằng công nhận đạt chuẩn mức 1

Chiều 01/01/2025, tại Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang, Tỉnh ủy Bắc Giang phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đạt chuẩn mức 1. Dự buổi lễ có GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; các đồng chí Ban...

Cùng tác giả

Miền Nam tăng 4.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (5/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự ổn định trong phiên cuối tuần. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang tiếp tục duy trì là thị trường có giá heo hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg. Ninh Bình có giá heo hơi thấp nhất khu vực với 67.000 đồng/kg. Các...

SABECO SPORTS HUB: HÀNH TRÌNH GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG

Lễ bế mạc SABECO Sports Hub và Tổng kết Giải bóng đá Thanh niên nông thôn toàn quốc năm 2024 vừa được diễn ra vào chiều ngày 14.12 tại Bắc Giang, đánh dấu một năm hợp tác hiệu quả giữa Trung ương Đoàn và SABECO. Chương trình không chỉ tôn vinh các thành tựu đạt được mà còn khẳng định cam kết lâu dài của các bên trong việc thúc đẩy phong trào thể thao, nâng cao sức khỏe...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Bắc Giang luôn đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển

Chiều 03/01/2025, Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức gặp mặt lãnh đạo các Hiệp hội doanh nghiệp (DN) và một số DN trên địa bàn tỉnh nhân dịp năm mới 2025. Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Đảng ủy Sở VHTTDL: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 –...

Chiều ngày 02/01/2025, Đảng ủy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Khổng Đức Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy Các cơ quan tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. Toàn cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy Sở VHTTDL trình bày Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng...

Cùng chuyên mục

Miền Nam tăng 4.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (5/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự ổn định trong phiên cuối tuần. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang tiếp tục duy trì là thị trường có giá heo hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg. Ninh Bình có giá heo hơi thấp nhất khu vực với 67.000 đồng/kg. Các...

SABECO SPORTS HUB: HÀNH TRÌNH GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG

Lễ bế mạc SABECO Sports Hub và Tổng kết Giải bóng đá Thanh niên nông thôn toàn quốc năm 2024 vừa được diễn ra vào chiều ngày 14.12 tại Bắc Giang, đánh dấu một năm hợp tác hiệu quả giữa Trung ương Đoàn và SABECO. Chương trình không chỉ tôn vinh các thành tựu đạt được mà còn khẳng định cam kết lâu dài của các bên trong việc thúc đẩy phong trào thể thao, nâng cao sức khỏe...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Đảng ủy Sở VHTTDL: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 –...

Chiều ngày 02/01/2025, Đảng ủy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Khổng Đức Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy Các cơ quan tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. Toàn cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Trọng Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy Sở VHTTDL trình bày Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng...

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận ở trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật...

Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030

Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030 Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công nhân truyền tải điện Gia Lai soi phát nhiệt tại TBA 500kV Pleiku 2. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Quyết định...

Giá heo hơi hôm nay 3/1/2025: Cao nhất 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (3/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục giá đi ngang trong ngày thứ ba của năm mới 2025. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang tiếp tục duy trì là tỉnh có giá heo hơi cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong khu vực đang giao dịch...

Tăng Axit uric máu, mỡ máu cao vì béo phì

Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Nồng độ Acid uric trong máu tăng do những nguyên nhân nào? Từ bệnh tim mạch, tiểu đường, đến những nguy cơ về thận, gan và các bệnh lý khác, béo phì gây ra hàng loạt hệ lụy sức khỏe mà nhiều người không ngờ tới. Hơn nữa, với tình trạng gia tăng béo...

Chân dung tân Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Hương

Chân dung tân Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Hương Nguồn: https://bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/St1DaeZNsp94/content/chan-dung-tan-pho-bi-thu-thuong-truc-tinh-uy-chu-tich-h-nd-tinh-bac-giang-nguyen-thi-huong

Chân dung tân Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh

Chân dung tân Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh Nguồn: https://bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/St1DaeZNsp94/content/chan-dung-tan-pho-bi-thu-tinh-uy-chu-tich-ubnd-tinh-bac-giang-nguyen-viet-oanh

Tin nổi bật

Tin mới nhất