Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt các tháng cuối 2023 và cả năm 2024.
Theo tính toán của EVN, có thể thiếu điện vào tháng 6, 7/2024. |
Theo đó, các tháng cuối năm 2023, cung ứng điện sẽ được bảo đảm, nhưng sang đến năm 2024, thiếu điện vẫn có thể xảy ra.
Có thể thiếu điện vào tháng 6, 7/2024
Bộ Công Thương cho biết, theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc cân đối cung cầu điện năm 2024 được tính toán với dự báo tăng trưởng phụ tải điện cơ sở (8,96%) với hai kịch bản lưu lượng nước về: bình thường (tần suất nước về 65%) và cực đoan (tần suất nước về 90%). Trong đó, cập nhật tiến độ các nguồn điện mới (Ialy mở rộng và các nguồn điện nhập khẩu từ Lào…).
Với phương án lưu lượng nước về bình thường, hệ thống điện quốc gia cơ bản đáp ứng cung ứng điện, tuy nhiên do công suất dự phòng của hệ thống điện miền Bắc thấp nên vẫn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về công suất đỉnh tại một số thời điểm (từ 13-16h, 19h-22h) trong ngày của các ngày nắng nóng.
Đối với trường hợp lưu lượng nước về cực đoan, việc bảo đảm cung cấp điện đặc biệt đối với khu vực miền Bắc sẽ gặp khó khăn hơn, có thể xuất hiện tình trạng thiếu công suất (khoảng 420 -1.770 MW) trong một số giờ cao điểm các tháng 6 và 7.
Do đó, trong thời gian tới, Bộ Công Thương Thực sẽ thực hiện cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển điện mặt trời áp mái ở những khu vực điều kiện kỹ thuật lưới điện cho phép (khu vực miền Bắc, các khu đô thị, khu/cụm/nhà máy công nghiệp, các khu công sở, trường học, bệnh viện…).
Đồng thời, chỉ đạo EVN/EVNNPT đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các công trình lưới điện, đặc biệt là công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Quỳnh Lưu – Thanh Hóa – Nam Định – Phố Nối…
EVN và các chủ đầu tư cũng phải đẩy nhanh tiến độ các dự án nhập khẩu điện từ các nhà máy điện tại Lào.
Chủ đầu tư chủ động hoàn thiện các thủ tục pháp lý để sớm đưa các dự án năng lượng tái tạo vào vận hành, khai thác hợp lý nguồn năng lượng tái tạo cùng với các nguồn điện khác.
Công suất dự phòng miền Bắc cuối năm 2023 ở mức thấp
Với những tháng còn lại của năm 2023 (giai đoạn từ tháng 9-12) Bộ Công Thương cho biết, theo tính toán, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 95,6-97,2 tỷ kWh, tăng trưởng 9,9%-11,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Lũy kế cả năm 2023, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 281,9-283,6 tỷ kWh, tăng từ 5,1-5,7% so với cùng kỳ năm 2022, đạt từ 99,1-99,6% so với kế hoạch năm 2023 được duyệt.
Bộ Công Thương cho biết, nhìn chung, với việc bảo đảm cung ứng than cho phát điện, sự cố các nhà máy nhiệt điện được khắc phục, mực nước hồ chứa thuỷ điện được cải thiện, có thể nhận định công tác cung ứng điện trong các tháng còn lại của năm 2023 về cơ bản sẽ được bảo đảm, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
“Tuy nhiên, do các tổ máy nhiệt điện miền Bắc phải thực hiện bảo dưỡng sửa chữa theo kế hoạch để chuẩn bị sẵn sàng cho phát điện mùa khô năm 2024, công suất dự phòng miền Bắc ở mức thấp tại một số thời điểm trong các tháng cuối năm 2023.
Để chủ động ứng phó những điều kiện xếp chồng bất lợi trong cung ứng điện có thể xảy ra trong thời gian những tháng cuối năm 2023 như nhu cầu phụ tải tăng cao, lưu lượng nước về hồ tiếp tục thấp…phải tiếp tục quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp về vận hành, tiết kiệm điện và đẩy nhanh tiến độ đưa các công trình nguồn, lưới truyền tải vào khai thác”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Để bảo đảm cung ứng điện cho những tháng cuối năm 2023, Bộ Công Thương yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vận hành hồ chứa thủy điện cập nhật thường xuyên và bám sát tình hình thủy văn các hồ chứa thủy điện để có kế hoạch vận hành hồ chứa tối ưu và hiệu quả, đảm bảo an ninh cung cấp điện thời gian tới.
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản, Tổng công ty Đông Bắc bảo đảm cung cấp đủ than cho sản xuất điện.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam bảo đảm ưu tiên cung cấp khí cho sản xuất điện.
Sơn Động: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
BẮC GIANG – Ngày 24/10, đồng chí Ngụy Văn Tuyên, Bí thư Huyện ủy Sơn Động (Bắc Giang) kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm gồm: Đường dẫn và cầu Suối Xả, xã Cẩm Đàn; cải tạo, nâng cấp đường vào trung tâm xã Giáo Liêm; thi công đường từ quốc lộ 31 vào Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ, xã An Lạc.
Theo VTC News
Hai kịch bản, cung ứng điện năm 2024, điện sản xuất, nguy cơ thiếu điện