BẮC GIANG – Thời gian qua, HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành nhiều nghị quyết về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để có quỹ đất thực hiện các công trình, dự án phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi gặp một số khó khăn, vướng mắc. Chính quyền các địa phương, ngành chức năng đang từng bước tháo gỡ.
Nhiều dự án chưa được chuyển đổi
Từ năm 2021 đến nay, HĐND tỉnh ban hành 11 nghị quyết chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 96 dự án. Trong đó, 22 dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước và 74 dự án phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Tổng diện tích rừng chuyển đổi hơn 450 ha (gồm hơn 20 ha rừng phòng hộ và hơn 430 ha rừng sản xuất), tập trung tại các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế. Hiện 33 dự án đã được UBND tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với diện tích gần 136 ha. Các dự án còn lại đang hoàn thiện hồ sơ để thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định nhưng gặp một số khó khăn, vướng mắc; chủ yếu liên quan đến việc nộp tiền trồng rừng thay thế.
Các đơn vị thi công tuyến đường kết nối từ đường tỉnh 295 đến quốc lộ 37 (khu vực không liên quan đến đất rừng) để bảo đảm tiến độ. |
Đơn cử như dự án cải tạo đường dây 220 kV nhiệt điện Phả Lại – Bắc Giang 1 mạch thành 2 mạch trên địa bàn các huyện Yên Dũng, Lục Nam; dự án đầu tư tuyến đường kết nối từ đường tỉnh 295 đến quốc lộ 37 trên địa bàn các xã Tân Hưng và Hương Sơn (Lạng Giang)…
Được biết, tháng 11/2023, UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT chấp thuận phương án cho chủ đầu tư các dự án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (do tỉnh Bắc Giang không bố trí được quỹ đất). Tuy nhiên, nhiều tháng trôi qua, đến nay, các chủ dự án vẫn chưa nhận được chấp thuận việc nộp tiền. Nguyên nhân do Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa bố trí được việc trồng rừng thay thế ở tỉnh khác; trường hợp lựa chọn được địa phương tiếp nhận cũng phải chờ đợi địa phương này thực hiện các thủ tục phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế.
Ông Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh cho hay: “Đơn vị thực hiện dự án đầu tư tuyến đường kết nối từ đường tỉnh 295 đến quốc lộ 37 (diện tích rừng chuyển đổi là 1,94 ha), chiều dài gần 3 km và dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2025. Vì chưa được nộp tiền trồng rừng thay thế nên chưa thể thi công phần diện tích liên quan đến đất rừng chuyển đổi.
Từ năm 2021 đến nay, HĐND tỉnh ban hành 11 nghị quyết chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 96 dự án. Trong đó, 22 dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước và 74 dự án phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tổng diện tích rừng chuyển đổi hơn 450 ha. |
Tháng 1/2024, đơn vị tiếp tục có văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét giải quyết vướng mắc để được giao đất thi công tuyến đường nhưng vẫn chưa có kết quả”. Bên cạnh đó, nhiều dự án đã có thông báo số tiền phải nộp để trồng rừng thay thế nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Ngược lại, một số dự án đã nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế nhưng chưa đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Cụ thể là còn vướng mắc về quy hoạch vùng, quy hoạch xã; chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư…
Một số dự án đã thi công, thực hiện xong (chủ yếu liên quan đến dự án đầu tư công sử vốn ngân sách nhà nước) nhưng do vướng mắc về thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nên sau đó mới lập hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
Để giải quyết khó khăn liên quan đến việc nộp tiền trồng rừng thay thế, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số thông tư thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2024. Theo hướng dẫn, các chủ dự án có thể tạm nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh theo đơn giá UBND tỉnh ban hành, sau đó chuyển về quỹ của T.Ư. Hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn sớm tham mưu đơn giá phù hợp.
Đối với các dự án đã hoàn thành thủ tục chuyển đổi, tỉnh chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng tăng cường giám sát, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất rừng ngoài phạm vi cho phép. Mặt khác, không để xảy ra tình trạng chặt phá rừng, tự ý san lấp mặt bằng khi chưa có quyết định phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm.
Ông Hà Minh Quý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, một số quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp chưa phù hợp với thực tế, cần tiếp tục kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý chắc chắn giúp bảo vệ, phát triển rừng. Để tháo điểm nghẽn trong việc chuyển mục đích sử dụng rừng chưa phù hợp với quy hoạch, giải pháp quan trọng, cấp thiết đặt ra là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trong lĩnh vực này, đi đôi với đó là tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu.
Được biết, Điều 248, Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/4/2024 (Luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp đã quy định rõ điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; mở rộng thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng cho cấp tỉnh. Ví như, theo quy định cũ, HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng một số loại rừng cụ thể, trong phạm vi diện tích nhất định.
Luật mới quy định, HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trừ trường hợp dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công… Theo ông Hà Minh Quý, những điều chỉnh của Luật mới sẽ giải quyết, tháo gỡ được các vướng mắc liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; giúp các chủ đầu tư dự án rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện
Bài, ảnh: Mạc Yến
Bắc Giang: Trồng được hơn 1,3 nghìn ha rừng tập trung
BẮC GIANG – Thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” dịp xuân Giáp Thìn năm 2024, gắn với triển khai Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 1.303 ha rừng sản xuất tập trung, đạt 16,3% kế hoạch (tăng 176 ha so với cùng kỳ năm 2023) và hơn 1 triệu cây phân tán các loại (tăng hơn 500 nghìn cây so với năm 2023).
Tín chỉ các bon – hướng mới phát triển kinh tế rừng
BẮC GIANG – Tín chỉ các bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí các bon dioxide (CO2) hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Vì vậy, việc vận hành thị trường tín chỉ các bon trong thời gian tới sẽ đem lại nhiều cơ hội nâng cao thu nhập cho người trồng rừng của tỉnh.
Nhân lên phong trào trồng cây, gây rừng
BẮC GIANG – Ngay từ đầu năm, nhiều hộ dân và doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đã khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết bước vào vụ trồng rừng mới. Tại nhiều khu rừng trồng khai thác năm trước nay đã có cây non phủ xanh.
tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Bảo vệ và Phát triển rừng, quy hoạch lâm nghiệp, trồng rừng, Gỡ vướng, chuyển mục đích sử dụng rừng, nghị quyết, hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ