BẮC GIANG – Những năm gần đây, đời sống người dân vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm. Đó là thành quả từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quyết tâm vượt khó, thoát nghèo của người dân và vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Là địa phương có diện tích rừng sản xuất lớn (bình quân 3,5 ha/hộ), ngay đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng ủy xã Hữu Sản (Sơn Động) đưa nội dung phát triển kinh tế rừng, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn vào nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH. Từ năm 2022 đến nay, Đảng ủy xã yêu cầu từng đồng chí đảng ủy viên báo cáo kết quả thực hiện trên địa bàn được giao phụ trách tại hội nghị giao ban hằng tháng.
Sau 4 năm trồng táo, gia đình chị Leo Thị Vòng, thôn Thích, xã Phú Nhuận (Lục Ngạn) có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. |
Giao nhiệm vụ và định kỳ đánh giá kết quả cụ thể, kiểm điểm, phân loại thi đua sát sao. Nhờ đó đến nay, toàn xã đã có 2.026/2.100 ha rừng được chuyển hóa sang rừng gỗ lớn và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Từ trồng rừng, mỗi năm người dân địa phương thu hơn 35 tỷ đồng, nhiều hộ có điều kiện cải tạo nhà ở, vươn lên thoát nghèo. Riêng năm 2023, trong số 30 hộ thoát nghèo có hơn 70% số hộ trồng rừng sản xuất.
Giai đoạn 2021 – 2025, toàn tỉnh có 28 xã với 244 thôn, bản ĐBKK. Từ các chương trình hỗ trợ phát triển KT-XH của T.Ư, tỉnh dành nhiều nguồn lực đầu tư hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất. Tại các địa phương, căn cứ vào tình hình thực tế, cấp ủy, chính quyền đưa ra giải pháp cụ thể nhằm khai thác lợi thế.
Ví như xã Đại Sơn (Sơn Động), ngày 6/1/2021, Đảng ủy xã ban hành nghị quyết về việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. Ban nông nghiệp của xã được thành lập để hỗ trợ, hướng dẫn người dân sản xuất nông sản an toàn; tăng cường quảng bá thương hiệu nông sản. Nhờ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp của xã không ngừng tăng (năm 2023 ước đạt 89,6 tỷ đồng, tăng 34,4 tỷ đồng so với năm 2021), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,3%.
Tại xã Phú Nhuận (Lục Ngạn), hằng năm, Đảng ủy xã đều ban hành nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác giảm nghèo. Từng cán bộ, đảng viên nêu gương, đăng ký giảm nghèo và tự kiểm điểm, nhận trách nhiệm trước chi bộ về kết quả thực hiện. Cùng đó, cấp ủy giao những cán bộ, đảng viên có mức sống khá trở lên đăng ký, cam kết nhận giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo và những hộ có thu nhập thấp. Nhờ đó, đến nay, toàn xã chỉ còn 125 hộ nghèo, chiếm 11,37% (giảm 231 hộ so với đầu nhiệm kỳ).
Những năm gần đây, nhiều xã ĐBKK của tỉnh đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành vùng cây ăn quả, vùng chăn nuôi sản xuất hàng hóa tập trung, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm. Cụ thể, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo tại vùng ĐBKK giảm 2,35% so với năm 2021 và dự kiến hết năm nay sẽ giảm 2,5% so với năm ngoái. Mặc dù vậy, kết quả giảm nghèo tại những địa bàn này còn thiếu bền vững, mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản còn cao.
Đồng chí Chu Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Qua rà soát, hết năm 2023, toàn huyện còn 2.005 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,53%. Các trường hợp này chủ yếu tập trung tại các xã ĐBKK của huyện, trong đó nhiều trường hợp thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, bệnh hiểm nghèo, không có khả năng lao động… Cùng với triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chúng tôi sẽ quan tâm huy động nguồn xã hội hóa, giúp số hộ này cải tạo nhà ở, tặng học bổng cho con em các gia đình”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1% bình quân toàn tỉnh, trong đó các xã ĐBKK còn 12,6%. |
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1% bình quân toàn tỉnh, trong đó các xã ĐBKK còn 12,6%. Cụ thể hóa mục tiêu này, các địa phương chủ động rà soát, lồng ghép hiệu quả nguồn lực đầu tư trên cơ sở hỗ trợ có điều kiện, ưu tiên vùng khó khăn hơn.
Tại huyện Yên Thế, cùng với nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan chuyên môn của huyện tăng cường hỗ trợ các hộ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 103 hộ nghèo, hộ cận nghèo, 239 hộ kinh doanh tại vùng ĐBKK được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất.
Tại huyện Sơn Động, để ra khỏi danh sách huyện nghèo vào năm 2025, Huyện ủy ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề. Trong nhiệm kỳ này, huyện tập trung hỗ trợ theo hướng khai thác lợi thế, tạo ra sản phẩm hàng hóa đặc trưng. Đồng chí Ngụy Văn Tuyên, Bí thư Huyện ủy Sơn Động cho biết: “Huyện sẽ ưu tiên hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của các xã. Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 có 40% số xã về đích nông thôn mới, hướng đến huyện nông thôn mới vào năm 2030, Huyện ủy đã rà soát, xác định lộ trình cụ thể đối với từng xã, trong đó đặt nhiệm vụ giảm nghèo lên hàng đầu”.
Đích đến của những nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo là nâng cao đời sống người dân, tạo sức bật cho thôn, xã ĐBKK của tỉnh phát triển, rút ngắn khoảng cách vùng miền. Do đó, cùng với hoàn thiện hạ tầng cơ sở thiết yếu, các địa phương cần quan tâm phát triển sản xuất, chuyển đổi sinh kế, tạo động lực cho hộ nghèo chủ động vươn lên. Với những hộ nghèo thuộc nhóm bảo trợ xã hội, bệnh hiểm nghèo, khuyết tật nặng, không có khả năng lao động, cơ quan chuyên môn, các địa phương cần đánh giá, tham mưu, đề xuất những chính sách phù hợp; huy động nguồn lực xã hội hóa để không có ai bị bỏ lại phía sau.
Bài, ảnh: Sỹ Quyết
Nông dân Hiệp Hòa sản xuất giỏi, giảm nghèo nhanh
BẮC GIANG – Nhờ biết khai thác lợi thế địa phương, mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình sản xuất phù hợp, hiệu quả, nông dân huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) từng bước nâng cao thu nhập, giảm nghèo nhanh và làm giàu chính đáng.
Khai thác lợi thế để giảm nghèo nhanh
BẮC GIANG – Nhờ năng động, sáng tạo, người dân xã Hoàng Thanh (Hiệp Hòa) đã thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả, từng bước phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Yên Thế: Giảm nghèo bền vững ở địa bàn đặc biệt khó khăn
BẮC GIANG – Cùng với các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, người dân ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Yên Thế tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao vào canh tác. Nhiều hộ đã thoát nghèo và làm giàu.
Giảm nghèo ở xã vùng cao Phong Vân
BẮC GIANG – Với một xã vùng cao còn nhiều khó khăn như Phong Vân (Lục Ngạn),
giảm nghèo luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân nơi đây.
Tạo việc làm tại chỗ, giảm nghèo bền vững
BẮC GIANG – “Không phải mỗi năm có bao nhiêu hộ ra khỏi danh sách hộ nghèo, điều quan trọng là những hộ ấy đã thoát nghèo như thế nào và phải tạo cơ hội để họ tự vươn lên. Đây chính là yếu tố tiên quyết để xã triển khai chương trình giảm nghèo bền vững”, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Thiện (Tân Yên) chia sẻ.
Nêu cao ý chí tự lực, chung tay giảm nghèo
BẮC GIANG – Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn song với ý chí tự lực, nhiều hộ tự nguyện xin thoát nghèo. Với họ, quyết định này là sự khẳng định nỗ lực vươn lên và lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, tỷ lệ hộ nghèo, công tác giảm nghèo, sản phẩm OCOP, Giảm nghèo vùng khó khăn, bảo trợ xã hội, nguồn xã hội hóa, Từ nghị quyết đến cuộc sống, quyết tâm vượt khó, thoát nghèo