Powered by Techcity

Doanh nghiệp dệt may với cuộc đua “xanh hoá

Đứng trước những thách thức toàn cầu và yêu cầu từ thị trường nội địa, ngành dệt may cần phải thay đổi tận gốc từ chuỗi cung ứng đến công nghệ, từ nguồn nhân lực đến quy trình sản xuất.

Định hướng phát triển bền vững

“Xanh hóa” sản xuất là yêu cầu tất yếu đối với mọi doanh nghiệp, ngành dệt may cũng không nằm ngoài xu hướng này. Hiện nay, quá trình chuyển đổi sang sản xuất bền vững đang lan tỏa mạnh mẽ trong ngành, bao gồm cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh của ngành dệt may hiện đối mặt với yêu cầu đổi mới toàn diện để nâng cao giá trị và đạt được tính bền vững lâu dài.

Tại Hội nghị “Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc – Xúc tiến đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh, phát triển bền vững trong nền kinh tế số” do Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư và Du lịch Hà Nội tổ chức, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã chia sẻ về các mục tiêu trong chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2035.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITA). Ảnh: Nguyễn Linh

Theo Quyết định 1643/QĐ-TTg, ngành dệt may đặt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ 6,8% đến 7,2% mỗi năm trong giai đoạn 2021 – 2030, và từ 7,5% – 8% cho giai đoạn 2021 – 2025. “Với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 là 50 – 52 tỷ USD và đến năm 2030 lên tới 68 – 70 tỷ USD, ngành dệt may cần không chỉ tăng cường sản xuất mà còn phải đầu tư mạnh mẽ vào chuỗi giá trị”, ông Cẩm nhìn nhận.

Đặc biệt, tỷ lệ giá trị nội địa trong ngành dệt may cũng được kỳ vọng tăng từ 51 – 55% trong giai đoạn 2021 – 2025, và từ 56 – 60% trong giai đoạn 2026 – 2030. Điều này đòi hỏi ngành phải tập trung tối ưu hóa nguồn cung trong nước, phát triển mạng lưới sản xuất hiện đại, đồng thời nâng cao năng lực quản lý. 

Để đạt được các mục tiêu này, Chính phủ đã đặt ra định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn và tối ưu hóa chuỗi giá trị nội địa, nhằm xây dựng thương hiệu dệt may Việt Nam có chất lượng cao và sức cạnh tranh nội địa lẫn thị trường quốc tế.

Ngoài ra, việc “xanh hóa” và phát triển bền vững cũng là những yêu cầu cạnh tranh mà các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đòi hỏi ở các nhà cung cấp. Các sản phẩm may mặc xuất khẩu vào châu Âu hiện phải đáp ứng yêu cầu sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa. 

Đây là các tiêu chuẩn không chỉ về giá cả, chất lượng mà còn bao gồm các chỉ số phát triển bền vững như ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường). Những nhà cung cấp đáp ứng được các yêu cầu này sẽ có lợi thế cạnh tranh và thu hút nhiều đơn hàng hơn.

Định hướng phát triển từ nay đến năm 2030 của ngành dệt may là từng bước dịch chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững. Đây là một bước chuyển quan trọng, đòi hỏi sự đồng bộ từ các khâu sản xuất, kinh doanh, công nghệ cho đến tiêu dùng, nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và nâng cao tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng trong nước. 

Tầm nhìn đến năm 2035, ngành dệt may Việt Nam đặt trọng tâm vào phát triển bền vững, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi cung ứng nội địa và đặc biệt là xây dựng các thương hiệu quốc gia đạt tầm quốc tế.

Chinh phục thị trường khó tính nhờ chất lượng

Ông Trương Văn Cẩm cho biết hiện các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ đều yêu cầu khắt khe về sản phẩm dệt may. Điển hình, Liên minh châu Âu đã đưa ra chiến lược “Dệt may bền vững” yêu cầu sản phẩm phải có độ bền cao, có thể tái sử dụng, và chứa hàm lượng tái chế nhất định. Đồng thời, các doanh nghiệp phải minh bạch hóa thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Đối với thị trường Mỹ, Đạo luật chống lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ đã đặt ra yêu cầu khắt khe về chuỗi cung ứng, buộc doanh nghiệp Việt Nam phải xác định rõ nguồn gốc nguyên liệu, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn nhân quyền và bảo vệ môi trường. Các đạo luật này đòi hỏi sự thay đổi lớn từ các doanh nghiệp dệt may, từ quy trình quản lý chuỗi cung ứng đến cải tiến công nghệ sản xuất. 

Trong nước, lộ trình cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về mục tiêu Net Zero vào năm 2050 đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành dệt may. Để đáp ứng các yêu cầu này, ngành này cần đầu tư lớn vào công nghệ dệt nhuộm, chuyển đổi số và tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, việc tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào cũng là điều cần thiết để tận dụng các ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã ký kết.

Để thích ứng với các yêu cầu đó, ngành dệt may Việt Nam đã và đang đầu tư vào các giải pháp như xử lý nước thải, tái chế chất thải và giảm thiểu khí thải. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi từ việc sử dụng than, dầu sang các nguồn năng lượng thân thiện hơn như điện và biomas… nhằm giảm tác động đến môi trường. 

Chính phủ cần đồng hành cùng doanh nghiệp dệt may để xây dựng “chiến lược xanh hóa”.

Đặc biệt, sử dụng các nguyên liệu thân thiện môi trường và truyền thống như tơ tằm, đay, gai, chuối, dứa, tre. Xu hướng này vừa đáp ứng yêu cầu thị trường vừa giúp phát huy giá trị bản địa của ngành dệt may. Bên cạnh đó, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng địa bàn để thu gom và xử lý nước thải, phế thải hay lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái cũng góp phần tạo nên môi trường sản xuất xanh và bền vững hơn.

Khoảng ba năm trở lại đây, Tổng công ty May 10 đã triển khai nhiều hoạt động xanh hóa sản xuất như đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, sử dụng ít điện năng; đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời, điện áp mái; liên kết chuỗi sản xuất tại Việt Nam và nước ngoài để sử dụng nhiều nhất các sản phẩm tái chế, từ thiên nhiên,…

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 chia sẻ: “Xanh hóa sản xuất không còn là việc muốn hay không mà đến nay đã trở thành yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp hướng tới xuất khẩu bền vững. Ngay cả trong quá trình sản xuất, những nhiên liệu đầu vào đốt bằng than cũng đang được chuyển đổi sang nhiên liệu đốt bằng điện sinh khối nhằm bảo đảm lượng khí thải carbon ít nhất. Dự kiến, trong năm 2024, nếu toàn bộ dự án của May 10 đi vào hoạt động sẽ giúp giảm phát thải hơn 20.000 tấn carbon ra môi trường”.

Tương tự, TNG Thái Nguyên và LGG Bắc Giang cũng là những đơn vị tiên phong trong việc chuyển đổi sản xuất bền vững. Trong đó, yếu tố môi trường làm việc, nguồn nhân lực đào tạo chất lượng cao cùng hệ thống máy móc trang bị hiện đại là những ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp này hướng đến. Kết quả thu được từ quá trình chuyển đổi chính là khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ giúp người lao động có thể yên tâm làm việc. 

Cùng với đó, hệ thống máy móc hiện đại có khả năng đáp ứng những yêu cầu cao về bảo vệ môi trường trong sản xuất, giảm thiểu chi phí nguyên liệu, giá thành sản xuất. Chẳng hạn với TNG Thái Nguyên, vào những ngày đủ nắng, dàn pin mặt trời có thể cung cấp đủ 100% năng lượng điện cho nhà máy, trung bình thì có thể đạt khoảng 70 – 80% nhu cầu tiêu thụ điện.

Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. “Chính phủ phải đồng hành cùng doanh nghiệp để xây dựng “chiến lược xanh hóa”, đầu tư các nhà máy có hạ tầng đạt các chuẩn mực đánh giá của các nhãn hàng như môi trường làm việc, nước thải, khí thải, năng lượng tái tạo bằng điện mặt trời áp mái…”, ông Cẩm thẳng thắn.

Nguồn: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-det-may-voi-cuoc-dua-xanh-hoa-d228546.html

Cùng chủ đề

Petrolimex ủng hộ 500 triệu đồng tới Quỹ Khuyến học Trường THPT Lục Ngạn số 1

Ngày 5.9.2024, trong lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT Lục Ngạn số 1, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ủy quyền cho Công ty Xăng dầu Hà Bắc với đại diện là ông Phạm Ngọc Huỳnh, Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty, trao 500 triệu đồng tặng Quỹ khuyến học của trường. Với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia và an ninh...

Phát triển hợp tác xã trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

BẮC GIANG - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025.Kế hoạch đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTXNN theo định hướng phát triển bền...

Xây dựng đô thị xanh, nông nghiệp sinh thái |=> Đăng trên báo Bắc Giang

BẮC GIANG - Nắm bắt xu hướng phát triển đô thị xanh, nông nghiệp sinh thái, huyện Lạng Giang đang tập trung bắt tay vào thực hiện. Đây là việc mới, do vậy mỗi bước đi đều thận trọng và tuân thủ đúng quy hoạch.Là cán bộ công tác lâu năm trong ngành Nông nghiệp, hiện đã nghỉ hưu nhưng ông Vũ Đình Phượng, nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT luôn quan tâm, dõi theo những bước...

Cùng tác giả

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị – Chi LăngVốn tín dụng cho Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng chỉ được thông bằng giải pháp kép: nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia lên 70% và xử lý dứt điểm vướng mắc tại Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Thi công Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng. Công ty cổ phần cao...

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện. Cuộc thi được tổ chức nhằm...

Nâng cao sự chủ động của Quốc hội trong giám sát triển khai luật để gỡ điểm nghẽn

Chỉ ra được đặc điểm nhận dạng của văn bản trái pháp luật Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, Quốc hội có 2 quyền năng lớn là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước qua xây dựng pháp luật; và thực hiện chức năng giám sát tối cao. Vậy, “Chúng ta phải tìm được câu trả lời thực sự giám sát đã thể...

Đại hội đại biểu Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng ngày 22/11, Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Làm vườn (HLV) tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có các đồng chí: Phan Huy Thông - Phó Chủ tịch Thường trực HLV Việt Nam; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Nhiệm kỳ qua, HLV tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện nghị...

Đoàn công tác tỉnh Bắc Giang làm việc tại thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc): Luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành với nhà...

(BBG)- Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), chiều 21/11, đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Hội Liên hiệp Doanh nghiệp (DN, còn gọi là Thương hội) thành phố Thâm Quyến. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng. Tiếp và làm việc với đoàn có...

Cùng chuyên mục

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị

Giải pháp kép thông vốn tín dụng cho cao tốc Hữu Nghị – Chi LăngVốn tín dụng cho Dự án BOT cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng chỉ được thông bằng giải pháp kép: nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia lên 70% và xử lý dứt điểm vướng mắc tại Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Thi công Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng. Công ty cổ phần cao...

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện. Cuộc thi được tổ chức nhằm...

Nâng cao sự chủ động của Quốc hội trong giám sát triển khai luật để gỡ điểm nghẽn

Chỉ ra được đặc điểm nhận dạng của văn bản trái pháp luật Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, Quốc hội có 2 quyền năng lớn là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước qua xây dựng pháp luật; và thực hiện chức năng giám sát tối cao. Vậy, “Chúng ta phải tìm được câu trả lời thực sự giám sát đã thể...

Đoàn công tác tỉnh Bắc Giang làm việc tại thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc): Luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành với nhà...

(BBG)- Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), chiều 21/11, đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Hội Liên hiệp Doanh nghiệp (DN, còn gọi là Thương hội) thành phố Thâm Quyến. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng. Tiếp và làm việc với đoàn có...

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng NinhTuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 447,66 km có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại ga Cái Lân thuộc TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tàu liên vận từ ga Kép (Bắc Giang) vận chuyển hàng xuất khẩu đi Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ GTVT...

Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp cao

Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp caoVới làn sóng vốn FDI chất lượng cao không ngừng đổ vào Việt Nam, nhu cầu căn hộ chuẩn chuyên gia ngày càng bùng nổ. Các dự án như VIC Grand Square, với loại hình căn hộ Expert Home chuẩn chuyên gia, đang trở thành chìa khóa quan trọng để không chỉ thu hút mà còn giữ chân nhân sự cấp cao trong dài...

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Tổ chức hoạt động Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), năm 2024 – Chi tiết...

Sáng ngày 21/11/2024, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã diễn ra hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) với chủ đề “Gốm làng Ngòi – Tinh hoa nghề truyền thống”. Quang cảnh buổi khai mạc Tham dự khai mạc có các ông: Trương Quang Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL; Lưu Xuân Khuyến, nghệ nhân tạo nên thương thương...

Nông sản trong nước và quốc tế quy tụ về AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế – AgroViet 2024 là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành NN&PTNT Việt Nam, được tổ chức thường niên. Năm 2024, Hội chợ được tổ chức với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, được tổ chức trong 04 ngày từ ngày 20 đến 23/11/2024, nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc...

Đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang làm việc tại TP Phật Sơn (Trung Quốc): Đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển

(BBG)- Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), sáng 20/11, đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo thành phố (TP) Phật Sơn. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bạch Đào, Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng TP Phật Sơn. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất