Powered by Techcity

Đề xuất điều chỉnh giá điện chu kỳ ba tháng

Theo quy định hiện hành, sáu tháng điều chỉnh giá điện bình quân một lần. Tuy nhiên, lần điều chỉnh giá điện tăng 3% vào hồi tháng 5 vừa qua so với thời điểm điều chỉnh gần nhất cũng lên đến bốn năm. Vì vậy, nhiều ý kiến nghi ngờ về tính khả thi của đề xuất rút việc điều chỉnh giá điện xuống ba tháng một lần.

điều chỉnh giá điện, giá điện chu kỳ ba tháng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Việc điều chỉnh giá điện sẽ tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. 

Giá điện có thể tăng, giảm từ 3-5% sau ba tháng

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 hôm 5/8, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, do ảnh hưởng của tình hình địa chính trị thế giới, giá nhiên liệu thế giới tăng cao từ cuối quý I/2022, làm chi phí mua điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cao, ảnh hưởng đến cân đối tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, EVN đã đề xuất điều chỉnh tăng giá điện các năm 2022 và 2023 để bảo đảm có dòng tiền thanh toán việc mua điện từ các nhà máy điện, hỗ trợ cải thiện tình hình tài chính.

Trong quá trình xem xét đề xuất điều chỉnh giá điện của EVN các năm 2022 và 2023, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến cần phải nghiên cứu điều chỉnh giá điện theo lộ trình từng bước cho phù hợp, tránh giật cục, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô, sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

Đồng thời, đại diện Bộ Công thương cho biết, theo quy định, EVN có thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân ở mức dưới 5% (cụ thể từ 3% đến dưới 5%) nhằm bảo đảm mức độ tự quyết của doanh nghiệp trong khung giá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cụ thể, nếu giá thành điện giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN sẽ phải điều chỉnh giảm theo. Để thực hiện việc giảm giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát. Nếu giá bình quân tăng từ 3-5%, EVN cũng được điều chỉnh tăng tương ứng, sau khi báo cáo các bộ, ngành liên quan. Theo quy định hiện nay, mức tăng thuộc quyền hạn của EVN là 3%. Ngoài ra, dự thảo giữ nguyên quy định tăng từ 5-10% sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương; tăng hơn 10% phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Đặc biệt, tại dự thảo này, Bộ Công thương đề xuất thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là ba tháng/lần kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, rút ngắn hơn so với quy định hiện hành là sáu tháng. Như vậy, theo đề xuất này, EVN có quyền điều chỉnh tăng giá điện bình quân từ 3-5% sau ba tháng, nếu có biến động tăng chi phí sản xuất điện…

“Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đề xuất của EVN, Bộ Công thương đã nghiên cứu và dự thảo quy định rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện xuống còn ba tháng/lần, việc này cũng phù hợp quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là EVN phải báo cáo tính toán giá điện cập nhật hằng quý”, ông Đỗ Thắng Hải cho hay.

Băn khoăn tính khả thi

Nhận xét về đề xuất mới của Bộ Công thương, nhiều chuyên gia bày tỏ e ngại khoảng thời gian ba tháng điều chỉnh giá điện một lần là khó khả thi và điều này có thể gây xáo trộn, hoang mang cho người dân.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long bày tỏ băn khoăn: Hiện thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là sáu tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất đến nay vẫn không thực hiện được, bây giờ lại thay đổi và rút ngắn thời gian thì liệu có thực hiện được không?

“Quy định thời gian điều chỉnh tối thiểu sáu tháng đã có rồi và tương đối hợp lý. Bây giờ rút ngắn xuống ba tháng là không phù hợp, có thể gây tâm lý hoang mang cho người dân. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá điện trong tối thiểu sáu tháng còn chưa thực hiện được thì bây giờ thay đổi có hợp lý không?”, ông Long đặt câu hỏi.

Tương tự, chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng, tuy đề xuất thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện ba tháng là theo đúng cơ chế thị trường nhưng hiện Quyết định 24 của Chính phủ ban hành từ năm 2017 cho phép thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là sáu tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất cũng chưa thực hiện được vì EVN không dám tự điều chỉnh giá điện.

“Theo tôi, phương án tốt nhất là Việt Nam nên thành lập Hội đồng năng lượng độc lập nhằm đánh giá giá nhiên liệu đầu vào để điều chỉnh đầu ra. Hội đồng năng lượng này ba tháng họp một lần và có thể được quyết định điều chỉnh giá theo quy định”, chuyên gia Đào Nhật Đình nói.

Còn chuyên gia kinh tế tài chính, PGS, TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, việc quy định ba tháng hay sáu tháng điều chỉnh giá điện một lần không cần thiết nếu điện được điều tiết theo cơ chế thị trường. Khi chúng ta có thị trường mua bán rõ ràng thì không cần thời gian bao lâu để điều chỉnh nữa.

“Tôi nghĩ Bộ Công thương nên cân nhắc đề xuất này mà thay vào đó, sửa đổi luật để tiến đến một thị trường mua bán điện công khai, minh bạch hơn. Đồng thời, khiến người dân, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn trong mua bán điện hơn”, PGS, TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ.

Trong khi đó, một đại diện EVN cho biết, về cơ chế chính sách điều chỉnh giá điện, EVN sẽ thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Công thương và Chính phủ.

“Về thời gian điều chỉnh giá điện được rút ngắn từ sáu tháng xuống ba tháng, EVN cũng mong muốn và ủng hộ nhưng có làm nổi hay không lại là chuyện khác. Nếu đề xuất được thông qua, EVN phải dành nhiều thời gian để tính toán tăng, giảm giá điện hợp lý. Bên cạnh đó, sự dao động về giá sẽ chênh lệch rất lớn ở mùa mưa và mùa khô vì chi phí khác hẳn nhau. Nếu rút ngắn thời gian thì có thể dao động giá rất lớn, mùa mưa thì giá quá rẻ, còn mùa khô giá quá đắt và như thế cũng không phù hợp”, vị này nói.

Vị này nói thêm, việc điều chỉnh giá điện sẽ tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, ảnh hưởng đến mọi thành phần kinh tế nên không phải EVN muốn là điều chỉnh được ngay.

Tại họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, do giá điện là mặt hàng quan trọng, nhạy cảm, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân và các chi tiêu kinh tế vĩ mô nên việc thực hiện điều chỉnh giá điện với mức độ, thời điểm điều chỉnh cần thiết phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm việc điều hành kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, kinh tế – xã hội.

Theo Nhân Dân

điều chỉnh giá điện, giá điện chu kỳ ba tháng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Nguồn

Cùng chủ đề

Người dân, doanh nghiệp tìm cách thích ứng với giá điện tăng

BẮC GIANG - Từ đầu năm đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã 2 lần điều chỉnh tăng mức giá bán lẻ điện bình quân. Việc giá điện tăng được dự báo từ trước nên nhiều doanh nghiệp (DN), hộ dân đã chủ động các biện pháp ứng phó để bảo đảm sản xuất, sinh hoạt.Nâng ý thức tiết kiệm điện Ngày 8/11, EVN đã điều chỉnh tăng mức giá bán lẻ điện bình quân lên 2.006,79...

Giám đốc Công ty Mua bán điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam bị bắt

Ông Nguyễn Danh Sơn, Giám đốc Công ty mua bán điện bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong vụ án tại Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương.Bị can Nguyễn Danh Sơn. Ảnh: Công an cung cấpNgày 9/11, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Nguyễn Danh Sơn (57 tuổi) bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam...

Từ 9/11, giá điện tăng lên hơn 2.000 đồng/kWh

Sau khi tăng 3% hồi tháng 5, mỗi kWh điện sẽ tăng tiếp 4,5%, áp dụng từ hôm nay (9/11).Công nhân điện lực sửa chữa trên đường dây. Chiều 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo, giá bán điện bình quân tăng từ 1.920,37 đồng lên 2.006,79 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,5%. Quyết định này đã được Chính phủ, Bộ Công Thương đồng ý về chủ trương.Như vậy, đây là lần...

Năm 2024 có còn thiếu điện, phải cắt luân phiên?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đưa ra 2 kịch bản cho việc cấp điện trong năm 2024 dựa trên kịch bản lưu lượng nước về các hồ thủy điện.EVN khẳng định các tháng còn lại của năm 2023 về cơ bản sẽ đáp ứng đủ điện cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.Trước những biến động của thị trường năng lượng và bất ổn của thời tiết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã...

Vì sao Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện xuống còn 3 tháng/lần?

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 7/2023 vào chiều 5/8, phóng viên đặt câu hỏi về đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần của Bộ Công Thương.Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, về thẩm quyền điều chỉnh giá, theo Quyết định số 24 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thẩm quyền điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân ở mức từ 3%...

Cùng tác giả

Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững

Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vữngLựa chọn chiến lược chậm mà chắc, phát triển bền vững cả bên trong lẫn bên ngoài, Tập đoàn Bách Việt đã từng bước vượt qua các giai đoạn kinh tế khó khăn để tiến lên phía trước. Từ vị trí Top 200 thương hiệu đoạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2021, năm nay, Tập đoàn vươn lên Top 100 – một sự ghi nhận đầy...

Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Cụ thể, Tổng công ty yêu cầu, các Công ty Điện lực lập và triển khai phương án đảm bảo cung ứng đủ điện cho các phụ tải: Lập phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân, trong đó cần nỗ lực đảm bảo mục tiêu tích nước trước mùa khô năm 2025, sẵn sàng xử lý kịp thời các tình...

Bắc Giang: Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Công Thương và Phó Giám đốc Sở Y tế

Chiều 25/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Công Thương và Phó Giám đốc Sở Y tế. Đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: Nội vụ, Công Thương, Y tế và các huyện Lục Ngạn, Yên Dũng. Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ công...

Tạo môi trường hấp dẫn để thu hút đầu tư

Tiếp nối thành tựu của năm trước, năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tăng cường đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, xác định ưu tiên vào các khu vực, đối tác lớn. Đặc biệt chú trọng giải quyết những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, do đó năm 2024, các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bắc Giang đã có thêm nhiều dự án mới đầu tư. Tích cực cải thiện môi trường...

Thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật

Bên cạnh Hà Nội, các địa phương như Bắc Ninh và Hải Phòng có tiềm năng để phát triển căn hộ dịch vụ. Các dự án tại các tỉnh này cần được đảm bảo đầu tư và phát triển bài bản, tiện nghi để thu hút và giữ chân khách thuê.   Sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tác động tích cực đến thị trường căn hộ dịch vụ  (Ảnh: PV). Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám...

Cùng chuyên mục

Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững

Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vữngLựa chọn chiến lược chậm mà chắc, phát triển bền vững cả bên trong lẫn bên ngoài, Tập đoàn Bách Việt đã từng bước vượt qua các giai đoạn kinh tế khó khăn để tiến lên phía trước. Từ vị trí Top 200 thương hiệu đoạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2021, năm nay, Tập đoàn vươn lên Top 100 – một sự ghi nhận đầy...

Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Cụ thể, Tổng công ty yêu cầu, các Công ty Điện lực lập và triển khai phương án đảm bảo cung ứng đủ điện cho các phụ tải: Lập phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân, trong đó cần nỗ lực đảm bảo mục tiêu tích nước trước mùa khô năm 2025, sẵn sàng xử lý kịp thời các tình...

Bắc Giang: Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Công Thương và Phó Giám đốc Sở Y tế

Chiều 25/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Công Thương và Phó Giám đốc Sở Y tế. Đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: Nội vụ, Công Thương, Y tế và các huyện Lục Ngạn, Yên Dũng. Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ công...

Thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật

Bên cạnh Hà Nội, các địa phương như Bắc Ninh và Hải Phòng có tiềm năng để phát triển căn hộ dịch vụ. Các dự án tại các tỉnh này cần được đảm bảo đầu tư và phát triển bài bản, tiện nghi để thu hút và giữ chân khách thuê.   Sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tác động tích cực đến thị trường căn hộ dịch vụ  (Ảnh: PV). Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám...

Viêm đường hô hấp gia tăng vì ô nhiễm không khí

Tin mới y tế ngày 25/12: Viêm đường hô hấp gia tăng vì ô nhiễm không khíVào dịp cuối năm, khi thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao và bụi mịn gia tăng thì tình trạng người dân mắc bệnh lý viêm đường hô hấp cũng tăng cao. Tỷ lệ bệnh nhân tăng cao Theo thông tin từ một cơ sở y tế tại TP.HCM, chỉ trong tuần qua cơ sở đã tiếp nhận hơn 1.500 bệnh nhân mắc viêm...

Tân Yên phát triển đa dạng sản phẩm OCOP, xây dựng huyện NTM nâng cao

Chương trình OCOP tại Tân Yên giúp nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện cuộc sống người dân và đóng góp quan trọng vào xây dựng hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao. Thu hoạch ổi lê Tân Yên tại hợp tác xã nông nghiệp Quyên Phong. Ảnh: Đinh Mười. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Tân Yên đã tạo tác động tích cực đến kinh tế nông thôn, thúc đẩy sự chuyển đổi từ mô...

Kinh tế 2024: Chặng đua về đích

Chỉ còn vài bước chạy nữa là kinh tế Việt Nam sẽ về đích kế hoạch năm 2024. Thời gian không còn nhiều, nhưng vẫn cần những nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất. Đà tăng tốc của khu vực sản xuất là rất đáng chú ý, với chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước “Ngôi sao” tăng trưởng Tiếp tục những dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam...

Là ngôi sao đang lên, địa phương này giữ vị trí quán quân về tăng trưởng

Ngày 24/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang công bố 10 kết quả nổi bật về kinh tế – xã hội năm 2024. Theo đó, năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Bắc Giang giữ vững vị trí đứng đầu cả nước, ước đạt 13,85%. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, cả năm ước đạt 207 nghìn tỷ đồng, tiếp tục duy trì vị trí thứ 12 cả nước,...

Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, hôm nay ghi nhận...

Trưng bày kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và trao giải Cuộc thi ảnh...

Ngày 20/12/2024, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Báo Bắc Giang tổ chức khai mạc Trưng bày kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và trao giải Cuộc thi ảnh “Tiếp nối 80 năm bản hùng ca”. Ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL phát biểu khai mạc Đến dự có các đồng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất