Powered by Techcity

Đại biểu hiến kế làm đường sắt tốc độ cao Bắc

Trao đổi với Báo Giao thông bên hành lang Quốc hội, nhiều ĐBQH bày tỏ đồng thuận cao, đồng thời chia sẻ, góp ý thêm về một số nội dung trong quá trình triển khai.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Ủy viên Ủy ban Kinh tế, Đoàn ĐBQH TP.HCM):

Thời điểm thích hợp để đầu tư

Đại biểu hiến kế làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam- Ảnh 1.

Đây không phải lần đầu tiên chúng ta trình dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Người dân đã mơ, đã khát khao được “ăn sáng ở TP.HCM, chiều làm việc ở Hà Nội” từ rất lâu.

Nếu như trước đây, chúng ta chần chừ vì không có điều kiện thì nay chúng ta đã có đủ tiềm lực, nền tảng cơ bản để triển khai, đặc biệt là nhận được sự đồng thuận rất lớn của người dân, cử tri.

Về nguồn lực, chúng ta không lo ngại bởi nợ công (ước khoảng 37% GDP) đang được kiểm soát tốt, dưới ngưỡng an toàn rất xa, đảm bảo có thể huy động nguồn lực rất lớn để đầu tư.

Điều tôi quan tâm nhất chính là vấn đề an toàn, cần đặt vấn đề này lên cao nhất, trên cả hiệu quả kinh tế. Chúng ta cần xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao ở mức an toàn nhất, kể cả phải chịu chi phí cao.

Vì trước hết, đất nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai bão lũ.

Thứ hai, nếu đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, tăng cường kết nối, giảm thời gian đi lại sẽ mở ra không gian phát triển ở những vùng trước đây chưa được khai phá hết tiềm năng, lợi thế, mang đến hiệu quả tổng thể. Đó chính là nguồn lực rất lớn giúp nuôi dưỡng đường sắt tốc độ cao, chứ không phải chỉ có giá vé.

Đặc biệt hơn, tại các bến tàu, nhà ga, nguồn thu từ bất động sản theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) ước tính rất cao.

TOD là mô hình phát triển đô thị lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.

Ở các nước, họ thu nguồn lợi lớn chính là ở các khu vực TOD đó. Chưa kể, khi mở rộng không gian phát triển, du lịch tăng lên thì nguồn thu cũng tăng cao.

Chính vì thế, nhiều nước đầu tư cho đường sắt tốc độ cao bằng nguồn vốn đầu tư công, tạo ra những nguồn lợi khác cho người dân.

Chúng ta cũng nên như vậy và có thể huy động trái phiếu để thực hiện dự án. Điều quan trọng là tránh đầu tư dàn trải, đầu tư đến đâu xong đến đó và phải kết nối đồng bộ. Trạm TOD có thể xa đô thị, không cần đặt nhà ga ngay gần khu vực dân cư nhưng cần có hệ thống xe buýt, tàu điện để kết nối với TOD.

Đại biểu Trần Văn Lâm (Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Đoàn ĐBQH Bắc Giang):

Đầu tư công là hợp lý

Đại biểu hiến kế làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam- Ảnh 2.

Có thể khẳng định, đầu tư công hoàn toàn có thể “gánh” được dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Theo phương án xây dựng toàn tuyến trong 12 năm với tổng vốn đầu tư dự kiến 67 tỷ USD, tức là mỗi năm cần gần 5,6 tỷ USD, dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong phân bổ vốn đầu tư công nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo được.

Hơn nữa, tính toán trong 10 năm tới, đất nước sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, tốt hơn nên nguồn lực cho đầu tư công sẽ hiệu quả hơn.

Bên cạnh đường sắt tốc độ cao, chúng ta có nhiều dự án hạ tầng trọng điểm khác cần triển khai. Song Chính phủ đã cân đối nguồn lực trong trung hạn, hiện đang có dư địa lớn về nợ công. Tỉ lệ nợ công, nợ Chính phủ thấp hơn so với trần Quốc hội đặt ra.

Do đó, trong trường hợp cần phải đi vay, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng room nợ công mà không đẩy nợ công lên mức quá cao, đến ngưỡng phải cảnh báo.

Mặt khác, khi đầu tư một dự án, vấn đề đáng quan tâm nhất là hiệu quả. Trong khi dự án này được đánh giá có hiệu quả tốt, tác động tích cực đến chỉ số hiệu quả của nền kinh tế. Như vậy, rõ ràng không có vấn đề trong việc vay đầu tư.

Về khả năng quản lý, triển khai dự án, thực tế thời gian qua chúng ta đã thực hiện hàng loạt công trình trọng điểm một cách thần tốc, đột phá, vậy hoàn toàn có thể đủ khả năng thực hiện.

Nhiều người nhắc đến nguồn lực từ khai thác TOD. Tôi cho rằng đây thực sự là dư địa lớn. Thậm chí, nếu chúng ta khai thác tốt quỹ đất xung quanh dự án, có thể huy động nguồn lực tương đương một nửa tổng mức đầu tư.

Tuy nhiên, Chính phủ chưa đặt vấn đề phải sử dụng nguồn lực đó cho dự án này. Vì khi triển khai dự án lớn như vậy, đòi hỏi phải có nguồn lực đảm bảo, không thể trông chờ vào TOD. Trong khi nguồn lực từ TOD còn phụ thuộc vào giá cả bất động và nhiều yếu tố khác. Nếu trông chờ, chẳng khác nào “đếm cua trong lỗ”.

Với các địa phương, khi có các tuyến giao thông đi qua sẽ mở ra cơ hội lớn để thu hút đầu tư, phát triển. Để nắm bắt được, đòi hỏi các địa phương phải chủ động đưa ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể tùy theo lợi thế, đặc thù. Điều này không ai có thể tính thay được.

Đại biểu Trần Kim Yến (Đoàn TP.HCM, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM):

Giải quyết tốt câu chuyện mặt bằng

Đại biểu hiến kế làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam- Ảnh 3.

Lợi ích từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không có gì phải bàn cãi và tôi hoàn toàn ủng hộ. Nhưng làm thế nào để triển khai dự án đúng tiến độ, các địa phương đón đầu cơ hội, thực sự khai thác hết tiềm năng là vấn đề cần bàn thảo.

Kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho chủ trương để thực hiện dự án. Từ khi thông qua chủ trương đến khi thực hiện thủ tục và khởi công dự án là ước khoảng 2 năm, các địa phương cần tận dụng khoảng thời gian này để thay đổi quy hoạch, kế hoạch.

Ở các dự án giao thông trọng điểm, nút thắt lớn nhất thường là giải phóng mặt bằng. Dù có tiền, nhân lực, vật lực mà không có mặt bằng thì khó có thể thực hiện. Theo quan sát của tôi, hiện nay đa phần các địa phương đang chi trả tiền bồi thường GPMB bằng với mức giá thị trường nhưng đứng ở góc độ của người dân ở đó thì họ sẽ thiệt thòi.

Bản thân người dân di dời sẽ phải thay đổi điều kiện sống, môi trường sống. Vậy tại sao chúng ta không dành cho người dân bị giải tỏa quyền lợi cao hơn giá thị trường, bù đắp khi họ không được hưởng lợi ích từ dự án đó mang lại, từ đó đẩy nhanh tiến độ GPMB hơn?

TP.HCM đang tham gia nhiều dự án giao thông trọng điểm, tiến độ GPMB rất nhanh. Tôi hy vọng, với kinh nghiệm từ các dự án đó, thành phố sẽ có thể tham gia thực hiện tốt dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Dự kiến, ngày 13/11, Bộ trưởng Bộ GTVT thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Sau đó, các ĐBQH thảo luận tại tổ.

Ngày 20/11, nội dung này sẽ được thảo luận tại hội trường. Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu. Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 30/11.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dai-bieu-hien-ke-lam-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-192241024230817393.htm

Cùng chủ đề

Quốc hội xây “cao tốc chính sách” để giao thông đi trước mở đường

Một ngày tháng 10, dù trời đã vào thu nhưng trên công trường thi công tuyến cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-202, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung vẫn khiến những cán bộ thi công đổ mồ hôi ướt đẫm áo. Vừa lấy tay lau vội giọt mồ hôi, anh Lê Văn Quyết (ở Hà Nội, cán bộ phụ trách thi công tuyến...

[Ảnh] Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6

NDO – Sáng 27/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 để thảo luận các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo dự kiến chương trình từ ngày 27-29/8, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên...

Thủ tướng phê duyệt Đề án cơ cấu lại TCT Đường sắt VN đến 2025

Doanh thu tăng bình quân 7-8% mỗi năm Mục tiêu của Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt VN giai đoạn đến hết năm 2025 nhằm tiếp tục đổi mới sáng tạo, điều chỉnh linh hoạt cơ cấu, quy mô tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo phát triển tổng công ty...

Quốc hội yêu cầu Bộ GD&ĐT và 12 tỉnh thu nộp các khoản chi không đúng quy định

Với 459/460 đại biểu có mặt tán thành, chiều 24/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2022. Một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội giao Chính phủ là chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp và đơn vị thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, NSNN. Thực hiện các...

Quốc hội yêu cầu Bộ Giáo dục và nhiều địa phương nộp ngân sách các khoản chi không đúng quy định

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 – Ảnh: GIA HÂN Đó là một trong những nội dung nêu trong nghị quyết bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 vừa được đa...

Cùng tác giả

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà vững...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà...

Đặc sắc lễ hội cam, bưởi ở Bắc Giang

TPO – Ngày 21 và 22/12, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tổ chức lễ hội cam, bưởi với nhiều gian trưng bày hoa quả bắt mắt đến từ các xã, thị trấn và hợp tác xã trên địa bàn, thu hút hàng nghìn người dân đến xem. TPO – Ngày 21 và 22/12, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tổ chức lễ hội cam, bưởi với nhiều gian trưng bày hoa quả bắt mắt đến từ các xã,...

Bắc Giang ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn; khai mạc Hội chợ cam, bưởi và Tuần Du...

Tối 21/12, tại Quảng trường Trung tâm huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang diễn ra lễ ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn; khai mạc Hội chợ cam, bưởi và Tuần Du lịch Lục Ngạn năm 2024. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đào Xuân Cần - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã...

Toàn văn phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu tại lễ ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và...

Tối 21/12, đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự và phát biểu tại Lễ ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn và Hội chợ cam, bưởi và Tuần Du lịch Lục Ngạn năm 2024. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu. Kính thưa đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương, Kính thưa...

Cùng chuyên mục

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà vững...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà...

Đặc sắc lễ hội cam, bưởi ở Bắc Giang

TPO – Ngày 21 và 22/12, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tổ chức lễ hội cam, bưởi với nhiều gian trưng bày hoa quả bắt mắt đến từ các xã, thị trấn và hợp tác xã trên địa bàn, thu hút hàng nghìn người dân đến xem. TPO – Ngày 21 và 22/12, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tổ chức lễ hội cam, bưởi với nhiều gian trưng bày hoa quả bắt mắt đến từ các xã,...

Bắc Giang ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn; khai mạc Hội chợ cam, bưởi và Tuần Du...

Tối 21/12, tại Quảng trường Trung tâm huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang diễn ra lễ ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn; khai mạc Hội chợ cam, bưởi và Tuần Du lịch Lục Ngạn năm 2024. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đào Xuân Cần - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã...

Toàn văn phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu tại lễ ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và...

Tối 21/12, đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự và phát biểu tại Lễ ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn và Hội chợ cam, bưởi và Tuần Du lịch Lục Ngạn năm 2024. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu. Kính thưa đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương, Kính thưa...

Hàng vạn người dân thích thú khám phá, trải nghiệm tại Triển lãm Quốc phòng

Sáng 21/12, hàng vạn người dân sống tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang,… đã đổ về khu vực sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. 10h, tại khu vực gian hàng của Mỹ, Nga và Việt Nam trưng bày máy bay, tên lửa, xe tăng,… hàng vạn người dân xếp hàng chật kín...

Tin tức sáng 21-12: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã

Người dân nhận lương hưu trong kỳ chi trả của ngành bảo hiểm xã hội tại Hà Nội – Ảnh: HÀ QUÂN Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Sẽ gộp trả hai tháng lương hưu Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có thông báo về chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội gộp hai tháng 1 và 2 của năm 2025. Cụ thể, cơ quan này sẽ cấp kinh phí cho các tỉnh thành vào kỳ chi...

Làm rõ phương án đầu tư cao tốc Bắc Ninh

Dự án Xây dựng cao tốc Bắc Ninh – Phả Lại, đoạn từ Vành đai 4 vùng Thủ đô đến Quốc lộ 18 có tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng đang được UBND tỉnh Bắc Ninh đề xuất đầu tư bằng vốn ngân sách địa phương. UBND tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Thủ tướng cho phép tỉnh này được đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Ninh – Phả Lại, đoạn Vành đai 4 vùng Thủ đô đến...

Tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025

Chiều 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với các Đại sứ/Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các tỉnh, thành phố về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Dự tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang...

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Nguồn vốn FDI tác động đến thị trường căn hộ dịch vụ theo hai hướng. (Ảnh: Thu Giang) Các chuyên gia của Savills nhận xét, sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tác động tích cực đến thị trường căn hộ dịch vụ theo cả hướng trực tiếp và gián tiếp. Hà Nội đón nhận vốn đầu tư vào phát triển các dự án căn hộ dịch vụ cũng như sự gia tăng nguồn cầu cho phân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất