BẮC GIANG – Rất nhiều gia đình lo chống trộm mà quên lo việc thoát thân khi chẳng may xảy ra cháy. Những ngôi nhà rào chắn, khóa quá kỹ được ví như “chuồng cọp” nên khi có sự cố, nạn nhân bị mắc kẹt trong nhà.
Vụ cháy chung cư nhỏ ở quận Thanh Xuân, Hà Nội làm hàng chục người chết, bị thương khiến dư luận hết sức bàng hoàng. Qua báo chí được biết chung cư bị cháy có 45 căn hộ và 150 người “nhồi nhét” trong ngôi nhà 10 tầng kín mít trên khu đất chỉ 200 m2 nằm trong ngõ hẹp. Với những thông tin như vậy đã có thể khẳng định tòa nhà này không thể đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng và phòng cháy, chữa cháy.
Trước đó, trên địa bàn cả nước nói chung, Bắc Giang nói riêng đã xảy ra nhiều vụ cháy căn hộ, nhà xưởng khi lực lượng chữa cháy và người dân đến ứng cứu nhưng bất lực, căn nhà được khóa bằng nhiều ổ khóa, nạn nhân bị mắc kẹt bên trong, người bên ngoài không vào được.
Ngay sau thảm họa cháy chung cư ở quận Thanh Xuân xảy ra, rất nhiều tờ báo đã đăng tải các nhóm ảnh cảnh báo không ít nhà ở đô thị hiện nay không có lối thoát hiểm. Mặt tiền phía trước nhà nhiều khi bị tận dụng để lắp đặt bảng hiệu, bảng quảng cáo, các loại dây điện, vật liệu dễ cháy. Điều này cũng rất phổ biến trên các tuyến phố của TP Bắc Giang và các đô thị khác trong tỉnh.
Theo quy chuẩn ngành xây dựng, giữa các nhà dân phải có khoảng trống không chỉ để thoát hiểm khi có sự cố mà còn để đối lưu gió và thông khí, bố trí hạ tầng kỹ thuật. Thế nhưng, khi xây nhà, ít ai nghĩ đến lối thoát hiểm phòng cháy. Một số khu dân cư mới có quy hoạch lối thoát hiểm phía sau nhưng số này không nhiều.
Đáng lưu ý là nhiều nhà dù có cửa hậu, có ban công, có lối thoát hiểm nhưng lại hàn kín bằng khung sắt và có khi khóa nhiều lớp. Có gia đình lại tận dụng không gian thoát hiểm làm kho chứa đồ đạc, làm chuồng nhốt vật nuôi.
Hỏa hoạn ở nhà ống, trên thực tế xuất phát từ những nguyên nhân như: Do chập điện và cháy xe. Loại hình nhà ống phần lớn do tư nhân tự xây nên hệ thống cấp điện được thiết kế và thi công thường cẩu thả dễ chập, cháy. Thêm vào đó, mô hình tầng một để xe máy, ôtô và các tầng trên để ở gây nguy cơ rất lớn. Xe bị cháy hoặc cháy lan vào xe từ tầng dưới sẽ tạo ra lượng khói lớn phủ kín lối thoát, gây ngạt cho người sinh sống ở tầng trên.
Có ý kiến cho rằng, do là loại hình sở hữu cá nhân nên cơ quan quản lý nhà nước “ngại” động tới. Thường thì chung cư hay được kiểm tra phòng cháy, chữa cháy còn nhà ống, nhà ở kết hợp kinh doanh thì hiếm khi bị hỏi.
Hỏa hoạn là một nguy cơ xảy đến mọi lúc, mọi nơi. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”. Mỗi gia đình nên trang bị sẵn bình chữa cháy trong nhà để chủ động trong các tình huống, dập tắt lửa khi vừa mới cháy, tự cứu mình và người thân trong khi chờ ứng cứu từ bên ngoài. Phòng trộm, thay vì bịt kín bằng khung sắt, có thể gắn thêm bản lề có khóa để mở khi cần thiết.
Báo Tuổi Trẻ hôm qua đưa tin “Khắp nơi “cháy” thang dây, mặt nạ” phản ánh sau vụ cháy thương tâm tại chung cư ở quận Thanh Xuân nêu trên, tại các đô thị lớn, nhiều thiết bị phòng cháy, chữa cháy và thoát hiểm được người dân đặc biệt quan tâm và tích cực tìm mua. Ấy là một tin vui!.
Trần Anh
Giải pháp phòng cháy, chữa cháy nhà chung cư tại Mỹ
Chính quyền thành phố New York (Mỹ) nói riêng và hầu hết các bang ở Mỹ nói chung coi phòng cháy, chữa cháy là một trong những ưu tiên hàng đầu, do đó ban hành những quy định rất nghiêm ngặt liên quan tới an toàn cháy nổ.
Các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn đối với công trình nhiều tầng
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) khuyến cáo, để bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn khi có cháy, song song việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy, các cơ quan, tổ chức và cá nhân quản lý công trình nhiều tầng cần thực hiện các biện pháp sau đây:
tin tức bắc giang, bắc giang, chống trộm, không quên phòng, chống cháy, quy chuẩn, tiêu chuẩn, ban công, lối thoát hiểm, chung cư, hệ thống cấp điện