Powered by Techcity

Cây đón trăng

BẮC GIANG – Từ những cái cây ua úa, nay đã thành hàng, lũy xanh tốt. Do đôi bàn tay cần cù cả. Ông Khộp là người lạ. Không phải vì ông có lối sống lập dị mà đó là cái cách ông ứng xử với thời thế. Trở về từ chiến trường với một bên chân tập tễnh, ông hăng say lao động, rồi khi cuộc sống chưa vơi khó khăn, ông đứng ra xin ủy ban xã cho trồng cây ở những con đường đang “trọc lốc” trước nắng nóng. 

Hỏi mục đích, ông chỉ bảo: “Làm lấy bóng mát, để đất lành”. Đến giờ, “đường ông Khộp” đã qua hơn ba mươi mùa mưa nắng, cứ lan dần, dài hơn. Vài nơi cây được khai thác gỗ, lấy tiền giúp đỡ người nghèo, gia đình chính sách trong xã. Ai đi qua cũng tấm tắc khen và cảm phục tấm lòng hào sảng của ông.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, đêm trăng, cây ua úa, đón trăng, bóng mát, đất lành, người nghèo, gia đình chính sách

Minh họa: HIỀN NHÂN.

Khen là đúng rồi. Ai cũng biết làng có công trường khai thác đá, lúc nào bụi chả mù mịt. Bụi đá lấn không khí, lấn đường, giành giật cuộc sống của con người. Nhờ ông Khộp và mấy đồng đội của ông hứng khởi xắn tay vào việc nghĩa, màu xanh đã lan ra đường đồng, chạy tít vào sát bãi khai thác đá ngăn bớt bụi, gieo cái êm ái của tán cây xuống sự khô khốc, trơ trọi.

Bình thân với ông Khộp. Anh theo các anh lớn đẽo đá từ nhỏ, qua học kiến trúc, rồi học hỏi từ nhiều nghệ nhân giỏi trong vùng, anh trở thành người có đôi bàn tay điêu khắc khá điêu luyện. Lúc rảnh rỗi, anh vẫn rẽ qua nhà ông Khộp chuyện trò, uống trà. Có lúc gặp ông ở đường cây lại đứng rỉ rả nói chuyện. Một lần cao hứng, Bình thốt lên: “Công lao của bác xứng đáng được dân dựng tượng”. Ông Khộp xua tay, giọng bỗ bã, nhưng vang: “Công lao gì. Tôi yêu bóng mát thì tôi làm thôi”. 

Nói thế, rồi về nhà Bình nghĩ ngợi. Có khi mình phải làm thật. Mình không ra tay thì ai đây. Thế là anh điêu khắc bức tượng ông Khộp bằng chất liệu đá. Là con của làng đá, cộng với tài năng, bức tượng bán thân đầy cảm xúc đã hoàn thành. Hôm nhận quà, ông Khộp rưng rưng xúc động: “Cháu làm bác tự hào quá. Xưa nay quê mình cứ đi làm đẹp khắp nơi mà chẳng chịu làm đẹp cho mình. Nhưng mà này, làng mình nhiều người có công lắm đấy cháu ạ. Bố cháu chẳng hạn”.

Lời của ông Khộp khiến Bình chạnh lòng nhưng cũng khơi mở cho anh một ý tưởng: Làm tượng về tất cả những người có công ở làng. Anh làm tượng cụ Me, cụ Phước, những bệnh binh từ thời chống thực dân Pháp, đã mất cách đây vài năm, còn giữ được di ảnh. Khi anh ngỏ lời làm tượng bố, ông Dũng chối đây đẩy: “Gớm, cu cậu lại định nịnh bố à. Thôi, bố ngại. Con làm về những cụ ông, cụ bà khác thì được”. 

Anh nài: “Con chỉ làm nhỏ thôi. Bố đã để lại một bên chân ở ngoài chiến trường, nhưng trở về đời sống, bố vẫn nuôi nấng chúng con nên người, vẫn đẽo đá, làm chỗ dựa…”. Ông Dũng xua tay, bảo chưa phù hợp. Ông bảo con hãy tìm những người có người thân hy sinh ấy. Họ thiệt thòi, biết giấu nỗi đau của mình đi để sống và tận hiến. “Và nhờ họ, bố của con mới may mắn được trở về”.

Biết là chưa thuyết phục được bố trong hoàn cảnh này, Bình chùng xuống. Anh lục lọi trong trí nhớ, lần tìm những người có công trong thôn, xã. Người đầu tiên Bình nhớ đến là bà Thược, cách đây hơn chục năm, bà được phong danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Mình phải làm tượng về bà. Hoàn thành bức tượng đẹp, anh khệ nệ mang chiếc hộp gỗ được gói ghém cẩn thận đến nhà bà Thược, anh hớt hải gọi. Từ giữa vườn có tiếng vọng ra: “Ai gọi tôi đới?”. Bình nhanh nhảu: “Cháu là Bình, con bố Dũng đây ạ, cháu có món quà biếu bà”.

Bà Thược chầm chậm đi ra. Ở tuổi hơn chín mươi, tuy chân chậm, mắt mờ nhưng giọng bà vẫn rành rọt: “Quà gì thế hả cháu? Già cả rồi, bà có làm được gì đâu mà được tặng quà!”. “Dạ, cháu đẽo đá thành bức tượng bà đấy ạ”. Bình chờ bà Thược bước ra sân, cả làn hương của những thứ quả trong vườn cũng theo cùng. Ngan ngát. Thân thương. Bao năm qua, ngôi vườn của bà Thược vẫn lóng lánh, xanh ngát giữa làng, kể cả mùa đông rét mướt.

– Nào, cháu cho bà gì nào? Ối giời ơi, gì mà bưng nặng thế!

Anh đặt chiếc hộp gỗ lên thành bể, thưa:

– Dạ, bà là Mẹ Việt Nam Anh hùng, cháu làm tượng đá chân dung kính tặng bà.

– Sao lại mất công thế hả cháu? Làng ta nhiều người có công, chứ đâu chỉ riêng bà. Mà bà cũng đâu có dùng vào việc gì!

Bà Thược mời Bình vào nhà, bật quạt máy nhưng vẫn trao cho anh một chiếc quạt mo cau. Anh đặt tượng lên chiếc bàn cũ. Bà Thược nhìn lại tượng, ôn tồn, chầm chậm bảo:

– Ừ, thôi đã cho thì bà xin. Mà cháu khéo tay quá. Làng ta giờ nhiều người giỏi. Nhưng cũng gần hết đá rồi. Khối người phải đi nơi khác mua đá về làm, rồi đi làm thuê. Những bãi đất đá đó…

Giọng bà Thược nghẹn lại. Bà định nói những bãi đất đá sau khai thác, giờ trống huơ hoác, khô khốc. Bà kể cho Bình nghe chuyện xửa xưa, đá kêu, đá khóc. Làng đang vét cạn đá của làng đi làm công trình, bán đi thu lợi. Phải dừng lại thôi. Lời bà nhắc đến chuyện cạn đá. Bình thấy quá đúng. Trưởng thôn là người trẻ, cùng lứa tuổi của Bình, anh định sẽ gặp trưởng thôn, bàn xem có ra việc gì không. Lúc Bình ra về, bà Thược cứ nắm chặt tay anh, cảm ơn, rồi bà nói như thể đã trút được một nỗi buồn.

– Bà cũng đã rất buồn vì chuyện con mình thì hy sinh, còn người khác… Bà thèm có một thằng trở về. Vậy mà chúng nó theo ông nhà, đi hết. Chắc đây là món quà bố cháu bảo cháu làm. Cho bà cảm ơn bố cháu nhé.

Bình chợt hiểu chuyện gì đã diễn ra âm thầm trong lòng bà Thược. Bà đã buồn vì làng ra trận, có những người may mắn trở về sau ngày thống nhất, còn các chú con trai bà đã hy sinh hết. Hẳn bà đã đau đớn lắm.

* * *

Bình đã hoàn thành tặng 18 bức tượng cho 18 ông, bà có công ở quê mình. Chỉ riêng bố, dù thuyết phục thế nào, ông cũng không chịu để con trai thực hiện việc hiếu kính. Anh tâm sự với ông Khộp dưới hàng bạch đàn đang khép tán, gió mát vi vu mới vỡ lẽ là ngày xưa ở chiến trường, vì đôi phút bối rối trong một trận đánh của bố Bình đã khiến hai đồng đội hy sinh. Hai người hy sinh trận đánh đó, một người là con bà Thược. 

Trong chiến tranh đạn lửa vô tình, cái chết luôn nghiệt ngã. Sau này trở về quê, ông Dũng mãi ân hận về việc đó. Ông Dũng day dứt nói chuyện với nhiều cựu binh và với bà Thược. Kết nối lại, Bình hiểu vì sao hôm trao tặng tượng, bà Thược có bảo: “Chắc đây là món quà bố cháu bảo cháu làm”. Anh cũng sâu xa hiểu, vì sao bố mình day dứt không muốn con trai tạc tượng.

Ông Khộp nhấp trà, nhìn lên vòm lá, rồi chợt nhiên bảo Bình:

– Nhưng thôi, Bình ạ. Đó là chuyện xưa, chuyện của người đi trước. Bác mừng là cháu đã có những hành động tri ân.

– Vâng ạ. Cháu hiểu ạ. Trong chiến tranh, mọi thứ đều rất khó nói hay. Ngay cả ngày hôm nay, khi bác trồng cây không công, cũng có người xì xào.

Lời ông lúc này bỗng nặng như đá.

– Chuyện quan trọng với bác lúc này là đám thợ thuyền làm đá quê mình ý. Hết đá thì phải chuyển làm nghề khác. Rồi mấy cái gò ở sát đền Quách, bác nghĩ người ta không nên khai thác. Phải dừng lại, chuyện tâm linh không tham được đâu.

Trăn trở của ông Khộp cũng là nỗi niềm của Bình. Dù mỏ đá được cấp phép khai thác sát đền Quách nhưng không thể lấn quá sâu được. Phải chừa lại một khoảng bao bọc ngôi đền. Không thể khai tác tất thảy, làm cả khu vực trở nên rống rỗng. Việc này phải trưởng thôn, cán bộ xã, rồi cấp cao hơn nhận ra thiệt hơn. Ông Khộp và Bình xin ý kiến của các lão niên trong làng về việc giữ gìn bình yên cho đền Quách. Đây vốn là ngôi đền thờ Ông Hải – người cùng Thành hoàng làng truyền nghề đẽo đá cho dân làng. 

Huyền sử vẫn có những điều khó diễn đạt và trong cách tư duy của người hôm nay, cái gì mang lại lợi nhuận là được ưu tiên. Buổi họp thôn kéo dài đến khuya nhưng vẫn chưa thống nhất được chuyện dừng khai thác. Phe ham lợi thì bảo nên khai thác hết, rồi đổ đất màu, cải tạo luôn cả vùng. Những người muốn bảo vệ đền cho rằng, đền là chốn linh thiêng, phải để lại vài đồi đá thấp tạo cảnh quan, những nơi đã khai thác giờ có thể lấp đất, trồng đồng loạt cây cối. Nhưng người ham lợi nhiều hơn. Vậy là việc khai thác vẫn tiếp tục.

Một buổi tối trăng mềm lọt qua kẽ lá, ông Khộp vui mừng nhận được sự đồng ý của trưởng thôn, rằng sẽ làm đơn gửi lên các cấp cao hơn. Làng giờ đâu thiếu cái ăn, cái mặc. Cái phong cảnh của làng mới đáng quý nhiều lần. Bình hứa sẽ đồng hành cùng ông Khộp đấu tranh cho cái chung. Ông nhìn lên phía những hàng cây, tự nhủ: Cây cối là con của mình, cây cối sẽ ủng hộ mình.

Khi cấp cao hơn còn chưa về giải quyết hay có ý kiến chỉ đạo tạm dừng khai thác thì tai nạn đã xảy ra. Mấy thanh niên đặt kíp nổ “quá liều” nên đá lở rộng, nhanh hơn bình thường. Ba thanh niên bị vùi trong xác đá khô khốc. Xung quanh ai nấy sợ tái mặt mày đi tìm người lên đào bới. Bấy giờ người làng mới chạy lên. Phải đến hơn một ngày sau xác ba thanh niên mới được đưa ra.

* * *

Vì tai nạn cướp đi ba mạng người mà công trình khai thác dừng lại nhanh hơn dự kiến. Có người bảo tai nạn là do chưa hiểu hết về thuốc nổ. Có người bảo đây là quả báo khi dám động chạm đến đá thần linh. Người ta tự động tháo dỡ lán trại, thu dọn hiện trường, đưa máy móc rời khỏi bãi đá. Tỉnh đã có quyết định dừng khai thác, ủy ban xã kiến nghị nên đóng cửa hẳn việc khai thác, trả lại bình yên cho khu vực. Điều đó được chấp thuận. 

Ngay tức khắc, ông Khộp đã huy động rất nhiều người trong làng bỏ công, bỏ của ra san gạt, đổ đất, trồng cây tại nơi xưa kia là bãi khai thác, chỗ lồi chỗ lõm. Hôm đi trồng cây ở mạn phía Tây, ông Khộp bảo Bình: “Vậy là cuối cùng cây cối đã lan vào trong vùng đá chết”. Cả hai cùng cười. Hôm ấy trăng lên từ phía hàng cây non. Ông Khộp bước tập tễnh bên Bình, lòng nhẹ bẫng, thanh thản. Từ nay về sau sẽ không còn cảnh ồn ào, nổ mìn, cảnh đá khóc gào mà sẽ có nhiều đêm trăng thanh bình như đêm nay.

Truyện ngắn của Nguyễn Văn Học

 

Miền đồi

BẮC GIANG – Tôi chỉ nhớ đó là một ngày trời mưa rất lớn. Nước mưa từ trên cao như cái chậu khổng lồ cứ thế trút xuống. Mái nhà tranh của hai bà cháu như đôi cánh của một con gà mái nâu đang dang rộng, mỏi rã rời trong sự lo lắng và sợ hãi của một đứa trẻ. 

 

Có đàn chim nơi ấy

BẮC GIANG – Cụ Cúc theo con chầm chậm lên tầng thượng đặt ban thờ. Một ban thờ khác lạ. Phải, cả xóm này, cả xã này không nhà ai có ban thờ như đây. Phía trên ban thờ treo kín cả bức tường là bức tranh màu có những đàn chim bồ câu tung cánh giữa bao la trời xanh mây trắng. Cũng chả biết có bao nhiêu chim. 

 

Lá cờ đỏ thắm

BẮC GIANG – Vào những ngày cuối tháng Tám, khắp các phố phường, làng bản đều đỏ thắm sắc cờ. Những người lái tàu, thuyền ngược sông mải miết cũng sắm lá cờ mới treo lên cái cán bằng inox. Người ở sườn núi chênh vênh sắm cây trúc thật dài để cờ được treo cao, từ xa người đi lên đường mòn có thể nhìn thấy được.

 

Ông ngoại

BẮC GIANG – Ông ngoại tôi là người vùng biển chính gốc. Gần 80 tuổi mà nước da của ông vẫn đượm màu nâu bóng. Hai cánh tay luôn ở trần với bắp thịt còn khá rắn rỏi, dấu tích của một thời trai trẻ đầy sung sức.

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, đêm trăng, cây ua úa, đón trăng, bóng mát, đất lành, người nghèo, gia đình chính sách

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Kinh tế 2024: Chặng đua về đích

Chỉ còn vài bước chạy nữa là kinh tế Việt Nam sẽ về đích kế hoạch năm 2024. Thời gian không còn nhiều, nhưng vẫn cần những nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất. Đà tăng tốc của khu vực sản xuất là rất đáng chú ý, với chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước “Ngôi sao” tăng trưởng Tiếp tục những dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam...

Là ngôi sao đang lên, địa phương này giữ vị trí quán quân về tăng trưởng

Ngày 24/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang công bố 10 kết quả nổi bật về kinh tế – xã hội năm 2024. Theo đó, năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Bắc Giang giữ vững vị trí đứng đầu cả nước, ước đạt 13,85%. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, cả năm ước đạt 207 nghìn tỷ đồng, tiếp tục duy trì vị trí thứ 12 cả nước,...

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH và khai trương Bệnh viện TNH Việt Yên

Sáng 24/12, Công ty cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH kỷ niệm 10 năm thành lập và khai trương Bệnh viện TNH Việt Yên tại thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Thị ủy Việt Yên và một số bệnh viện. Công ty cổ phần Tập đoàn Bệnh viện TNH tiền thân là Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ ngành Y tế năm 2025

Ngày 24/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2025. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu Bắc Giang, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thị Thu Hương chủ trì hội nghị; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành,...

Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, hôm nay ghi nhận...

Cùng chuyên mục

Kinh tế 2024: Chặng đua về đích

Chỉ còn vài bước chạy nữa là kinh tế Việt Nam sẽ về đích kế hoạch năm 2024. Thời gian không còn nhiều, nhưng vẫn cần những nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất. Đà tăng tốc của khu vực sản xuất là rất đáng chú ý, với chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước “Ngôi sao” tăng trưởng Tiếp tục những dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam...

Là ngôi sao đang lên, địa phương này giữ vị trí quán quân về tăng trưởng

Ngày 24/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang công bố 10 kết quả nổi bật về kinh tế – xã hội năm 2024. Theo đó, năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Bắc Giang giữ vững vị trí đứng đầu cả nước, ước đạt 13,85%. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, cả năm ước đạt 207 nghìn tỷ đồng, tiếp tục duy trì vị trí thứ 12 cả nước,...

Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 24/12/2024: Đồng loạt đà tăng giá trên cả nước. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, hôm nay ghi nhận...

Trưng bày kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và trao giải Cuộc thi ảnh...

Ngày 20/12/2024, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Báo Bắc Giang tổ chức khai mạc Trưng bày kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và trao giải Cuộc thi ảnh “Tiếp nối 80 năm bản hùng ca”. Ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL phát biểu khai mạc Đến dự có các đồng...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà vững...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà...

Đặc sắc lễ hội cam, bưởi ở Bắc Giang

TPO – Ngày 21 và 22/12, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tổ chức lễ hội cam, bưởi với nhiều gian trưng bày hoa quả bắt mắt đến từ các xã, thị trấn và hợp tác xã trên địa bàn, thu hút hàng nghìn người dân đến xem. TPO – Ngày 21 và 22/12, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang tổ chức lễ hội cam, bưởi với nhiều gian trưng bày hoa quả bắt mắt đến từ các xã,...

Bắc Giang ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn; khai mạc Hội chợ cam, bưởi và Tuần Du...

Tối 21/12, tại Quảng trường Trung tâm huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang diễn ra lễ ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn; khai mạc Hội chợ cam, bưởi và Tuần Du lịch Lục Ngạn năm 2024. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đào Xuân Cần - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã...

Toàn văn phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu tại lễ ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và...

Tối 21/12, đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dự và phát biểu tại Lễ ra mắt đơn vị hành chính thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn và Hội chợ cam, bưởi và Tuần Du lịch Lục Ngạn năm 2024. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu. Kính thưa đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương, Kính thưa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất