Powered by Techcity

Câu chuyện 10 điểm

BẮC GIANG – Các huyện, thành phố đang đánh giá, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm OCOP của địa phương. Tiêu chí đánh giá thực hiện theo Quyết định số 1048 ngày 20/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, gồm nhiều chỉ tiêu được chấm điểm cho mỗi sản phẩm. 

Đó là điểm số về tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm, cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo, tiêu chuẩn sản phẩm, câu chuyện sản phẩm, khả năng xuất khẩu… với tổng số tối đa 100 điểm. Riêng tiêu chí về “câu chuyện sản phẩm” chiếm 10 điểm.

“Câu chuyện sản phẩm” là thông điệp mà chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng, khách hàng nhằm thay đổi cảm xúc khi mua sắm, sử dụng, tạo ra thương hiệu của sản phẩm. Câu chuyện này mang lại trải nghiệm mới, từ đó làm thay đổi hành vi, trở thành một trong những lý do khiến khách quyết định mua hàng. Với mỗi sản phẩm OCOP, thông điệp còn mang cả niềm tự hào của mỗi vùng đất, con người về sản vật quê hương. “Câu chuyện sản phẩm” tạo sự khác biệt và cuốn hút khách hàng. Vì thế cần được mỗi chủ thể quan tâm “kể” trong hàng nghìn câu chuyện về sản phẩm OCOP đang nở rộ.

Thực tế có nhiều câu chuyện thành công, hấp dẫn khách hàng như vải thiều Lục Ngạn (Lục Ngạn), gà đồi Yên Thế (Yên Thế), trà hoa vàng (Lục Nam), vú sữa Hợp Đức (Tân Yên)… Đó là nguồn gốc “di cư” của cây vải Lục Ngạn gắn với quá trình chăm sóc, cải tạo lâu dài, thuần hóa của người dân phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, ứng dụng kỹ thuật tạo ra sản phẩm đặc trưng. Hay như gà Yên Thế “leo đồi kiếm thức ăn, ngủ trên cây” cùng kỹ thuật chăm sóc của bà con nên chắc thịt, sản phẩm thơm ngon, dai, ngọt hơn. 

Trà hoa vàng Lục Nam là loại cây quý sót lại ở phía Tây rừng Yên Tử, bên con đường hoằng dương Phật pháp, được bảo tồn, nhân giống thành công. Sản phẩm từ trà hoa vàng được chế biến bảo đảm an toàn thực phẩm, làm quà quý cho du khách. Còn cây vú sữa tổ ở Hợp Đức đã gần 40 năm tuổi, được bà con nhân giống phát triển thành vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP. Dải đất ven sông Thương được phù sa bồi đắp, có thêm kinh nghiệm quý của người dân bản địa tạo ra quả vú sữa cửa sông Hợp Đức “to, tròn, ngọt, mát, bổ dưỡng” hiếm có.

Rõ ràng, mỗi sản phẩm OCOP không chỉ đơn thuần là giá trị sử dụng mà còn có một câu chuyện truyền thông điệp mang tính nhân văn, hiểu biết về văn hóa, đời sống trong từng sản phẩm, chuyển tải giá trị vô hình thành hữu hình. Các chuyên gia cho rằng, OCOP chính là “báu vật” của làng quê. 

Sản phẩm có thể quy mô không lớn nhưng thấm đẫm giá trị văn hóa, thổ nhưỡng, kỹ năng của người làm ra. Đây chính là then chốt mà sản phẩm OCOP có lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường. Nhiều địa phương đã xây dựng vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, hình thành sản phẩm OCOP gắn với vai trò như “đại sứ” chuyển tải những “câu chuyện sản phẩm” của văn hóa vùng, miền.

Câu chuyện 10 điểm của sản phẩm OCOP chính là xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm gắn với trí tuệ, bản sắc địa phương (giá trị văn hóa, hoặc huyền tích hay sự hình thành sản phẩm); công dụng, công nghệ sản xuất; xu thế phát triển của sản phẩm… được chủ thể viết lên, kể lại cho khách hàng. “Câu chuyện sản phẩm” chiếm tỷ lệ điểm số cao trong đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Muốn có câu chuyện hay, đạt điểm tối đa thì phải làm ra sản phẩm tốt và xuất phát từ niềm tự hào của người dân, cộng đồng về loại hàng hóa đó .

Bảo Khánh

 

Nâng tầm sản phẩm OCOP

BẮC GIANG – Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), nhiều chủ thể trên địa bàn Yên Dũng đã tạo được uy tín, thương hiệu. Có tem nhãn chứng nhận OCOP trên sản phẩm được xem là “giấy thông hành” để các mặt hàng tiếp cận thị trường tiêu thụ rộng rãi.

 

Việt Yên công nhận thêm 5 sản phẩm OCOP 3 sao

(BGĐT) – UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) vừa phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2023. Đợt này, huyện Việt Yên có 5 sản phẩm được công nhân đạt OCOP hạng 3 sao.

 

Lục Ngạn công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP

(BGĐT) – UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2023. Theo đó, đợt này có 9 sản phẩm được công nhân đạt OCOP hạng 3 sao.

 

Các nghị quyết chuyên đề: Tạo cú hích cho sản phẩm OCOP

(BGĐT) – Nhằm khai thác lợi thế, phát triển sản phẩm OCOP, nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã cụ thể hoá bằng nghị quyết chuyên đề, kế hoạch thực hiện thông qua cơ chế hỗ trợ. Đây là cú hích để các chủ thể đầu tư nâng chất lượng sản phẩm, tăng giá trị.

 

Đặc sắc sản phẩm OCOP, nông sản chủ lực tỉnh Bắc Giang

(BGĐT)- Chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra từ ngày 27- 28/7/2023, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Quảng trường 3/2 (TP Bắc Giang), HND tỉnh đã tổ chức 12 gian trưng bày gần 200 sản phẩm OCOP, nông sản chủ lực và đồ mỹ nghệ đến từ 10 huyện, TP trong tỉnh.

 

Nâng cao kỹ năng chuyển đổi số trong kinh doanh sản phẩm OCOP

(BGĐT) – Chiều 24/6, tại Nhà văn hóa Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức diễn đàn chuyển đổi số (CĐS) trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với nội dung “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP”.

 

tin tức bắc giang, giấy chứng nhận, sản phẩm ocop, Trà hoa vàng, gà yên thế, tây yên tử, thị trường, sản vật quê hương,

Nguồn

Cùng chủ đề

Xây dựng không gian văn hoá Phật giáo Tây Yên Tử bằng triết lý “Cư trần lạc đạo”

Bắc Giang là một trong những trung tâm Phật giáo của Đại Việt thời Lý-Trần, đặc biệt là thời nhà Trần khi Phật giáo ở Bắc Giang gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm. Giá trị của trung tâm Phật giáo Bắc Giang chính là tinh thần nhập thế, "sống đời vui đạo", kết hợp hài hoà giữa Đạo và Đời, giữa vật chất và tâm linh, giữa phát triển kinh tế và bảo tồn văn hoá được thể...

Chuyện về cây thuốc rừng Tây Yên Tử

BẮC GIANG - Kể chuyện cây thuốc vùng rừng Tây Yên Tử thật quá rộng lớn. Thực ra, địa bàn tôi quen thuộc nhất chỉ là khu vực Mai Sưu, bao gồm bốn xã miền núi xa sâu nhất của huyện Lục Nam (Vô Tranh, Bình Sơn, Trường Sơn, Lục Sơn). Tôi đã từng nghe các bậc ông bà, chú bác truyền dạy về cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc và cách chữa bệnh. Rồi đi khắp các núi, các cánh...

Chùa Ngũ Đài – chốn tổ linh thiêng, vị trí quan trọng trong Thiền phái Trúc Lâm

Trong hệ thống các di tích có mối liên hệ mật thiết và giữ vị trí quan trọng trong Thiền phái Trúc Lâm tại Chí Linh (Hải Dương), không thể không kể đến chùa Ngũ Đài.Trong đó, chùa Ngũ Đài cùng với hệ thống chùa ở Yên Tử, Quỳnh Lâm, Ngọa Vân (Quảng Ninh); Thanh Mai, Côn Sơn (Hải Dương) và Vĩnh Nghiêm, Mã Yên, Am Vãi, Khám Lạng… (Bắc Giang) đã tạo thành một vùng tam giác Phật...

Bảo tồn không gian văn hóa Phật giáo Tây Yên Tử

Thế kỷ XIII - XIV, Phật giáo ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đỉnh cao là sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Dưới thời Trần, không gian Phật giáo Trúc Lâm trải rộng ở cả sườn Đông và Tây dãy núi Yên Tử. Phật giáo Trúc Lâm để lại rất nhiều giá trị, trong đó có giá trị văn hóa. Không gian Phật giáo Trúc Lâm Núi Yên Tử nằm...

Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Tây Yên Tử – Những giá trị đặc sắc

BẮC GIANG - Không gian văn hóa Phật giáo Tây Yên Tử với những giá trị đặc sắc, chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng. Nơi đây là một bộ phận không tách rời Khu du lịch tâm linh Đông Yên Tử - một địa điểm du lịch đã tạo dựng được những giá trị và thương hiệu đối với các du khách. Di sản có giá trịNếu...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế ...

Cùng chuyên mục

Công nhận đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 18/9/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 868/QĐ-BXD công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV. Theo Quyết định, đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) với diện tích 205,99 km². Trong đó, khu vực nội thị gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Thị trấn Thắng, thị...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 5175/UBND-KTN yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở...

Bắc Giang tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công điện số 9/CĐ-CT yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các...

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương: Không để bị động, bất ngờ trước thiên tai

(BBG)- Bão số 3 là cơn bão lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại miền Bắc. Ở tỉnh Bắc Giang, công tác ứng phó với bão và hoàn lưu sau bão được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả nên đã giảm thiểu thiệt hại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Xung quanh nội dung này, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đến thăm, động viên và hỗ trợ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại...

Sáng 14/9, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và ủng hộ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tiếp đoàn có các đồng chí: Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Đức Cảnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Dương Ngọc Chiên - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Hội nghị chuyên đề UBND tỉnh Bắc Giang tháng 9/2024: Thảo luận, thông qua một số dự thảo văn bản

Sáng 18/9, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị chuyên đề tháng 9 năm 2024. Đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Ô Pích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội...

Ban Dân vận Trung ương và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão...

Chiều 13/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Bùi Thị Hòa - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, động viên và tặng quà người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...

Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm

(BBG)- Đến sáng 13/9, nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Theo Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang, đến 9 giờ sáng nay (13/9), nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương còn 6,9m, trên báo động 3, giảm 32 cm so với một ngày trước đó. Mực nước trên sông Cầu đo tại Trạm Đáp Cầu là 7,63m,...

Sự cố tại Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Nhờ lực lượng chức năng cùng người dân xuyên đêm tham gia khắc phục nên khoảng 4 giờ sáng 13/9, sự cố tại bể xả Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn. Vị...

Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê trên các sông

Chiều 12/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích - Phó Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để đánh giá tình hình mưa, lũ, hệ thống đê điều và phương án hộ đê trong tỉnh. Dự tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan, đơn vị và một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất