Powered by Techcity

Các FTA đã ‘chắp cánh’ cho xuất khẩu như thế nào?

Thông qua công tác hội nhập, Việt Nam đã và đang trở thành cửa ngõ quan trọng bậc nhất thế giới khi giờ đây đầu tư vào Việt Nam là có thể tiếp cận được với hầu hết các thị trường lớn của thế giới.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD.

Năm 2023, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt 26 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Có thể nói, những kết quả này đến từ các giải pháp khắc phục khó khăn, mở cửa thị trường của Chính phủ, các bộ, ngành và của cộng đồng doanh nghiệp, nổi bật trong đó là sự chủ động trong việc thúc đẩy thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Bộ Công Thương.

Hiệp định thương mại, xuất khẩu

hó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chứng kiến lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA). Ảnh: Đoàn Bắc/VGP

Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu… đây cũng chính là cơ sở, là nền tảng đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Khai thác tốt các FTA

Báo cáo tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Công Thương cho biết, việc khai thác các FTA được Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trong năm 2023, công tác hội nhập đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư…

Công tác thực thi, triển khai các FTA đã được Bộ Công Thương chủ trì, đôn đốc các bộ, ngành có liên quan về việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Đồng thời, tích cực phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành trong việc theo dõi và khẩn trương xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quan điểm của Việt Nam về việc gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh và đang phối hợp để xây dựng hồ sơ trình phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh (dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên năm 2024).

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 6 đối tác chiến lược toàn diện, 18 đối tác chiến lược, 12 đối tác toàn diện) và có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế.

“Các FTA không chỉ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn hỗ trợ UBND các tỉnh, thành phố mở rộng kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế”, Bộ Công Thương cho biết.

Đơn cử, đối với Đắk Lắk, tận dụng lợi thế từ các FTA, hiện nay hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ; mang sản phẩm, hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng tại nhiều thị trường lớn trên thế giới.

Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho hay, tỉnh có hơn 100 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 14,4%/năm. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu là 1,151 triệu USD đạt 101,3% kế hoạch; năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 1,500 triệu USD, đạt 125% kế hoạch năm, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Vinasamex chia sẻ, hiện nay Vinasamex đã xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi sang nhiều thị trường có FTA. Trước đây, khi chưa có thương hiệu, doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường đại trà, dễ tính. Nhưng những năm gần đây, nhờ “đòn bẩy” của các FTA, doanh nghiệp tập trung vào những sản phẩm giá trị cao cấp để xuất khẩu vào những thị trường khó tính, như EU, Canada, Mỹ, Nhật Bản…

Đàm phán thêm các FTA mới

Đáng chú ý, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, bên cạnh các thị trường truyền thống, ngành Công Thương đã thúc đẩy, đàm phán tiến tới ký kết các FTA với Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (EFTA), Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ (MERCOSUR), UAE và Canada… để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.

Đây được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế của ngành Công Thương trong năm 2023.

Như với Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (FTA Việt Nam – EFTA), cho đến nay, hai bên đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn và cấp kỹ thuật. Hiện tại, hai Bên đã xác định được các vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực quan trọng của Hiệp định như thương mại hàng hóa, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ.

Còn với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA), VIFTA được ký kết đánh dấu thành quả nỗ lực không mệt mỏi của cả hai nước sau quãng thời gian 7 năm với 12 phiên đàm phán. Israel là quốc gia đầu tiên tại khu vực Tây Á mà Việt Nam ký kết FTA. Thông qua VIFTA, Việt Nam có thể thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh không chỉ sang Israel mà còn có cơ hội tiếp cận các thị trường khác tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu…

Đối với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam (FTA) và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Bộ Công Thương đã chủ trì tham gia một số phiên đàm phán trong năm 2023.

Đồng thời, trong năm 2023, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham dự đàm phán nâng cấp và đàm phán mới các hiệp định thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN

Bên cạnh các giải pháp chủ động trong việc triển khai thực thi các FTA, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA, RCEP, Cộng đồng kinh tế ASEAN và các FTA khác của Việt Nam dưới nhiều hình thức. Đồng thời, tiếp tục chủ trì đảm nhiệm, thúc đẩy và làm tốt vai trò là đơn vị tiếp nhận các câu hỏi từ cộng đồng doanh nghiệp và người dân liên quan đến các FTA trên và trực tiếp trả lời hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan trả lời.

Hiện nay, phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện. Vì vậy, trong từ 3-5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính.

Để tối ưu hóa những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế, trong năm 2024 cũng như các năm tiếp theo, Bộ Công Thương sẽ đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA, nhất là từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA, UKVFTA, Hiệp định của ASEAN với các đối tác. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác cảnh báo sớm về biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác.

Phát huy vai trò Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài

Tiếp thu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương sáng 20/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, năm 2023, tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; các hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất, nhập khẩu đều suy giảm mạnh so với cuối năm 2022.

Riêng đối với công tác xúc tiến thương mại. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; chủ động tham mưu khai thác các cơ hội từ quan hệ đối ngoại với các nước lớn để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư các ngành trọng điểm sang nước thứ 3 của các tập đoàn đa quốc gia nhằm chống đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là trong lĩnh vực mà nước ta đang có nhu cầu và lợi thế, như: Công nghiệp điện tử, hạ tầng số, hạ tầng logistics, năng lượng sạch, công nghiệp vật liệu mới, chíp và chất bán dẫn.

Đồng thời, tăng cường thực thi hiệu quả các giải pháp kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước nhằm thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, đáp ứng yêu cầu tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong công tác hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu.

Tích cực tham mưu đàm phán, ký kết mới và nâng cấp các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác còn tiềm năng ở khu vực châu Phi, Nam Á, Tây Á và Nam Mỹ…, tạo động lực tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư; đồng thời, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Chú trọng đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại, thương mại điện tử, kinh tế số nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng; đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả; tăng cường quản lý thị trường và nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Còn dư địa rất lớn để khai thác hiệu quả hơn ưu đãi từ các FTA

Theo ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương), công tác triển khai thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) tại các địa phương thời gian đã đạt được kết quả nhất định. Còn dư địa rất lớn để các địa phương khai thác hiệu quả hơn nữa ưu đãi từ các FTA.

 

Theo Cổng thông tin Chính phủ

Nguồn

Cùng chủ đề

TP.Hồ Chí Minh tiếp tục là đầu tàu xuất khẩu

Xuất khẩu gạo sang Ukraine tăng gần 40 lần Hàn Quốc là thị trường thứ hai nhập khẩu rau quả của Việt Nam Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố các địa phương xuất khẩu lớn 7 tháng qua, dẫn đầu vẫn là TP. Hồ Chí Minh với kim ngạch gần 26 tỷ USD, theo sau là Bắc Ninh 22,5 tỷ USD, Bình Dương 19,28 tỷ USD, Thái Nguyên 17,7 tỷ USD, Hải Phòng 16,8 tỷ...

Đổi mới công nghệ chế biến gỗ để tăng sức cạnh tranh

BẮC GIANG - Lĩnh vực chế biến gỗ tỉnh Bắc Giang đang đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng, giá bán sụt giảm. Trong khi đó, các đối tác, bạn hàng nước ngoài ngày càng yêu cầu cao, khắt khe hơn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Điều này đặt ra thách thức với các doanh nghiệp (DN) trong việc đầu tư máy móc, công nghệ để tăng năng suất, cải thiện chất lượng, qua đó...

Ký thỏa thuận hợp tác cung ứng vải thiều Lục Ngạn sang thị trường châu Âu

BẮC GIANG - Chiều 12/1, tại thôn Cầu Đền, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), UBND huyện chủ trì, chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác và cung ứng sản phẩm vải thiều Lục Ngạn sang thị trường châu Âu (EU) giữa HTX Nông nghiệp Thanh Hải với Công ty TNHH Một thành viên Group Lafayette Sante Vietnam.Dự buổi ký kết có đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện Lục Ngạn và...

Doanh nghiệp xuất khẩu: Tăng tốc sản xuất, tạo đà bứt phá

BẮC GIANG - Năm 2023, tỉnh Bắc Giang đứng thứ 6 cả nước về giá trị kim ngạch xuất khẩu với hơn 27,4 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm trước và là tỉnh duy nhất của cả nước xuất siêu trong năm 2023. Để tiếp tục giữ đà tăng trưởng, ngay từ đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã nỗ lực vượt khó, tăng tốc sản xuất, bảo đảm theo đơn hàng đã ký.Ký nhiều đơn hàng...

Sắp xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức chấp thuận cho Công ty cổ phần Dinh dưỡng AVANEST Việt Nam được xuất khẩu tổ yến sang thị trường này.Gia công tổ yến tại nhà máy. Theo Cục Thú y, có 45 doanh nghiệp đăng ký xuất khấu tổ yến sang Trung Quốc và đã được Cục Thú y hướng dẫn thực hiện giám sát an toàn dịch bệnh và an toàn thực...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế ...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Tiếp nhận trên 48,9 tỷ đồng ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 10/9 Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang đã kêu gọi vận động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Đến ngày 16/9, tỉnh đã tiếp nhận trên 48,9 tỷ đồng. Cụ thể, đến 16 giờ ngày 16/9, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tiếp nhận hơn 44,5 tỷ đồng, Hội chữ thập đỏ tỉnh...

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

(BBG)- Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3. *Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh chỉ đạo 17 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hơn 1,8 nghìn công...

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, hỗ trợ ngành Y tế Bắc Giang khắc phục hậu quả bão số 3

(BBG)- Ngày 16/9, Đoàn công tác Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn về thăm, hỗ trợ khắc phục hậu quả sau mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Làm việc với đoàn, về phía tỉnh Bắc Giang có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Y tế và huyện Yên Dũng. Các đại biểu dự buổi làm việc. Theo tổng hợp của Sở Y tế Bắc Giang, do ảnh hưởng của...

Ủy ban MTTQ tỉnh hỗ trợ hộ dân bị sập nhà do bão

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Ngày 10/9, đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn đến thăm hỏi, động viên gia đình chị Vi Thị Thanh (SN 1988), dân tộc Nùng, ở thôn Khuôn Kén, xã Tân Sơn...

Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3

Sáng 13/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Giang tổ chức phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3. Tham dự có toàn thể cán bộ, lãnh đạo, đoàn viên, người lao động LĐLĐ tỉnh. Tại buổi phát động, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Văn Cảnh cho biết, những ngày qua, cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản của Nhân dân các tỉnh,...

Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Sáng 13/9, Công đoàn Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Các đồng chí: Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh, Lê Ô Pích - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng UBND tỉnh dự và tham gia ủng hộ. Tại lễ phát động, đồng chí...

Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Sáng 13/9, Công đoàn Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Công Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo,...

Gần 300 VĐV dự Giải Vô địch Jujitsu quốc gia năm 2024 tại Bắc Giang

(BBG)- Sáng 12/9, tại Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh Bắc Giang, Liên đoàn Jujitsu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Bắc Giang tổ chức khai mạc Giải Vô địch Jujitsu quốc gia năm 2024. Tham dự Giải có gần 300 vận động viên (VĐV) đến từ 28 đoàn thuộc các tỉnh, thành phố và ngành có phong trào Jujitsu phát triển mạnh. Các VĐV thi đấu ở nội dung: Newaza Gi, Newaza NoGi, Fighting, Contact,...

Bắc Giang thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương” trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch nhằm quán triệt, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024-2025 nhằm củng cố, nâng cao chất lượng; làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục các cấp; các...

Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang kêu gọi ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam Phát huy truyền thống đoàn kết, "tương thân tương ái" của dân tộc, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang phát động kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất