Powered by Techcity

Bông bồn bồn lay động

BẮC GIANG – Cơn gió thổi ngang qua cánh đồng làm lay động đám bồn bồn đang độ trổ bông. Bông bồn bồn bung ra trắng xóa, theo gió bay đi xa vương vãi trên mặt nước phẳng lặng. Cuối năm bầu trời trong xanh, mây trắng từng cụm trôi là đà ngang qua vòm quê yên bình của tôi, trôi qua những nếp nhà nằm im lìm bên cạnh dòng sông và cánh đồng mênh mông nước. Tôi đứng trên bờ ruộng nhìn ra xa xôi. 

Gió bấc thổi tạt vào mắt tôi cay xè. Mấy lần anh định phá bỏ đám bồn bồn vì chúng sinh sôi mãnh liệt quá, chẳng mấy chốc mà xanh um mặt đầm. Tôi ngăn anh. Tôi thường cắt gốc bồn bồn đem đi bán trong những buổi chợ họp ngay ngã ba sông, bán không xuể tôi muối dưa. Món ăn giản dị, cây nhà lá vườn ấy lại bắt cơm vô cùng.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Bông bồn bồn lay động,  Cơn gió, cánh đồng, Gió bấc, dòng sông, thời tuổi trẻ

Minh họa: Hiền Nhân.

Trên bờ ruộng có con đường mòn dẫn lối ra đường nhựa lớn. Mỗi lần có ai đó từ xa về, xuống xe ngoài đường, họ đều băng tắt lối này đi cho nhanh. Khỏi mấy dãy đồng rộng là đến được con sông quê hiền hòa. Sông quê đẹp lắm! Trên bờ sông, tháng Ba, tháng Tư hoa ô môi nở hồng cả một góc trời; tháng Năm, tháng Sáu thì phượng vĩ thắp lửa; tháng Chín, tháng Mười thì gòn già bung ra từng cụm bông trắng xóa bay lơ đãng trong không trung. 

Còn tháng này quê tôi chẳng có gì ngoài một dòng sông đầy nước, chiếc ghe ngủ quên dưới vòm lá xanh rì, những chiếc vó gác và chiếc xuồng nhỏ đưa người hàng xóm sang sông. Khung cảnh đó bao nhiêu năm không đổi, kể từ khi tôi lấy anh, rồi bé Diệp chào đời, rồi một chiều tôi nhận ra tóc mình lấm tấm vài sợi bạc. Cảnh quê vẫn vậy, chỉ có cuộc đời chúng tôi hằn lên những niềm vui nỗi buồn, những thay đổi chóng vánh. Mới đó mà tóc anh đã bạc màu, tóc tôi cũng điểm bạc dù tôi vẫn giữ lấy mái tóc dài thuở còn con gái.

Trước mặt tôi là cánh đồng bạt gió. Tôi đưa tay đón lấy mấy sợi bông bồn bồn bung ra trắng xóa rồi chăm chú nhìn. Trong nắng sớm, mấy sợi bông gòn ánh lên những màu xanh, đỏ, tím, vàng khác lạ. Tôi như bị hút mắt cho đến khi có bàn tay nào khẽ chạm lên vai khiến tôi giật mình. Kha – tôi ngạc nhiên nhưng không gọi lên thành tiếng. Kha vừa đi hết con đường mòn dài, sắp sửa ra đến bờ sông. Tôi chưa kịp hỏi anh điều gì thì Kha đã lên tiếng trước:

– Tươi làm gì mà đứng thẫn thờ ở đây vậy? Gió bấc, lạnh chết!

Tôi cười tươi nhìn Kha, khẽ đáp:

– Tôi đứng ngó nghiêng chơi thôi! Anh Kha trên thành phố về à?

Kha gật đầu. Tôi hỏi vậy chứ đã biết Kha từ thành phố về. Từ ngày đám cưới tôi xong, Kha cũng lên thành phố sống chứ không bám trụ tại mảnh đất quê nhà. Với nhiều người, quê nhà buồn tẻ và tù đọng. Họ sợ, lỡ như ở lại đây thì những giấc mơ đẹp đẽ của đời người sẽ tàn héo. Họ chọn bươn chải, bôn ba nơi thành thị chộn rộn đông người để được sống cuộc đời mình mong muốn. Tôi biết Kha từ thời con gái. Nhà Kha ở bên kia sông, dưới bến sông có cây hoa mua trổ bông tím ngát. Đã lâu rồi tôi mới gặp lại Kha. Hình như thời gian đã bỏ quên Kha nên trông anh không già đi bao nhiêu so với thời trẻ.

– Tôi tiện đường đi ngang đây, thấy Tươi nên dừng lại nói ít câu chuyện. Cuộc sống của Tươi vẫn ổn chứ?

Tôi nhìn anh:

– Ổn, anh Kha ạ! Anh về chơi hay có việc?

– Tôi về giỗ má.

Tôi sực nhớ ra, còn mấy hôm nữa là đến giỗ đầu của má anh. Từ khi má anh mất, căn nhà vắng hoe, chiều chiều có mấy đứa trẻ hàng xóm lại trước sân chạy lon ton chơi bắn bi, nhảy dây, lò cò nên náo nhiệt được chốc lát rồi lại chìm vào đêm tối.

– Chị không về với anh sao mà anh đi một mình vậy?

Kha nói nửa thật, nửa đùa:

– Vợ tôi quen sống ở thành thị rồi! Về đây, cô ấy không quen, than nắng, than nước hôi phèn. Tôi để vợ trên ấy rồi về!

Nghe anh nói vậy, lòng tôi buồn thiu. Tôi không nhìn vào mắt Kha mà nhìn xa xa, phía đám bồn bồn đang ngả nghiêng trong gió. Tôi đủ hiểu lòng Kha đang nghĩ gì. Cuộc đời vốn dĩ có nhiều trớ trêu, niềm nỗi.

– Bồn bồn – Kha reo lên như một đứa trẻ – Tươi nhớ không, ngày xưa tôi thích ăn bồn bồn lắm! Tươi hay bơi xuồng ra giữa đồng nhổ bồn bồn, chặt gốc, rửa sạch đưa cho tôi mỗi khi tôi đi học về ngang…

Kha ngừng lại. Có lẽ Kha biết mình không nên nói những điều đó, vì nó đã thuộc về xa xưa, là kỷ niệm cả rồi. Làm sao để tôi có thể quay về thời con gái? Làm sao để thời gian xoay chuyển lại những ngày chúng tôi còn ngây ngô, còn chở nhau trên chiếc xuồng chòng chành ra giữa đồng hái bồn bồn về nấu canh, làm dưa? Tôi biết đây không phải là thời điểm thích hợp để chúng tôi hàn huyên chuyện cũ nên giả bộ nói với Kha:

– Anh về đi, mọi người biết anh về chắc trông anh dữ lắm!

Chào tôi, Kha về. Bóng anh thập thững đi ra khỏi con đường băng tắt qua dãy đồng, xuống bến sông bơi xuồng sang bên ấy. Tôi đứng lặng trong gió bấc, chợt thấy tim mình sắt se. Tôi nhìn mấy bông bồn bồn rụng rã trên cánh đồng đầy gió, chợt thấy ký ức nơi đó, lòng bùi ngùi nhớ lại những năm tháng xa xưa.

Đã mấy lần tôi cố quên nhưng lại càng nhớ rõ. Kha nói thương tôi, nhưng tôi ngỡ Kha đùa. Tôi với Kha biết nhau từ khi chúng tôi còn bé xíu, chiều chiều hẹn nhau ra đồng cỏ bắt cào cào, câu cá rô. Lớn lên, chúng tôi đèo nhau đi học mỗi ngày trên chiếc xe đạp cũ má Kha sắm được sau mùa lúa chín. Má Kha thương tôi như con gái, mỗi lần ra chợ bà đều mua về cho tôi thứ gì đó, khi cái kẹp tóc, khi cây bút. Bà dặn tôi ráng học để sau này đỡ khổ.

Rồi ba tôi làm ăn sa sút. Hết mùa lúa, ba quyết định bán mấy công đất sau nhà để trả nợ, rồi mua tạm mảnh đất nhỏ ngoài bìa rừng dựng nhà. Cuối dòng sông sẽ có con kinh nhỏ dẫn về nhà tôi. Không đi học nữa, tôi thấy đời mình trống vắng. Kha thường đạp xe tận mấy cây số vào thăm tôi. Đường vắng, nhiều cầu ván, qua mấy khúc sông sâu… Thấy nguy hiểm quá, tôi dặn Kha đừng vào thăm tôi nữa. Khi nào nhớ xóm, tôi hỏi má rồi bơi xuồng ra thăm xóm, thăm Kha. Anh gật đầu nhưng tôi biết anh buồn lắm! Thời điểm đó má tôi thường hay khóc. Tôi an ủi má, nói rằng đời có khi thế này, có lúc thế nọ, sao mà lường trước được. Má lau nước mắt vì má biết rằng mình cần phải mạnh mẽ hơn để chu tất mọi việc, lo lắng cho tôi.

Ngày rời mái trường phổ thông, Kha cầm giấy khen đạp xe mấy cây số mồ hôi ròng ròng đến khoe tôi. Tôi mừng cho Kha. Tôi nhớ có lần mình dặn: “Kha ráng học, học cho phần tôi nữa nha”. Kha gật đầu chắc chắn. Tôi hỏi Kha sắp tới sẽ học ở đâu. Kha nói thành phố. Tôi chúc mừng Kha nhưng tự dưng thấy lòng buồn không rõ. Rồi Kha nói tiếng thương tôi. 

Tôi ngạc nhiên nhìn Kha. Anh nói anh thương tôi thật lòng, chừng nào học hành xong xuôi, cuộc sống ổn định, Kha sẽ nói với má đem trầu cau sang nhà tôi hỏi cưới. Ngày ấy còn bé, nghe Kha nói vậy, tôi ngượng đỏ mặt. Từ xưa đến giờ hai đứa chơi nhảy lò cò, nhảy dây, bắt cào cào, cùng đi nhổ bồn bồn hay hái bông bồn bồn già khô rồi đứng trên đầu ngọn gió thổi cho bông bay tứ tán… giờ Kha nói thương tôi, tôi thấy lòng là lạ.

Tôi gật đầu. Ngày Kha đi học, tôi xin má theo tiễn chân Kha đến đường nhựa lớn. Cho đến khi bóng Kha và bóng chiếc xe đò chở lỉnh kỉnh đồ đạc khuất dần, tôi mới trở về, nửa buồn nửa vui vì hình dung về những điều tươi đẹp.

Nhưng rồi Kha đã quên đi lời hứa năm nào.

Thời gian thoi đưa. Tôi vẫn tận tuỵ hái bồn bồn đem sang nhà má Kha, nhân tiện nghe ngóng tin tức về anh. Bà nói Kha học giỏi, được học bổng đi du học nước ngoài. Tôi mừng rỡ và chờ đợi. Má tôi nói thuở Kha ngỏ lời thương tôi thì cả hai còn quá nhỏ, chắc gì Kha thương thật. Giờ lớn khôn, Kha như cánh chim phiêu dạt nơi xứ người. Biết bao nhiêu cơ hội mới. Biết bao nhiêu con người mới. Cuộc đời Kha sẽ là những chuỗi ngày tươi sáng. Chắc gì Kha nhớ đến kỷ niệm xưa…

Ngày vu quy của tôi có má Kha đến chia vui. Cầm tay tôi, má Kha nói hoài: “Phải chi mày là con dâu của má. Má thương mày hết lòng!”. Tôi vờ cười, đổ lỗi cho “duyên số”. Chẳng lẽ tôi nói với má Kha rằng: “Tại Kha quên mất lời hứa ngày nào…”. Đám cưới tôi ai cũng vui, lúc rước dâu dưới bến sông xác pháo rụng đầy, đỏ cả mặt sông. Chỉ có tôi vẫn thấy lòng trống vắng. Chồng thương tôi thật lòng. Anh biết tôi còn thương nhớ một bóng hình nhưng vẫn không trách, bởi dẫu sau giờ đây Kha cũng thuộc về quá khứ. Tôi theo anh về xóm cũ. Nhà anh nhỏ, nhưng ấm áp. Trước sân có mấy cây ô môi. Sau nhà là cánh đồng, lúc tôi về có đám bồn bồn mọc lên, trổ đầy bông. Tôi nhìn đám bồn bồn, tự dưng nước mắt chứa chan.

Rồi tôi sinh bé Diệp.

Rồi Kha cũng cưới vợ. Hôm đám cưới, tôi có lén xuống bến sông nhìn sang nhà Kha. Khoảng cách tuy xa nhưng tôi thấy rõ cô dâu trong bộ váy xòe màu trắng như mây, đẹp lắm! Bộ váy đó tôi chưa một lần được mặc. Cô dâu đẹp và xứng đôi vừa lứa với Kha. Tôi thầm mong anh hạnh phúc.

Một lần gặp lại Kha, anh có nói với tôi, cũng nửa thật nửa đùa. Nhưng tôi tin là thật:

– Phải ngày xưa Tươi đợi tôi thì bây giờ tôi đâu có phải xa quê hương, xa làng xóm, xa má tôi. Vợ tôi không chịu cảnh sống buồn tẻ ở quê mình nên tôi đành cắm chân thành thị.

Tôi cười mà lòng xác xao, bời bời như có gió.

– Tại duyên số cả, anh Kha à!

Nói vậy chứ không lẽ tôi nói với Kha là tôi đợi anh mà anh đâu có trở lại, không một dòng tin nhắn, không một lời hỏi thăm. Kha định bảo tôi phải đợi Kha đến chừng nào. Tôi là con gái, quá lứa lỡ thì thì còn lấy được ai…

Nhưng mọi chuyện cũng đã qua rồi. Tôi có chồng. Kha có vợ. Kỷ niệm ngày xưa gửi cả vào đám bồn bồn đang bồng bềnh, lay động trong mùa gió bấc.

Tôi đứng yên trên cánh đồng mù gió, nghĩ về quá khứ, về đám bồn bồn đang đương đầu trước gió, rụng trắng mặt nước, lần lượt rã tàn. Tôi nghe đâu đó có tiếng gọi của quá khứ, của Kha nhưng tôi khước từ. Để giữ lại những gì đẹp đẽ nhất thời tuổi trẻ. Để quên dang dở u buồn. Cuộc sống luôn thay đổi theo thời gian, điều quan trọng nhất là trân trọng hiện tại để không phải tiếc nuối. 

Tôi thầm cảm ơn chồng tôi vì đã cho tôi và bé Diệp một cuộc sống an nhiên, hạnh phúc, tuy không quá tiện nghi đủ đầy nhưng lúc nào cũng thấy mình được che chở, yêu thương. Đời để tôi lỡ duyên với Kha nhưng mang đến cho tôi một người đàn ông tốt bụng, chân chất, ấm áp và nhân hậu. Tôi nghe sau lưng có tiếng gọi của bé Diệp trong vắt lưng trời. Ngoảnh lại, tôi thấy chồng đang nắm tay con bé bước đi trên con đường mòn có hoa dại lấm tấm, đi về phía tôi.

Tôi mỉm cười, thấy lòng mình nhẹ nhàng, như cơn gió đang lướt qua ô cửa nhỏ.

Truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy

 

Cây bàng trước sân trường

BẮC GIANG – Vân vén những chiếc lá bàng vừa được gột rửa bụi khói công nghiệp sau cơn mưa đêm nhìn về phía trường học. Trong lớp, người thầy giáo trẻ đang uốn nắn cho đám học trò những nét chữ. Lớp học ấy Vân và cậu bạn thân gần nhà từng gắn bó cùng nhau những năm tháng học trò. 

 

Đồng nghiệp

BẮC GIANG – Tôi đã đọc ở đâu đó rằng những ai giỏi môn Toán đều có khả năng học tốt môn Ngoại ngữ, nhưng chưa thấy ai nói người dạy giỏi môn Toán lại có khả năng dạy môn Ngoại ngữ như giáo viên Ngoại ngữ cả. Thế mà thầy Học bất ngờ dạy một tiết môn Tiếng Anh lớp 7B của tôi. 

 

Hai chị em

BẮC GIANG – Chiếc xe Giải phóng ngầu bụi đỏ dừng lại ở ngã ba Cầu Lồ khi chiều đã nhạt nắng. Người lái xe của Lâm trường quay sang cô gái ngồi ghế bên:

 

Đom đóm trở về

BẮC GIANG – Mưa cả tuần sùi sụt, xập xè. Gió thốc qua mái hiên tả tơi. Mọi ngày ở khu vườn trước nhà thấy sự có mặt của ốc sên, bọ ngựa, châu chấu, cuốn chiếu và… khá nhiều sâu róm. Mưa này, bọn chúng đi đâu hết nhỉ. Người đàn bà không còn trẻ đứng bên cửa sổ ngơ ngác như đứa trẻ. Chị tìm gì vậy? Hay ngóng ai đi qua? Đôi mắt mơ mộng ngẩng lên nhìn lá cây. Đích thị một đôi mắt trẻ thơ. 

 

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Bông bồn bồn lay động, Cơn gió, cánh đồng, Gió bấc, dòng sông, thời tuổi trẻ

Nguồn

Cùng chủ đề

Người đàn bà bên kia sông

BẮC GIANG - Tôi chỉ là người cố gắng ghi lại một cách thật chính xác câu chuyện này từ những lời u tôi kể. Mỗi khi nhớ về u tôi, tôi vẫn mường tượng rõ như in hình bóng người đàn bà bên sông ấy đội nón cùm cụp, chiếc khăn mỏ quạ che kín gần hết khuôn mặt đang thập thững bước trên con đường nhỏ có hàng cây phi lao trong chiều sậm về làng. Từ đó...

Hoa thủy tiên của mẹ

BẮC GIANG - Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành trên sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc. Dòng sông tĩnh...

Đường hoa rực rỡ

BẮC GIANG - Tháng chạp. Những đợt gió mùa đông bắc nối đuôi nhau tràn về. Rét tái rét tê. Lâu lắm rồi năm nay mới lại rét đến vậy. Mấy hôm nữa là Tết ông Táo rồi. Tiếng người đi chợ sớm mai ồn ào. Mọi người bàn tán rôm rả, xoay quanh chủ đề sắm Tết. Vừa dọn quán bán hàng, bà Tịch vừa lắng nghe mọi người nói chuyện. Quán của bà nằm ở ngay cổng làng...

Đường về xóm nhỏ

BẮC GIANG - Chiếc xe Vios màu vàng cát bon nhanh rồi dừng lại trên lối rẽ dẫn ra cánh đồng. Từ trên xe, người đàn ông trung niên bước xuống. Vóc dáng bệ vệ cùng cách ăn mặc cho thấy đây là người sang trọng. Anh đưa mắt nhìn về phía những ngôi nhà nhỏ giữa cánh đồng đang mùa nước nổi. “Đường nhỏ quá, rộng tầm hai mét chứ mấy. Lại còn lầy lội. Hình như là bờ ruộng...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế ...

Cùng chuyên mục

Công nhận đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 18/9/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 868/QĐ-BXD công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV. Theo Quyết định, đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) với diện tích 205,99 km². Trong đó, khu vực nội thị gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Thị trấn Thắng, thị...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 5175/UBND-KTN yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở...

Bắc Giang tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công điện số 9/CĐ-CT yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các...

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương: Không để bị động, bất ngờ trước thiên tai

(BBG)- Bão số 3 là cơn bão lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại miền Bắc. Ở tỉnh Bắc Giang, công tác ứng phó với bão và hoàn lưu sau bão được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả nên đã giảm thiểu thiệt hại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Xung quanh nội dung này, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đến thăm, động viên và hỗ trợ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại...

Sáng 14/9, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và ủng hộ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tiếp đoàn có các đồng chí: Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Đức Cảnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Dương Ngọc Chiên - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Hội nghị chuyên đề UBND tỉnh Bắc Giang tháng 9/2024: Thảo luận, thông qua một số dự thảo văn bản

Sáng 18/9, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị chuyên đề tháng 9 năm 2024. Đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Ô Pích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội...

Ban Dân vận Trung ương và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão...

Chiều 13/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Bùi Thị Hòa - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, động viên và tặng quà người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...

Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm

(BBG)- Đến sáng 13/9, nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Theo Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang, đến 9 giờ sáng nay (13/9), nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương còn 6,9m, trên báo động 3, giảm 32 cm so với một ngày trước đó. Mực nước trên sông Cầu đo tại Trạm Đáp Cầu là 7,63m,...

Sự cố tại Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Nhờ lực lượng chức năng cùng người dân xuyên đêm tham gia khắc phục nên khoảng 4 giờ sáng 13/9, sự cố tại bể xả Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn. Vị...

Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê trên các sông

Chiều 12/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích - Phó Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để đánh giá tình hình mưa, lũ, hệ thống đê điều và phương án hộ đê trong tỉnh. Dự tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan, đơn vị và một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất