Powered by Techcity

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Sẽ triển khai đồng bộ 6 nội dung của chế độ tiền lương mới

Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) vừa qua đã thảo luận về lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới, cụ thể hóa Nghị quyết số 27 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024. Nội dung này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến tại phiên họp thứ 27 đang diễn ra.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, triển khai đồng bộ , 6 nội dung, chế độ tiền lương mới

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Trao đổi với giới báo chí, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cả nước đã tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024 – 2026.

Sắp xếp lại chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm cơ cấu tiền lương mới

Hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức đang mong đợi cải cách chính sách tiền lương. Thưa Bộ trưởng, chế độ tiền lương mới trong khu vực công sẽ có thay đổi như thế nào?

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế – xã hội; là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII nêu rõ quan điểm: tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động. Việc thực hiện cải cách tiền lương góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, ổn định nguồn nhân lực trong khu vực công.

Căn cứ nội dung cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gồm 6 nội dung.

Trong đó, hệ thống bảng lương mới được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, gồm 5 bảng lương: 1 bảng lương chức vụ, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp công lập) từ Trung ương đến cấp xã; 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Cùng với đó, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm cơ cấu tiền lương mới, gồm: Lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp). Hoàn thiện chế độ nâng lương đồng bộ với ban hành bảng lương mới.

Một nội dung quan trọng để bảo đảm tính khả thi là nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương mới.

Nội dung cuối cùng là quản lý tiền lương và thu nhập; trong đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện; áp dụng tiền lương tăng thêm; khoán quỹ tiền lương.

Có thể nói, chưa bao giờ chính sách tiền lương được xây dựng một cách bài bản, toàn diện với nhiều nội dung đột phá như vậy.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn của nền kinh tế, chưa có điều kiện thực hiện cải cách tiền lương, căn cứ chỉ đạo của Trung ương và Quốc hội, Chính phủ đã hai lần điều chỉnh mức lương cơ sở vào năm 2019 và 2023, nhằm giảm bớt khó khăn trong đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước.

So với năm 2018, trước khi có Nghị quyết số 27 thì mức lương cơ sở đã được điều chỉnh tăng thêm 29,5%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố và mức tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp (17,74%).

Xin Bộ trưởng cho biết lộ trình thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công?

Chúng tôi tham mưu cho Chính phủ để trình các cấp có thẩm quyền dự kiến từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện chế độ tiền lương mới đồng bộ, thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị theo đúng Nghị quyết số 27.

Giai đoạn sau năm 2024, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh các mức lương trong các bảng lương tăng thêm để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi đạt mục tiêu của Nghị quyết này.

Để thực hiện các nội dung theo chế độ tiền lương mới, theo ước tính của Bộ Tài chính, kinh phí ngân sách phải chi tăng thêm cho cải cách tiền lương khu vực công rất lớn. Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 – 2026 là gần 500 nghìn tỷ đồng.

Với số ngân sách này, Chính phủ sẽ triển khai đồng bộ được 6 nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27.

Tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương

Như vậy nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương là rất lớn. Người dân đang rất quan tâm đến bài toán “tiền đâu để tăng lương”. Bộ trưởng có thể thông tin về vấn đề này?

Đây là vấn đề rất quan trọng, mang tính chất quyết định việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương. Nguồn lực để thực hiện chính sách tiền lương là rất lớn, vì vậy, ngay trong Nghị quyết 27, Trung ương đã yêu cầu “quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương”.

Và ngay từ năm 2018, các bộ ngành, địa phương đã chuẩn bị nguồn để cải cách tiền lương. Đó là nguồn từ việc cơ cấu lại chi ngân sách trong từng lĩnh vực, 40% tăng thu của ngân sách trung ương (áp dụng từ 2018), 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương (áp dụng từ 2019).

Ngoài ra, nguồn tiền từ 10% tiết kiệm chi thường xuyên; từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế… cũng được dùng để cải cách tiền lương.

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực vượt bậc của Bộ Nội vụ trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, đến nay, cả hệ thống chính trị chúng ta đã giảm được gần 11% biên chế công chức và giảm gần 15% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 49,7% cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã so với năm 2015.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy rất mạnh mẽ và giảm gần 8.000 đơn vị sự nghiệp công lập, tinh gọn đầu mối tổ chức hành chính từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua mà biên chế giảm đáng kể. Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính từ năm 2017 đến nay, việc sắp xếp tổ chức bộ máy và giảm biên chế đã tiết kiệm chi ngân sách nhà nước gần 35.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, thời gian gần đây, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đã “thắt lưng, buộc bụng”, đến nay, cả nước đã tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024 – 2026.

Hiện nay, Bộ Tài chính đã chủ động bố trí nguồn cải cách tiền lương theo yêu cầu của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ. Đây là sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và sự nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành Trung ương, địa phương với quyết tâm rất cao để tạo nguồn lực cho cải cách tiền lương trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

Chúng ta cần làm gì để giải bài toán nguồn kinh phí lâu dài hướng đến mục tiêu tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp như Nghị quyết số 27 đề ra, thưa Bộ trưởng?

Để bảo đảm lộ trình cải cách tiền lương bền vững, đạt được mục tiêu đề ra, có nhiều việc phải làm cả trước mắt và lâu dài; đặc biệt làm sao để “miếng bánh” ngân sách dành cho tiền lương lớn lên và số người hưởng ngân sách ở mức hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân. Chúng ta sẽ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi khác ngoài lương, đồng thời tinh gọn tổ chức bộ máy, gắn với tinh giản biên chế ở mức hợp lý.

Bên cạnh thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, theo tôi, các cơ quan cũng cần tiếp tục tăng thu, tiết kiệm chi và xây dựng giải pháp căn cơ về tạo nguồn cho cải cách chính sách tiền lương. Trong đó, cần xác định xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Hoàn thiện thể chế công vụ, bảo đảm trả lương theo chức danh lãnh đạo, vị trí việc làm…

Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; trong đó tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp; tinh giản biên chế đúng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII…

Tôi hy vọng với sự quan tâm của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội và chuẩn bị kỹ lưỡng của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, chúng ta sẽ đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, đáp ứng sự mong chờ của hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bấy lâu nay.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

 

Theo TTXVN

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, triển khai đồng bộ , 6 nội dung, chế độ tiền lương mới

Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Nội vụ thông tin mới về sáp nhập huyện, xã trên cả nước đến 2025

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: GIA HÂN Bộ Nội vụ đang dự thảo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của ngành. 53 tỉnh, thành phố đã hoàn thiện phương án tổng thể Liên quan việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025, bộ nêu rõ đã chủ động đôn đốc các địa phương khẩn trương...

Sáp nhập 33 huyện và 1.327 đơn vị hành chính cấp xã trước tháng 10/2024

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sau khi tổng rà soát, cả nước có 58 tỉnh sắp xếp 33 huyện và 1.327 đơn vị hành chính cấp xã và hoàn thành trước tháng 10/2024.Chiều 7/11, tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) nêu: Nghị quyết số 117 của Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 với thời gian...

Cùng tác giả

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024: Giảm nhẹ tại miền Nam 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 13/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay chững lại so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 13/11/2024 duy trì đi ngang Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Khẩn trương triển khai đầu tư hạ tầng điện, đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế

Chiều 12/11, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) về đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm...

Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Các vận động viên chính thức tranh tài tại Bắc Giang

Sáng nay (12/11), tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang, các vận động viên (VĐV) chính thức bước vào tranh tài Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang. Giải đấu năm nay thu hút 197 VĐV tham dự, với 73 VĐV nữ, 124 VĐV nam đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Indonesia, Malaysia, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand,...

Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 16 dự thảo Nghị quyết

Sáng 12/11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Cùng chuyên mục

Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024: Các vận động viên chính thức tranh tài tại Bắc Giang

Sáng nay (12/11), tại Nhà Thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang, các vận động viên (VĐV) chính thức bước vào tranh tài Giải cầu lông quốc tế Li-Ning Vietnam International Series 2024. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang. Giải đấu năm nay thu hút 197 VĐV tham dự, với 73 VĐV nữ, 124 VĐV nam đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Indonesia, Malaysia, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand,...

Bắc Giang: 4/6 giáo viên đoạt giải tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.

Từ ngày 4 đến ngày 10/11, Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc được tổ chức tại Trường Cao đẳng Việt - Hàn Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam, phân hiệu Đào tạo Hoành Bồ, phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long với sự tham gia của 462 giáo viên dạy nghề đến từ 266 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả nước. Kết thúc Hội giảng, Ban Tổ chức...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Lạng Giang

Chiều 10/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 với cán bộ, Nhân dân thôn Tân Thiếp, xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang. Cùng dự Ngày hội có các đồng chí: Trần Công Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Trần Quang Đạo - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Văn Thi - Bí thư...

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Việt Oanh dự Ngày hội đại đoàn kết tại huyện Tân Yên

(BBG)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam 18/11 (1930-2024), sáng 10/11, đồng chí Nguyễn Việt Oanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lãn Tranh 1, xã Liên Chung (Tân Yên). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, UBND huyện Tân Yên. Tại đây, các đại biểu và nhân...

Bắc Giang: Gần 350 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”

Hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo" năm 2024, đến ngày 6/11, Ban Vận động quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận gần 350 triệu đồng từ 13 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đối tượng vận động ủng hộ Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024 và Chương trình an sinh xã hội năm 2025 là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, vận động người lao...

Tập trung rà soát, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu năm 2024

Sáng 05/11, đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ UBND tỉnh tháng 10/2024. Dự hội nghị có đồng chí Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Kinh tế - xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực Theo...

Hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 10/2024

Ngày 31/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 10/2024. Đồng chí Giáp Ngọc Giang - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan, cơ quan báo chí của tỉnh; đại diện các phóng viên báo chí của địa phương và thường trú tại tỉnh. Theo báo cáo tại hội nghị, thời gian qua,...

Bắc Giang giành giải Nhì toàn đoàn về thể thao tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng...

(BBG)- Tham gia ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024, đoàn Bắc Giang giành 12 Huy chương Vàng (HCV); 2 giải B; 8 giải C ở các nội dung thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch. Chiều 4/11, tại TP Lạng Sơn, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức bế mạc ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông...

Bắc Giang: Đẩy mạnh giảm nghèo thực chất, thoát nghèo bền vững

Năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo và hộ cận nghèo. Những nỗ lực này không chỉ nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm  Theo kết quả điều tra thống kê hộ nghèo tại...

Bắc Giang: 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”

(BBG)- Chủ tịch nước vừa quyết định phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” cho 953 cá nhân, trong đó tỉnh Bắc Giang có 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu cao quý này. 11 cá nhân của Bắc Giang được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” gồm 7 bác sĩ, 2 dược sĩ và 2 điều dưỡng. Bác sĩ Nghiêm Tam Dương (ngoài cùng bên phải), Trưởng Khoa Ngoại thận - Tiết niệu - Lọc máu (Bệnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất