Powered by Techcity

Bộ trưởng Nội vụ nêu 5 giải pháp cải cách tiền lương đồng bộ từ ngày 1/7/2024

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội bổ sung, làm rõ một số vấn đề về thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn; Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ. Trong đó, đáng chú ý là nội dung về cải cách tiền lương.

Bộ trưởng Nội vụ, 5 giải pháp, thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ, từ ngày 1/7/2024

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII (về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp), Chính phủ đã báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội về kết quả và lộ trình cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Từ ngày 01/7/2023, đã tăng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (tương ứng tăng 20,8%).

Điểm thuận lợi trong thực hiện cải cách chính sách tiền lương hiện nay là đã bố trí đủ nguồn ngân sách để triển khai đồng bộ cả 6 nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27; đồng thời bảo đảm mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp. Đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước được cải thiện, hạn chế tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hoặc chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư.

Qua đó, tạo động lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Đặc biệt, từ khi thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đến nay, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương đã giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương; giảm 8 cục và 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; ở địa phương giảm được 7 sở, 6 tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh; 2.572 tổ chức cấp phòng và biên chế công chức giảm 10,01%, biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm 11,67% là cơ sở tạo nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng cho biết một số khó khăn trong quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Nghị quyết số 27 đã xác định cải cách chính sách tiền lương từ năm 2021, tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều khó khăn, đặc biệt là chịu tác động năng nề của đại dịch COVID-19 dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách này.

Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị “là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương” làm cơ sở xây dựng bảng lương mới vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Việc thực hiện có hiệu quả các nghị quyết Trung ương 6 khóa XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên quan là công việc rất quan trọng để cải cách đồng bộ chính sách tiền lương. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế như: Chưa thể chế hóa kịp thời, đồng bộ các nghị quyết của Trung ương liên quan đến cải cách tiền lương; hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa kịp thời và chưa đồng bộ; việc đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước chưa đạt yêu cầu đề ra.

Việc thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với người giữ chức vụ lãnh đạo phức tạp do ở nhiều bậc lương cũ, ngạch, chức danh nghề nghiệp khác nhau xếp vào một mức lương chức vụ mới… dẫn đến có người cao hơn, có người thấp hơn (phải bảo lưu chênh lệch để bằng mức hiện hưởng).

Năm giải pháp chủ yếu để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, kịp thời vào thời điểm từ ngày 1/7/2024 đã được Bộ trưởng Nội vụ nêu ra, trong đó nội dung đầu tiên là trình cấp có thẩm quyền thông qua danh mục vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

Tiếp đến là tập trung triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về cải cách chính sách tiền lương ngay sau khi được Quốc hội thông qua. Thực hiện các giải pháp tài chính để tạo nguồn bảo đảm thực hiện cải cách chính sách tiền lương bền vững; xây dựng quy định về cơ chế quản lý tiền lương mới của khu vực công trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và giảm số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo làm cơ sở để thực hiện chế độ tiền lương mới.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị về cải cách chính sách tiền lương; không để tình trạng lợi dụng tăng lương để tăng giá làm mất cân đối thị trường.

Theo đó, năm 2024, sau khi cấp có thẩm quyền thông qua lộ trình cải cách chính sách tiền lương và các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của Chính phủ; phối hợp Ban Tổ chức Trung ương trình Ban Bí thư ban hành quyết định về chế độ tiền lương mới đối với khu vực Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội.

Bộ Nội vụ phối hợp với Ban công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thẩm tra về cải cách chính sách tiền lương, các cơ quan của Quốc hội nhận định, việc cải cách tiền lương đã được tích cực triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó đã có nhiều chính sách quan tâm đến giáo viên mầm non, tiểu học với việc hưởng lương và các chế độ phụ cấp lương theo địa bàn hoặc theo công việc đảm nhiệm như đối với viên chức nói chung và còn được hưởng các chế độ ưu đãi khác.

Ngoài lương, giáo viên mầm non còn có phụ cấp ưu đãi, phụ cấp tính theo thâm niên, phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác với giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, việc cải cách tiền lương vẫn chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết 27; mức lương của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn thấp so với mặt bằng thu nhập chung. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non thêm 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm ban hành chính sách này.

Cải cách tiền lương gắn với nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

Cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế – xã hội tại Phiên họp thứ 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/10, các đại biểu đánh giá, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đối mặt khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời giúp tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực.

 

Theo TTXVN

Bộ trưởng Nội vụ, 5 giải pháp, thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ, từ ngày 1/7/2024

Nguồn

Cùng chủ đề

Từ 1/7, tiền lương bình quân của cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%, là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.Lương...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang: Nghiêm cấm chạy chọt nhân sự Đại hội Đảng các cấp

TPO - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh, nghiêm cấm việc chạy chọt, nịnh nọt, tranh thủ lấy lòng, phe cánh, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp trong tỉnh. Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Tại...

Thị trường đi ngang, giao dịch quanh mốc 61,8.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 10/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 8/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Tháng 10 và 10 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đã cơ bản phục hồi sau thiên tai bão lụt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển năm 2024 dù còn nhiều khó khăn song nhìn chung đảm bảo tiến độ, kinh tế của tỉnh tiếp tục có nhiều điểm sáng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao 27,16% so với cùng...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Gần 350 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”

Hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo" năm 2024, đến ngày 6/11, Ban Vận động quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận gần 350 triệu đồng từ 13 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đối tượng vận động ủng hộ Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024 và Chương trình an sinh xã hội năm 2025 là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, vận động người lao...

Tập trung rà soát, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu năm 2024

Sáng 05/11, đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ UBND tỉnh tháng 10/2024. Dự hội nghị có đồng chí Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Kinh tế - xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực Theo...

Hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 10/2024

Ngày 31/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 10/2024. Đồng chí Giáp Ngọc Giang - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan, cơ quan báo chí của tỉnh; đại diện các phóng viên báo chí của địa phương và thường trú tại tỉnh. Theo báo cáo tại hội nghị, thời gian qua,...

Bắc Giang giành giải Nhì toàn đoàn về thể thao tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng...

(BBG)- Tham gia ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024, đoàn Bắc Giang giành 12 Huy chương Vàng (HCV); 2 giải B; 8 giải C ở các nội dung thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch. Chiều 4/11, tại TP Lạng Sơn, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức bế mạc ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông...

Bắc Giang: Đẩy mạnh giảm nghèo thực chất, thoát nghèo bền vững

Năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo và hộ cận nghèo. Những nỗ lực này không chỉ nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm  Theo kết quả điều tra thống kê hộ nghèo tại...

Bắc Giang: 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”

(BBG)- Chủ tịch nước vừa quyết định phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” cho 953 cá nhân, trong đó tỉnh Bắc Giang có 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu cao quý này. 11 cá nhân của Bắc Giang được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” gồm 7 bác sĩ, 2 dược sĩ và 2 điều dưỡng. Bác sĩ Nghiêm Tam Dương (ngoài cùng bên phải), Trưởng Khoa Ngoại thận - Tiết niệu - Lọc máu (Bệnh...

Hỗ trợ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công

(BBG)- Thực hiện chương trình chuyển đổi số,Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ thanh toán trực tuyến của tỉnh đối với dịch vụ công. Hiện nay, Cổng Dịch vụ công tỉnh Bắc Giang và Cổng Dịch vụ công quốc gia đã liên kết dữ liệu. Bởi...

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang họp phiên thường kỳ thứ 30

Sáng 28/10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức phiên họp thường kỳ thứ 30. Đồng chí Lâm Thị Hương Thành - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phiên họp. Cùng dự có các đồng chí: Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; một số sở, ban, ngành, địa phương và các...

Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

Những cung đường bình yên, khang trang, sạch đẹp từ chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: VGP/Thiện Tâm. Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang luôn được cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị nỗ lực triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng. Từ đó, đời sống người dân, diện mạo nông...

Bắc Giang nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức lễ phát động ủng hộ kinh phí quyết tâm xóa 100% số nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình người có công bằng nguồn xã hội hóa trong năm 2024. Đến nay, chương trình đã thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất