Powered by Techcity

Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII

Bộ Công thương vừa đề nghị nhiều cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp liên quan nghiên cứu kỹ quy định của pháp luật và tham gia ý kiến với Dự thảo đánh giá tình hình thực hiện và chủ trương điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII.

Quy hoạch Điện VIII được ban hành ngày 15/5/2023 và sau hơn 1 năm thực hiện, Bộ Công thương đang dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện.

Lý do được Bộ Công thương nhắc tới là tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 như dự báo trong Quy hoạch Điện VIII khó khả thi, nên cần thiết phải rà soát, cập nhật lại tình hình phát triển kinh tế – xã hội để chuẩn xác lại tình hình phát triển phụ tải, làm cơ sở để rà soát, định hướng lại tình hình phát triển nguồn và lưới điện trong giai đoạn tiếp theo. 

Cụ thể, tại Quy hoạch Điện VIII, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc giai đoạn 2021-2025 dự kiến đạt 9,08%.

Tuy nhiên, qua thực tế 7 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm đạt khoảng 13,7%, tăng cao đáng kể so với giai đoạn 2021-2023 chỉ đạt chưa đến 5%. 

Điện từ khí: Còn nhiều thách thức

Theo Quy hoạch Điện VIII, tổng quy mô công suất 23 dự án điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW, trong đó tổng công suất nhà máy điện sử dụng khí khai thác trong nước là 7.900 MW (10 dự án) và tổng công suất nhà máy điện khí sử dụng LNG là 22.524 MW (13 dự án).

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình hình đầu tư xây dựng còn nhiều thách thức.   

 Dự án Điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đang khẩn trương thi công. 

Ngoài Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW) đã vào vận hành từ năm 2015 với nhiên liệu đầu vào là dầu và sẽ chuyển sang sử dụng nhiên liệu khí khi có khí từ mỏ khí Lô B thì chỉ có Dự án Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, công suất 1.624 MW, sử dụng LNG nhập khẩu là đang về đích trong thi công với kế hoạch đốt lửa lần đầu trong tháng 10/2024 và vận hành thương mại vào tháng 5/2025. Các dự án còn lại đều đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

“Ngoại trừ Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 dự kiến vận hành vào tháng 5/2025, khả năng các dự án còn lại hoàn thành trước năm 2030 là khó khăn nếu không có những giải pháp căn cơ, tháo gỡ những nút thắt quan trọng cho phát triển điện khí LNG như quy định sản lượng huy động tối thiểu, chuyển ngang giá khí sang giá điện…”, là đánh giá của Bộ Công thương.

Như vậy, rất có thể hệ thống điện sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện rất lớn trong giai đoạn 2026-2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện. 

“Các nguồn điện LNG là những nguồn chạy nền chính để bảo đảm vận hành hệ thống điện an toàn và ổn định. Việc tỷ lệ nguồn điện chạy nền đạt thấp đến năm 2030 cùng với các nguồn điện không vào vận hành theo tiến độ tại quy hoạch sẽ đặt ra những khó khăn trong việc bảo đảm an ninh cung ứng điện giai đoạn 2026-2030, đặc biệt là khu vực miền Bắc và cần thiết phải có giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án hoặc thay thế các dự án có nguy cơ chậm tiến độ”, là nhận định được Bộ Công thương đưa ra lấy ý kiến tại Dự thảo.

Nhiệt điện than: Không dễ

Theo Quy hoạch Điện VIII, nguồn nhiệt điện than được quy hoạch đến năm 2030 có tổng công suất lắp đặt là 30.127 MW, đến năm 2050 không sử dụng than cho phát điện.

Như vậy, từ nay đến năm 2030, nguồn nhiệt điện than cần đưa vào vận hành là 3.383 MW và sau năm 2030, nhiệt điện than không phát triển theo cam kết.

Các dự án đang xây dựng gồm có Na Dương II (110 MW), An Khánh – Bắc Giang (650 MW), Vũng Áng II (1.330 MW), Quảng Trạch I (1.403 MW) và Long Phú I (1.200 MW).  

Có 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn gồm Công Thanh (600 MW), Nam Định I (1.200 MW), Quảng Trị (1.320 MW), Vĩnh Tân III (1.980 MW) và Sông Hậu II (2.120 MW).

Trong 5 dự án chậm tiến độ này, thì Dự án nhiệt điện Công Thanh đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý xem xét chủ trương nghiên cứu về việc chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng LNG trong quá trình rà soát Quy hoạch điện VIII điều chỉnh. Còn Dự án Nhiệt điện Quảng Trị I đã chấm dứt đầu tư. 

Tuy nhiên, với cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ngay trong giai đoạn hiện tại, nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn, không nhận được sự đồng thuận của các địa phương cũng như các tổ chức tín dụng. Yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về điều kiện môi trường cùng với khó thu xếp vốn đầu tư, các nhà máy nhiệt điện than mới vào vận hành đều phải sử dụng than nhập khẩu từ nước ngoài, nguồn nhiệt điện than mới có tính khả thi không cao.

Thuỷ điện: Không còn nhiều dung lượng cho phát triển

Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 tổng công suất nguồn thuỷ điện là 29.346 MW, đến năm 2050 có tổng công suất lắp đặt là 36.016 MW.

Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất lắp đặt nguồn thuỷ điện là 22.878 MW. Như vậy, các nguồn thuỷ điện có thể phát triển theo quy hoạch, nhưng không thuận lợi vì dung lượng không còn nhiều cho phát triển.

Với tổng tiềm năng kinh tế – kỹ thuật của nguồn thuỷ điện tối đa khoảng 36.000 MW (gồm cả thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ), nên để thực hiện theo Quy hoạch điện VIII được duyệt, Việt Nam cần phải khai thác tối đa tiềm năng kinh tế – kỹ thuật thuỷ điện.

Mà điều này thì có thể gặp những rủi ro về điều kiện thiên tai, biến đổi khí hậu cũng như các điều kiện bất khả kháng khác.

Vì vậy, Bộ Công thương đã có văn bản đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá tiềm năng mở rộng và các nhà máy thuỷ điện kết hợp trong hệ thống hồ chứa thuỷ lợi để xác định thời điểm đưa vào vận hành. 

Điện gió: Mất sức

Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 nguồn công suất điện gió trên bờ và gần bờ đạt 21.880 MW và đến năm 2050 có tổng công suất lắp đặt từ 60.050- 77.050 MW.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tổng công suất lắp đặt điện gió mới đạt 3.061 MW. Do đó, rất khó khăn để đạt được quy mô công suất theo Quy hoạch điện VIII đã đề ra. 

 Dự án điện gió gần bở tại Trà Vinh. 

Ở điện gió ngoài khơi tình hình càng mờ mịt.

Theo Bộ Công thương, đến nay, Việt Nam chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào đã được cấp chủ trương đầu tư, giao nhà đầu tư để thực hiện. Đồng thời, trong Quy hoạch điện VIII được duyệt và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII cũng chưa đủ cơ sở xác định được cụ thể vị trí, công suất các dự án điện gió ngoài khơi.

Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về khảo sát tốc độ gió và tiềm năng gió từng vùng, địa phương cũng như tổng thể toàn quốc; hiện trạng địa hình, độ sâu đáy biển. 

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, suất đầu tư cho điện gió ngoài khơi là rất lớn, khoảng 2,5 tỷ USD/1.000 MW và thời gian thực hiện từ 6-8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát.

Như vậy, mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII đạt 6.000 MW vào năm 2030 là rất khó khả thi trong bối cảnh hiện nay.

Điện mặt trời: Nhanh mà không dễ

Hiện theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 tổng công suất nguồn điện mặt trời là 12.836 MW và đến năm 2050 tổng công suất nguồn điện mặt trời là 168.594-189.294 MW. Như vậy, quy mô điện mặt trời phát triển đến năm 2030 không nhiều, chỉ tăng thêm 1.500 MW. 

Theo Bộ Công thương, với tình hình hiện tại các nguồn điện lớn (điện khí, than) khó đáp ứng tiến độ đưa vào vận hành đến năm 2030, thì trong ngắn hạn việc tăng quy mô phát triển các dự án điện mặt trời (có thời gian triển khai nhanh) để đáp ứng khả năng cung ứng điện trong thời gian tới là cần thiết. 

Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 1-2-3.

Dẫu vậy, các nhà đầu tư quan tâm tới các dự án điện mặt trời mới chắc chắn sẽ quan sát rất cẩn thận chuyện Thanh tra Chính phủ đã kết luận hồi cuối năm 2023 việc, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời vào quy hoạch không có căn cứ, cơ sở pháp lý trong tổng số 168 dự án điện mặt trời tổng thể.

Trong đó, 123 dự án là nguyên nhân chính dẫn đến mất cân đối hệ thống, cơ cấu nguồn điện, lãng phí nguồn lực xã hội.

Hiện Phó thủ tướng đề nghị Bộ Công an rà soát kỹ 154 dự án điện mặt trời trong danh sách do Thanh tra Chính phủ chuyển sang. Cơ quan này phải đưa ra tiêu chí phân loại dự án theo vi phạm. Cụ thể, các dự án không vi phạm hình sự hoặc sai phạm, có thể khắc phục để làm tiếp sẽ được nhà chức trách xem xét, đề xuất hướng xử lý. Việc này nhằm tránh lãng phí tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

Lưới điện bị động, lúng túng

Vẫn theo nhận xét của Bộ Công thương, việc tiến độ các công trình nguồn điện chậm triển khai, có khả năng không đáp ứng tiến độ theo Quy hoạch điện VIII đã được duyệt đã kéo theo các công trình lưới điện đồng bộ, hoặc lưới điện phục vụ giải toả công suất các nguồn điện cũng bị chậm theo. Điều đó làm thay đổi nhiều so với kế hoạch đã đề ra trong Quy hoạch Điện VIII. 

Theo Quy hoạch Điện VIII, đối với các dự án năng lượng tái tạo đề xuất mới đã được cập nhật tên dự án vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII, tuy nhiên khối lượng lưới điện và phương án đấu nối của các dự án chưa được xác định, do trong Quy hoạch Điện VIII chưa xác định được.

Cạnh đó, một số dự án nhập khẩu điện từ nước ngoài về Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương. Tuy nhiên, phương án đấu nối các dự án cũng chưa được cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch Điện VIII.

Cũng theo Bộ Công thương, kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII đã gây ra những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Do đó, việc rà soát tình hình thực hiện các công trình lưới điện để điều chỉnh phù hợp với tiến độ các nguồn điện và cập nhật, bổ sung các công trình lưới điện vào Quy hoạch Điện VIII là cần thiết để làm cơ sở triển khai thực hiện.

Nguồn: https://baodautu.vn/bo-cong-thuong-ly-giai-viec-dieu-chinh-quy-hoach-dien-viii-d224180.html

Cùng chủ đề

Quý III/2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước tăng 9,59%

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu tác động từ 4 làn sóng dịch chuyển Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ Ổn định tăng trưởng Tại buổi họp báo, ông Bùi Huy Sơn – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Công Thương cũng thông tin, tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước, giá trị...

Bộ Công Thương đề xuất nhiều bộ, ngành cùng điều hành giá điện

Ngoài Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đề xuất các bộ, ngành liên quan phối hợp điều hành, cơ quan thống kê đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện.Công nhân EVN Hà Nội kiểm tra đường dây, tháng 6/2023.Đây là điểm mới tại dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017 về cơ cấu điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, so với các bản thảo trước đây được Bộ Công Thương lấy ý kiến.Hiện Bộ...

Bộ Công Thương đề xuất năm nay tăng tiếp giá điện

Với chi phí đầu vào (than, dầu, khí) biến động và EVN ghi nhận lỗ gần 38.000 tỷ đồng trong 2022-2023, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tiếp giá điện năm nay.Nhân viên Điện lực Hà Nội sửa chữa trên đường dây, năm 2020. Năm ngoái, giá bán lẻ điện bình quân đã tăng 7,5%, lên 2.092,78 đồng một kWh, sau khi được nhà chức trách điều chỉnh hai lần vào tháng 5 và 11.Tại cuộc họp Ban chỉ...

EVN được giao nghiên cứu giá điện hai thành phần

Bộ Công Thương giao EVN nghiên cứu giá điện hai thành phần theo công suất và điện năng tiêu thụ.Công nhân Điện lực Hà Nội làm việc tại trạm biến áp đường Láng Hạ (Quận Đống Đa, Hà Nội), tháng 12/2022. Việt Nam đang áp dụng giá bán điện một thành phần, tức trả theo điện năng tiêu thụ. Tại văn bản vừa gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương đề nghị tập đoàn này nghiên...

Bộ Công Thương tước giấy phép kinh doanh xăng dầu của Hải Hà Petro

Công ty Hải Hà Petro - một trong những đầu mối kinh doanh xăng dầu - bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép do lạm dụng Quỹ bình ổn giá, nợ thuế.Ảnh minh họaQuyết định thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) được Bộ Công Thương ban hành ngày 12/1. Đây là một trong 36 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (không...

Cùng tác giả

Bắc Giang trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 khu công nghiệp: Nghĩa Hưng, Mỹ Thái, Song Mai – Nghĩa Trung,...

Chiều 21/02, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các khu công nghiệp (KCN): Nghĩa Hưng, Mỹ Thái, Song Mai - Nghĩa Trung, Đồng Phúc. Đồng chí Nguyễn Việt Oanh - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Phạm Văn Thịnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan, đơn vị tỉnh; Chủ tịch UBND: Thành phố Bắc Giang, thị...

Hội nghị trực tuyến Chính phủ: Bắc Giang kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tăng trưởng hai con số (13,6%)

Ngày 21/2, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương thực hiện Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ và đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị Trung ương. Tại điểm cầu Bắc Giang, các đồng chí:...

Khai mạc Giải bóng đá thiếu niên và nhi đồng tỉnh Bắc Giang năm 2025

Sáng 21/02, Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc Giải bóng đá thiếu niên và nhi đồng tỉnh Bắc Giang năm 2025. Dự lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn và hơn 200 vận động viên các đội bóng và đông đảo người dân đến cổ vũ. Giải bóng...

Bắc Giang: Công bố các Quyết định, Nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ

Sáng 20/02, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị công bố các quyết định, nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ. Các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị...

Ký kết chương trình phối hợp về chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang

Chiều 19/02, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị ký chương trình phối hợp về chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2025-2030. Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh và Sở Y tế đã ký kết chương trình phối hợp về chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2025-2030. Theo đó, 02 đơn...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Công bố các Quyết định, Nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ

Sáng 20/02, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị công bố các quyết định, nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ. Các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị...

Kỳ họp thứ 25 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX: Thông qua 10 dự thảo Nghị quyết

Chiều 19/02, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí: Nguyễn Thị Hương - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Việt Oanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Võ sĩ Bắc Giang giành Huy chương Vàng giải vô địch Jujittsu trẻ châu Á năm 2025 – Chi tiết tin tức

Giải vô địch trẻ Jujitsu châu Á năm 2025 diễn ra từ ngày 10/02 đến ngày 16/02/2025 tại Thái Lan, với sự tham gia của 536 võ sĩ đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, tranh tài nội dung dành cho nam, nữ theo hệ nhóm tuổi U14, U16 và U18. Năm nay, các nội dung của U14 lần đầu tiên được đưa vào hệ thống thi đấu tại giải. VĐV Chu Thị Huyền (Bắc Giang, bục số...

Gần 200 vận động viên tham gia giải đua xe đạp tỉnh Bắc Giang mở rộng năm 2025 “Hành trình theo dấu chân Phật...

Nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2025, ngày 12/02/2025, tại khu vực Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức giải đua xe đạp mở rộng “Hành trình theo dấu chân Phật hoàng”. Đại biểu và BTC trao cờ lưu niệm cho các CLB tham gia giải Đến dự khai mạc có các đồng chí: Mai Sơn, Phó Chủ tịch...

Liên hoan “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025 –...

Trong 02 ngày 10- 11/2/2025, tại Đền Hạ, Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Lục Nam tổ chức Liên hoan “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025. Đây là một trong những hoạt động chính của Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Bắc Giang...

Hội nghị chuyên đề UBND tỉnh tháng 2: Cho ý kiến vào dự thảo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy...

Sáng 12/02, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị chuyên đề cho ý kiến vào các dự thảo tờ trình trình HĐND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghiêm Xuân Hưởng; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan của tỉnh. Triển khai phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các...

Trưng bày chuyên đề “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử” – Chi tiết tin...

Sáng ngày 08/02/2025, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử thuộc thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử". Đây là một trong những hoạt động chính của Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang năm 2025, góp...

Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao – Chi tiết tin tức

Chiều 8/2/2025 (tức 11 tháng Giêng), tại sân vận động xã Tân Sơn, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) khai mạc Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao năm 2025. Dự khai mạc có các đồng chí: Mai Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lại Thanh Sơn, nguyên Ủy viên BTV Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh...

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch và khai hội xuân Tây Yên Tử 2025: Lan tỏa bản sắc văn hóa, định vị...

Sáng 9/2, tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch (VHDL) tỉnh Bắc Giang và khai hội xuân Tây Yên Tử năm 2025 với chủ đề “Linh thiêng Tây Yên Tử”. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL);...

Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp thứ 25 HĐND tỉnh khóa XIX

Sáng 07/2, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thống nhất nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức kỳ họp thứ 25 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XIX. Đồng chí Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất