BẮC GIANG – Sau vụ thu hoạch lúa, người dân tận dụng phụ phẩm làm ra những sản phẩm có ích phục vụ sản xuất, sinh hoạt, góp phần tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.
Thu lợi từ phụ phẩm rơm rạ
Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, người dân vùng nông thôn không còn dùng rơm, rạ để đun nấu. Vì thế, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, phần lớn các hộ đều để phụ phẩm này bừa bãi ngoài đồng chờ khô rồi đốt bỏ. Tuy nhiên, không ít người đã biết tận dụng, biến rơm, rạ thành tiền, tăng thu nhập.
Người dân xã Đào Mỹ (Lạng Giang) cắt rạ sau mùa gặt. |
Bà Ngô Thị Lương, thôn Tân Sơn 2, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) có hơn 30 năm làm chổi lúa bán. Sau mỗi vụ gặt, bà Lương đều tìm mua rơm nếp cái hoa vàng đem về phơi khô, bó gọn, xếp nơi khô ráo để lúc rảnh rỗi bện chổi. Tranh thủ ngày mưa gió, lúc nhàn rỗi, bà Lương lại mang những bó rơm nếp khô ra tuốt. Mấy đứa cháu cũng xúm vào giúp bà rút những lõi rơm vàng, xếp thành từng lọn nhỏ bằng đầu, bó chặt. Thường cứ 5 lọn rơm bà Lương bện được một chiếc chổi dày dặn.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều nguyên liệu làm chổi mới, thậm chí có người đã chuyển sang dùng máy hút bụi để vệ sinh nhà cửa, song nhiều người vẫn thích dùng cây chổi lúa mộc mạc, dân dã để quét dọn. Vì thế, những chiếc chổi do bà Lương làm ra vẫn đắt hàng. Trung bình mỗi năm, bà xuất bán từ 500- 600 chiếc, với giá 30 nghìn đồng/chiếc. Nhờ bán chổi rơm, bà Lương có thêm khoản tiền để chi tiêu.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Cần ở thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) hiện là thành viên Hội mua, bán rơm miền Bắc cũng đang có khoản thu nhập tốt nhờ nghề buôn bán rơm, rạ. Anh Cần cho hay, trước đây, anh chưa bao giờ nghĩ rơm, rạ có thể bán được, nhưng 3 năm trở lại đây, gia đình anh sống tốt hơn nhờ kinh doanh loại phụ phẩm này. Anh Cần vốn làm dịch vụ gặt lúa. Thấy rơm rạ bỏ ngoài ruộng lãng phí, tìm hiểu biết người dân ở một số địa phương có nhu cầu mua về làm thức ăn cho gia súc hoặc dùng để sản xuất nấm, ủ đất… nên anh đã đầu tư máy cuốn rơm về thu mua mặt hàng này đem bán.
Vụ lúa hè thu vừa rồi, anh Cần là đầu mối, liên kết với nhiều người đến các xứ đồng trong, ngoài tỉnh thu mua rơm, rạ. Rơm sau khi máy ép lại, cuốn chặt thành từng bó to, mỗi bó khoảng 20 kg. Khách hàng mua tại ruộng hoặc nhờ anh vận chuyển đến tận nơi.
Rơm khô, anh cung cấp cho các chủ trang trại chăn nuôi ở các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Phú Thọ làm thức ăn cho gia súc; còn mặt hàng bị ngấm nước, anh lại đưa về những vùng trồng rau màu ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình… để ủ đất, che phủ hoa màu. Tùy vào chất lượng rơm (mới, khô, ẩm ướt), quãng đường vận chuyển xa hay gần mà giá bán khác nhau. Rơm cuốn khô bán tại ruộng hiện có giá bán 20 nghìn đồng/bó. Trừ chi phí máy móc, nhân công, ngày cao điểm, anh Cần thu lời hàng triệu đồng.
Tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường
Theo các chuyên gia của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cứ 1 tấn lúa sau khi thu hoạch sẽ để lại 1 tấn rơm rạ, vỏ trấu. Trong rơm, rạ có nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là kali, một nguyên tố thiết yếu rất tốt cho cây trồng. Nếu được tái sử dụng, loại phụ phẩm này sẽ phát huy tác dụng hữu ích cho nông nghiệp.
Bắc Giang là tỉnh có diện tích đất lúa lớn. Tổng lượng phụ phẩm phát sinh từ cây lúa mỗi năm khoảng 6 tấn/ha. Tuy vậy, số lượng rơm, rạ tái sử dụng như làm chổi, ủ đất, phân bón… cho cây trồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vụ lúa hè thu vừa qua, quan sát ở nhiều nơi, vẫn thấy tình trạng người dân đốt rơm, rạ ngay tại ruộng, gây ô nhiễm môi trường.
Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, tỉnh đang phấn đấu đến năm 2025 ít nhất 60% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường. Để chủ trương sản xuất nông nghiệp tuần hoàn lan tỏa trong đời sống, Sở Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân tỉnh đã quan tâm tuyên truyền, hướng dẫn người dân về mục đích, ý nghĩa của việc tái sử dụng phụ phẩm từ cây lúa, tạo thêm thu nhập, đồng thời tiết kiệm tài nguyên, chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Việc làm này tuy nhỏ nhưng mang lại giá trị lớn nên cần làm thường xuyên, hình thành thói quen tốt trong sản xuất, sinh hoạt.
Bài, ảnh: Mai Toan
Bắc Giang: Lợi bất cập hại từ đốt rơm rạ
(BGĐT) – Dịp này, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh đang thu hoạch lúa vụ chiêm xuân. Tuy nhiên, sau khi rơm rạ khô, người dân đốt ngay tại cánh đồng. Điều này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều hộ dân đốt rơm rạ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông
(BGĐT) – Dịp này, đúng mùa gặt, nhiều hộ nông dân ở xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang) sau khi thu hoạch lúa thì đốt rơm rạ ngay giữa đồng. Sự tiện lợi này vô tình gây ảnh hưởng đến nhiều người khác, khói mù mịt khắp các tuyến đường, ngõ xóm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Hiệp Hòa: Đổ rơm xuống kênh gây ách tắc dòng chảy
(BGĐT)-Thời điểm này, nông dân huyện Hiệp Hòa tập trung thu hoạch lúa xuân. Tuy nhiên, không ít người dân đã đổ rơm xuống kênh mương gây ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng tới hoạt động cấp nước phục vụ sản xuất.
Sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp
BẮC GIANG – Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra nguồn phế, phụ phẩm chất hữu cơ rất lớn. Nếu được tận dụng sẽ đem lại giá trị không nhỏ, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tại nhiều địa phương trong tỉnh đã và đang duy trì nhiều cách làm hay tận dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp.
Biến phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ
(BGĐT) – Để tiết kiệm chi phí, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, Thạc sĩ Đào Trọng Nghĩa, cán bộ Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang và nhóm tác giả đã nghiên cứu, ứng dụng thành công công nghệ vi sinh trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.
tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, rơm rạ, tận dụng phụ phẩm, nghề buôn bán rơm, rạ, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, diện tích đất lúa,sản xuất nấm, ủ đất, kinh doanh phụ phẩm