BẮC GIANG – Tối 9/11, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức.
Trong khuôn khổ Festival đã diễn ra nhiều sự kiện như: Hội chợ làng nghề Việt Nam lần thứ 19; tái hiện lễ rước tổ nghề tại một số làng nghề truyền thống, Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam…
Du khách thăm gian trưng bày sản phẩm làng nghề của tỉnh Bắc Giang. |
Hội chợ làng nghề Việt Nam lần này có 300 gian hàng của hơn 100 đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong nước và quốc tế như: Lào, Indonesia, Thái Lan, Nga… tham gia. Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu là đồ thủ công mỹ nghệ đặc trưng của các làng nghề, phố nghề truyền thống.
Đông đảo du khách tham quan, tìm hiểu các sản phẩm làng nghề của tỉnh Bắc Giang. |
Tại đây, gian hàng Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang trưng bày, quảng bá nhiều sản phẩm làng nghề tiêu biểu của tỉnh như: Mây tre đan Tăng Tiến, rượu làng Vân (Việt Yên); mỳ Chũ (Lục Ngạn); bánh đa Kế (TP Bắc Giang); nón lá Gai Bún, xã Đào Mỹ (Lạng Giang); bún, bánh Đa Mai (TP Bắc Giang); gốm sứ Tư Mại (Yên Dũng)…
Đây là dịp để các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, làng nghề đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, mở rộng thị trường và kết nối cung cầu theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng. Hội chợ diễn ra đến hết ngày 12/11/2023.
Trước đó, chiều 9/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gặp mặt đoàn đại biểu 100 nghệ nhân nhân dân, thợ giỏi ưu tú, tiêu biểu trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ tham dự Festival. Nghệ nhân Nguyễn Văn Tường, Giám đốc Hợp tác xã Vân Hương, xã Vân Hà (Việt Yên) vinh dự đại diện cho các nghệ nhân của tỉnh Bắc Giang tham dự buổi gặp mặt.
Tin, ảnh: Nguyễn Hưởng
Việt Yên: Bảo tồn, phát triển làng nghề trong không gian đô thị
BẮC GIANG – Huyện Việt Yên có nhiều làng nghề truyền thống gắn với đời sống của người dân hàng trăm năm qua. Huyện đang thực hiện các tiêu chí để trở thành thị xã, vì vậy nhiều làng nghề sẽ nằm trong không gian đô thị, khiến việc bảo tồn, phát huy giá trị của các làng nghề trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa phương.
Phát triển làng nghề gắn với sản phẩm OCOP
(BGĐT) – Với lợi thế có nhiều sản phẩm truyền thống, các làng nghề có tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP, qua đó nâng tầm nghề truyền thống và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, số sản phẩm OCOP của làng nghề trên địa bàn tỉnh còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng.
Độc đáo làng nghề ‘thêu áo cho Vua’
Làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) nổi tiếng với nghề độc nhất vô nhị “thêu áo cho Vua”. Nghề thủ công truyền thống của làng đến nay vẫn được duy trì, bảo tồn và vinh dự được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.