BẮC GIANG – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số của tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi là Đề án).
Ảnh minh họa. |
Với quan điểm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, sớm đưa Bắc Giang nằm trong nhóm 15 tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô GRDP; thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân cả nước.
Đề án hướng đến đối tượng là cơ quan Nhà nước các cấp; các đơn vị sự nghiệp; các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó xác định mục tiêu là phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, bảo đảm đủ nhân lực. Xem nguồn nhân lực chất lượng cao là một lợi thế đặc biệt quan trọng của tỉnh trong thu hút đầu tư, thu hút nguồn lực phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ số và nền kinh tế số của tỉnh.
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong cơ quan nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số; 70% người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác khi có nhu cầu; 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số. Bên cạnh đó, đào tạo được tối thiểu 50 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Đến năm 2030, trên 90% CBCCVC được tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số; trên 90% người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác khi có nhu cầu; trên 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số. Đào tạo được tối thiểu 100 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
UBND tỉnh giao Sở Thông tin Truyền thông chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Đề án; định kỳ kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh. Các sở, ban, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện các nội dung của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ.
Đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ xét xử, cải cách tư pháp
BẮC GIANG – Thời gian qua, Tòa án nhân dân (TAND) hai cấp của tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số, đổi mới thủ tục hành chính tư pháp, bảo đảm công khai, minh bạch. Qua đó nâng cao tỷ lệ xét xử và chất lượng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Chuyển đổi số để kết nối cung – cầu lao động
BẮC GIANG – Bằng nhiều cách làm sáng tạo, nhất là ứng dụng chuyển đổi số trong công tác kết nối, tư vấn, giới thiệu, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã giúp nhiều lao động có việc làm ổn định, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp (DN).
Tạo bước đột phá từ chuyển đổi số
BẮC GIANG – Hôm qua là Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10 với chủ đề “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”. Cùng với cả nước, năm nay là năm thứ hai, Bắc Giang tổ chức Ngày Chuyển đổi số năm 2023 thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số và công dân số.
TS
tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, thu hút đầu tư, thu hút nguồn lực, phát triển công nghiệp công nghệ số, nền kinh tế sốNâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ, chuyển đổi số, năm 2025, định hướng, năm 2030