Powered by Techcity

TP Hồ Chí Minh: 80 phường thuộc diện sáp nhập

Từ nay đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh có 80 phường phải sắp xếp, thuộc các quận 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận.

Nội dung nêu trong tờ trình của UBND TP HCM vừa gửi Bộ Nội vụ về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Theo đó, thành phố có 129 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp nhưng có 49 đơn vị diện đặc thù nên không phải sáp nhập.

TP Hồ Chí Minh, Sáp nhập địa giới, Sáp nhập phường

Một phần quận 3, tháng 7/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phường (thuộc quận) có dân số từ 15.000 người trở lên; diện tích 5,5 km2 trở lên; xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30 km2. Những đơn vị không đạt hai tiêu chí này phải sắp xếp.

Như vậy quận 3 có bốn phường phải sắp xếp là 9 nhập với 10 thành phường 9; 12 nhập với 13 thành phường 12.

Quận 4 có sáu phường phải sáp nhập là 6 với 9; 8 và 10; 14 với 15, thành các phường 9, 8 và 15.

Quận 5 có tám phường phải sắp xếp, gồm 2 với 3; 5 và 6; 7 nhập với 8; 10 và 11, thành các phường 2, 5, 7, 11.

Quận 6 có 11 phường phải sáp nhập gồm: 2, 6 và một phần phường 5 thành phường 2; 1 nhập với 3, 4 thành phường 1; 9 nhập với một phần phường 5 thành phường 9; 11 nhập với một phần phường 10 với tên gọi phường 11; 14 và một phần phường 13 thành phường 14.

Quận 8 có phường 1, 2, 3 sáp nhập thành phường Rạch Ông; 8, 9, 10 thành phường Hưng Phú; 11, 12, 13 thành phường Xóm Củi.

Quận 10 có nhập phường 6 và 7 thành phường 6; 5 và 8 thành phường 8; 10 và 11 thành phường 10.

Quận 11 có 11 phường, gồm 1 và 2 thành phường 1; 4, 6 và 7 thành phường 7; 8 với 12 thành phường 8; 9 và 10 thành phường 10; 11 với 13 thành phường 11.

Bình Thạnh có 13 phường phải sắp xếp là 1 và 3 thành phường 1; 5 và một phần phường 6 thành phường 5; 7 và một phần phường 6 thành phường 7; 11 với một phần phường 13 thành phường 11; 2 và 15 thành phường 15; 19 và 21 thành phường 19; 14 và 24 thành phường 24.

Gò Vấp sáp nhập 1, 4, 7 thành phường 1; 8 và 9 thành phường 8; 14 với một phần phường 13 thành phường 14; 15 với một phần phường 13 thành phường 15.

Phú Nhuận nhập 3 và 4 thành phường 4; 15 với 17 thành phường 15.

Theo UBND TP HCM, sau sắp xếp từ 80 phường thuộc 10 quận sẽ hình thành 38 phường mới, giảm 39 phường. Trong đó, đa số nhập từ hai phường thành một phường mới, có 7 trường hợp thành ba phường hoặc một phần phường cũ hình thành phường mới. Có 9 phường phải điều chỉnh ranh giới.

Các phường mới đều đạt quy chuẩn về quy mô dân số, có 12/38 phường mới có quy mô dân số trên 45.000 người, đạt trên 300% so với tiêu chuẩn nhưng diện tích sau sắp xếp vẫn không đạt so với quy định.

Cũng tại tờ trình này, TP HCM đề xuất do các yếu tố đặc thù nên từ nay đến năm 2030, các quận, huyện ở thành phố không thuộc diện phải sắp xếp. Điều này để đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, “không gây xáo trộn lớn”.

Đơn cử, các đơn vị hành chính có địa giới ổn định và từ khi có Quyết định số 300 của UBND TP HCM về điều chỉnh thành phố còn ba cấp đến nay chưa có thay đổi và điều chỉnh lần nào thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp.

Ngoài ra quận, huyện có hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ổn định. Thu ngân sách hằng năm đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp cũng được TP HCM vận dụng.

Theo tiêu chí này, các đơn vị hành chính cấp huyện của TP HCM đạt chỉ tiêu thu nộp ngân sách hàng năm cao hơn một số tỉnh. Ví dụ quận 1 thu nộp ngân sách năm 2022 gần 43.000 tỷ đồng, quận 3 gần 5.900 tỷ đồng, quận 10 trên 2.300 tỷ đồng. Trong khi đó các tỉnh Hà Giang cả năm 2022 thu hơn 2.200 tỷ đồng, con số này ở Cao Bằng là hơn 1.500 tỷ đồng.

Từ năm 1975 đến nay TP HCM trải qua 7 lần tách, nhập các đơn vị hành chính, mới nhất là lần sáp nhập quận 2, 9, Thủ Đức và 19 phường vào cuối năm 2020.

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính huyện, xã thực hiện theo các nghị quyết Quốc hội. Theo số liệu của 63 địa phương hồi tháng 7, giai đoạn 2023-2025 sẽ sắp xếp khoảng 33 huyện và hơn 1.300 xã thuộc diện bắt buộc.

Theo Vnexpress

Nguồn

Cùng chủ đề

TP.Hồ Chí Minh tiếp tục là đầu tàu xuất khẩu

Xuất khẩu gạo sang Ukraine tăng gần 40 lần Hàn Quốc là thị trường thứ hai nhập khẩu rau quả của Việt Nam Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố các địa phương xuất khẩu lớn 7 tháng qua, dẫn đầu vẫn là TP. Hồ Chí Minh với kim ngạch gần 26 tỷ USD, theo sau là Bắc Ninh 22,5 tỷ USD, Bình Dương 19,28 tỷ USD, Thái Nguyên 17,7 tỷ USD, Hải Phòng 16,8 tỷ...

Nửa đầu năm, địa phương nào dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu?

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 27,8 tỷ USD Năm 2024, Quảng Ngãi dự kiến vượt 2% mục tiêu kim ngạch xuất khẩu Theo Tổng cục Hải quan, tháng 6, kim ngạch xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh đạt hơn 4 tỷ USD, qua đó nâng tổng kim ngạch trong 6 tháng lên hơn 22 tỷ USD, tăng 10,16% so với cùng kỳ 2023. Với kết quả trên, TP Hồ Chí Minh tiếp...

Triển khai phần mềm thu thập dữ liệu mạng xã hội

TP Hồ Chí Minh triển khai phần mềm lắng nghe mạng xã hội, thu thập và xử lý lượng dữ liệu từ nền tảng phổ biến như Facebook, YouTube.Chiều 27/2, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh ra mắt phần mềm Lắng nghe mạng xã hội - Socialbeat. Tính năng nổi bật của Socialbeat là khả năng thu thập dữ liệu từ Facebook, Twitter, Instagram, YouTube và nhiều nền tảng mạng xã hội khác. Điều này...

Ba người tử vong trong phòng trọ ở TP Hồ Chí Minh

Phá cửa phòng trọ ở quận 7 (TP Hồ Chí Minh), người dân phát hiện hai vợ chồng cùng con gái 2 tuổi gục trên sàn nhà. Sự việc xảy ra sáng 10/11.Phía trong phòng trọ xảy ra sự việc. Khoảng 6 giờ, nhiều người sống ở dãy trọ trong hẻm đường Lý Phục Man, phường Bình Thuận, gọi cửa phòng của anh Hùng (32 tuổi) nhưng không hồi âm. Nghi chuyện bất thường, họ phá ổ khóa mở cửa...

Bà chủ chuỗi nhà hàng mại dâm ở TP Hồ Chí Minh bị bắt

Nguyễn Thị Cẩm Nguyên, chủ Nhà hàng 97 trên đường Sương Nguyệt Ánh, bị cáo buộc lôi kéo cả trăm cô gái trẻ đẹp về múa thoát y, bán dâm cho khách đến ăn nhậu.Nguyễn Thị Cẩm Nguyên và những quản lý nhà hàng. Ngày 5/11, Nguyên và 3 người là quản lý Nhà hàng 97 trên đường Sương Nguyệt Ánh, quận 1, bị Công an TP Hồ Chí Minh (HCM) bắt về hành vi môi giới mại dâm.Theo cơ...

Cùng tác giả

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024

Về phía tỉnh Bắc Giang có: Trung tướng Nguyễn Văn Gấu – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn; đại diện các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và 238 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 26 vạn đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có gần 2 triệu người, trong đó có 45 thành phần DTTS,...

Một số ý kiến tâm huyết tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024 diễn ra sáng nay (29/11), các đại biểu tham dự Đại hội đã có nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hiến kế góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang trích đăng một số ý kiến. Công tác dân tộc và thực hiện các...

Đồng bào dân tộc thiểu số phát huy tình đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh

Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ IV, năm 2024 diễn ra sáng 29/11. Bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu đã khái quát những nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả đối...

Sở VHTTDL kiểm tra công tác quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh...

Từ ngày 22/11 đến ngày 27/11/2024, Đoàn kiểm tra của Sở VHTTDL do ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn, đã tiến hành kiểm tra công tác quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, Yên Thế, thị xã Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Đoàn kiểm tra làm việc tại UBND thành phố Bắc Giang Đoàn kiểm tra tập trung...

Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trọng tâm là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, nhiều địa phương ở tỉnh Bắc Giang đã có sự thay đổi đáng kể về đời sống, kinh tế, xã hội. Kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước phát triển rõ...

Cùng chuyên mục

Một số ý kiến tâm huyết tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024 diễn ra sáng nay (29/11), các đại biểu tham dự Đại hội đã có nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hiến kế góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang trích đăng một số ý kiến. Công tác dân tộc và thực hiện các...

Đồng bào dân tộc thiểu số phát huy tình đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh

Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ IV, năm 2024 diễn ra sáng 29/11. Bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu đã khái quát những nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả đối...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ IV

Sáng 29/11 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội, đại biểu Trung ương có các đồng chí Y Vinh Tơr - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ...

Rà soát chính xác các trường hợp, bảo đảm các hộ khó khăn về nhà ở được thụ hưởng đầy đủ chính sách

Chiều 28/11, Ban Chỉ đạo vận động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn tỉnh (BCĐ tỉnh) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024; xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2025. Đồng...

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế –...

Sáng 27/11, đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ UBND tỉnh tháng 11/2024. Dự hội nghị có các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố. 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn thăm hỏi gia đình nạn nhân tai nạn giao thông tại Yên Dũng

Hưởng ứng Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT), sáng 25/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn cùng lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh và lãnh đạo UBND huyện Yên Dũng đi thăm, động viên các gia đình nạn nhân TNGT có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Yên Dũng. Đến thăm các gia đình bà...

Đại hội đại biểu Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng ngày 22/11, Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Làm vườn (HLV) tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có các đồng chí: Phan Huy Thông - Phó Chủ tịch Thường trực HLV Việt Nam; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Nhiệm kỳ qua, HLV tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện nghị...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành dự lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Mầm non...

Sáng 20/11, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành dự lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Mầm non Thị trấn Thắng (Hiệp Hòa). Cùng dự có Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tạ Việt Hùng; lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường. Trường Mầm non Thị trấn Thắng được thành...

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Mai Sơn chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại huyện Lạng Giang

Ngày 20/11, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và kỷ niệm 30 năm thành lập. Dự buổi lễ có đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND huyện Lạng Giang cùng đông đảo các thế hệ...

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc Tày, Nùng, Thái

(BBG)- Tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024, đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức từ ngày 16 đến ngày 18/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (TP Hà Nội). Đoàn nghệ nhân,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất