Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh trường đại học không chỉ truyền thụ tri thức mà phải chuẩn bị cho người học năng lực thích ứng, khi về thăm trường cũ dịp 20/11.
Chủ tịch nước giao lưu với sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông, sáng 13/11. |
Sáng 13/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, cựu sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (HCM), về thăm và làm việc với cán bộ, giảng viên nhà trường.
Mở đầu, Chủ tịch nước chúc mừng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ông nhắc đến nhiều người thầy cũ, nhìn nhận kiến thức sâu rộng, nhân cách mẫu mực của thầy cô là tấm gương sáng, động viên những thế hệ sinh viên bước vào cuộc sống với nhiều hoài bão.
“Cách đây hơn 30 năm, dưới mái trường này, chúng tôi đã được học tập với những cô giáo, thầy giáo đầy nhiệt huyết, luôn quan tâm đến sự tiến bộ của sinh viên. Những thành công có được của lớp sinh viên ngày ấy, trong đó có cá nhân tôi, có phần từ công lao dạy bảo của các thầy cô”, Chủ tịch nước chia sẻ.
Ông Thưởng nhấn mạnh nhiệm vụ của giáo dục đại học không chỉ là truyền thụ tri thức, tạo ra tri thức mới, phục vụ sự tiến bộ, phồn vinh và hạnh phúc của xã hội mà còn chuẩn bị cho con người có đủ phẩm chất và năng lực hành động, sáng tạo, thích ứng trong một thế giới không ngừng biến động phức tạp, khó lường.
Trường đại học phải là nơi phát hiện năng lực, bồi dưỡng các giá trị, tạo nền tảng để cá nhân được phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo; từ đây cung cấp cho xã hội những công dân có trách nhiệm, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Theo ông, đất nước đang nỗ lực hiện thực hóa khát vọng phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Khát vọng và tầm nhìn ấy chỉ có thể thành hiện thực khi có nền tảng khoa học và giáo dục chất lượng, trong đó khoa học xã hội và nhân văn đóng vai trò quan trọng.
“Sức mạnh của một dân tộc không phải nằm ở tài nguyên trong lòng đất, lòng biển mà là ở nguồn nhân lực chất lượng cao, có trí tuệ, tri thức và phẩm giá”, ông Thưởng nói.
Với riêng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Chủ tịch nước chia sẻ một số định hướng.
Thứ nhất, trường phải kiên trì đổi mới tư duy và hành động, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu.
Thứ hai, nhà trường cần đổi mới quản lý theo hướng tự chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.
Thứ ba là đổi mới giáo dục theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, xây dựng môi trường văn hóa, môi trường học thuật để sinh viên tự tin, độc lập, sáng tạo.
Ngoài ra, trường cần có chế độ đãi ngộ và chính sách hợp lý với cán bộ có trình độ cao, tạo điều kiện và môi trường để thầy cô tự học tập, nghiên cứu, phát huy năng lực sư phạm.
Cách làm mới trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
BẮC GIANG – Ngày 25/10/2021, Ban Chấp hành T.Ư ban hành Kết luận số 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Sau 2 năm thực hiện, Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực.
Xây dựng nhà “chữ thập đỏ”: Bảo đảm tiêu chí “3 cứng”
BẮC GIANG – Nhờ sự kết nối, hỗ trợ của các cấp hội chữ thập đỏ (CTĐ) trong tỉnh, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã được sống trong những ngôi nhà mới khang trang. Qua đó giúp người nghèo an cư, từng bước phát triển kinh tế. Các công trình bảo đảm tiêu chí “3 cứng” gồm nền cứng – khung, tường cứng – mái cứng.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở ở Bắc Giang
BẮC GIANG – Sáng 13/11, Ban Thường vụ Đảng ủy Các cơ quan (CCQ) tỉnh Bắc Giang phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh: “Thực trạng và giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy ở các tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ tỉnh Bắc Giang hiện nay”.
Theo VnExpress
Chủ tịch nước, Đại học, truyền thụ tri thức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng