Powered by Techcity

Đom đóm trở về

BẮC GIANG – Mưa cả tuần sùi sụt, xập xè. Gió thốc qua mái hiên tả tơi. Mọi ngày ở khu vườn trước nhà thấy sự có mặt của ốc sên, bọ ngựa, châu chấu, cuốn chiếu và… khá nhiều sâu róm. Mưa này, bọn chúng đi đâu hết nhỉ. Người đàn bà không còn trẻ đứng bên cửa sổ ngơ ngác như đứa trẻ. Chị tìm gì vậy? Hay ngóng ai đi qua? Đôi mắt mơ mộng ngẩng lên nhìn lá cây. Đích thị một đôi mắt trẻ thơ. 

Chị tìm đàn đom đóm của mình. Mùa này chúng kéo nhau đi mở hội nơi nào vậy nhỉ. Mùa đông thường là khoảng thời gian người ta thương nhớ những gì gần gũi hay xa khuất. Chị ngóng chờ ô tô khách đi qua để nhận mấy bức tranh vừa mua. Tranh vẽ về đom đóm. Người nghệ sĩ đã tái hiện được khoảnh khắc đom đóm lên ngôi, làm chúa tể màn đêm, kết thành một dải sao rực sáng giữa rừng sâu.

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Đom đóm, Người nghệ sĩ, Thanh xuân, mơ ước, đàn bà, đôi mắt trẻ thơ, hạnh phúc

Minh họa: HIỀN NHÂN.

Chị háo hức mang tranh về treo trong phòng mình. Trên bức tường kia, không chỉ là bức tranh, mà đó là ký ức đom đóm xa ngái thuở nào, là một miền núi rừng thăm thẳm, là làng quê với cánh đồng mênh mông, dòng sông cuộn chảy… Kỷ niệm rắc trên thời gian như bụi nước. Mỗi đêm, đom đóm trong tranh sống lại.

Đêm thứ nhất. Con sông rộng hoác. Đêm hè oi nóng. Núi rừng trùng điệp tối thẫm lại. Con gái sốt cao. Chị vùng dậy trong căn phòng tập thể, định gọi cửa phòng bên. Nhưng không, bên đó chỉ có tiếng thở gấp của bà giáo muộn chồng. Không nỡ phá tan hạnh phúc của một người khát khao làm mẹ, chị chạy ra cửa nhìn lên đồi. Ngôi nhà mọi khi có ngọn đèn lớn đã im ắng ngủ. Không điện thoại. Tập thể về quê hết. Gọi ai bây giờ. Chị vò tóc, rồi cho con uống hạ sốt và cột tóc lên, buộc nải quần áo vào thắt lưng và bế con chạy bộ ra bến đò. Muốn lên bệnh viện phải qua sông đi vài cây số nữa. Từ đây ra bến đò ngót cũng mấy cây số.

Chị ôm con, khóa cửa và đi vội, bước nhanh như gió. Chân trần đạp lên đất sỏi, có đoạn là cỏ sắc, rễ cây. Chị nghĩ giờ này gõ cửa nhà ai dọc đường nhờ giúp đỡ cũng sẽ làm người ta hoảng. Ai giúp mình đây. Chị khe khẽ nựng con và cắm đầu chạy trong đêm tối. Hai bên đường từng đám lớn đom đóm chao lượn, bồng bềnh bay theo chị. Cảm giác mình mọc hai cái cánh đính đầy châu sa lấp lánh. Chị thấy đoạn đường ngắn lại. Nhờ đom đóm chị phân biệt được đâu là đoạn đường rậm rịt cây cối. Trăng trên cao như sáng hơn. Đứa con trong tay nhẹ bẫng.

Chị đến bến đò. Khum tay hú lên một tiếng. Lạch xoạch tiếng mỏ neo, ngọn đèn bão thắp lên, đò ghé vào bờ. Ông lái đò hỏi: “Ây da, cô giáo đi đâu đêm hôm thế này”. “Con cháu bị sốt quá, bác cho cháu sang sông để lên bệnh viện”. “Đi bộ á”? “Vâng, cháu không gọi được ai, sang kia cháu gọi xe”. “Được rồi, được rồi, nhanh lên”… Mặt sông gió ẩm ướt. Ông lão nhìn vào vệt dấu chân in từ trên bến đò lên thuyền, cau mày: “Ôi, cô giáo đi chân đất à, dẫm phải thứ gì rồi.” Chị nhìn lại, những dấu chân mình lấp lóa ướt. Chị nhấc chân lên, lấy tay miết, bỗng xót và mùi tanh xộc lên. Trời ơi, máu – chị nhủ thầm. 

Ông lão lắc đầu: “Chân cô giáo mà đi bộ từ trường ra dẫm qua vạt đồi toàn gốc cỏ tranh thì lại chẳng tóe máu à, khổ quá, ngồi đi, tôi tìm cho đôi giày”. Đò cập bến. Cái lưng ông lão rạp xuống. Ông mang ra cho chị đôi giày vải cũ, rồi bảo: “Cô đi tạm đôi này của đứa con gái tôi, chắc vừa đấy, mang đứa bé tôi bế cho một lúc”. Con bé đang ngủ, nóng hầm hập. Chị đưa con cho ông, cúi đi giày. Có giọt nước rơi ra trên má. Chị gửi tiền đò rồi bế con đi thoăn thoắt lên bờ. Ông lão ngây ra một giây rồi gọi giật lại. “Ơ này, cô Hoa, cô đợi tôi”. 

Chị dừng lại, ông lão nhét lại tiền vào túi chị. “Tôi chở giúp cô giáo thôi, giờ muộn rồi không có xe nào chạy lên huyện đâu, xe của bộ đội cũng không có đâu, cô chờ đây, tôi về lấy cái xe máy già của tôi chở cô lên, cháu bé ốm lắm”. “Vâng, cháu cảm ơn bác”. “Ơn huệ gì”. Chiếc xe cup 50 của ông lão lao trên đoạn đường gập gồ, chị vừa ôm con vừa túm chặt áo ông. Đom đóm đâu ra nhiều thế, dạt sang hai bên đường thành đám lớn. Hình như chúng đã đi cùng mẹ con chị lên tận bệnh viện.

***

Đứa bé đã được bác sĩ truyền nước, ngủ ngon, chị Hoa dặn ông lão sáng mai báo giúp thầy hiệu trưởng là cô xin nghỉ dạy vài hôm. Ông lão gật đầu “Thì mai cậu ấy cũng phải đi đò tôi sang trường chứ bay được à, tôi sẽ bảo, giờ hai mẹ con yên tâm ở đây tôi về nhá”. Chị nhìn ông lão biết ơn, chỉ chực khóc. Ông lão đặt tay lên đầu chị, nói rất khẽ “Sông có khúc, người có lúc con à, cố lên, bao giờ thằng bố con hĩn lên tao sẽ kể cho nó nghe”. Chị nhìn theo cái bóng khắc khổ của ông lão chở đò lòng nghẹn lại. Mấy đêm ở bệnh viện chị Hoa được bố mẹ của một em học sinh lên thức cả đêm trông con cho chị. Bà mẹ miền núi cho chị gối lên đùi ngủ một giấc. Trong mơ, Hoa thấy tay mẹ mình ấm áp luồn trong tóc và thấy cả mùi tinh dầu quế trên áo chồng.

Đêm thứ hai. Đom đóm đua nhau nhìn vào khung cửa sổ sáng đèn. Chúng bay lên rất cao rồi liệng xuống sát cánh cửa, sau đó tỏa đi, từng tốp một như vì sao bị rớt khỏi bầu trời về phía cánh đồng mênh mông. Hoa đang chấm bài. Tập thể trường yên ắng. Đứa bé của chị đang mỉm cười trong giấc ngủ. Gần bốn mươi bài văn tả người bạn thân thiết. Em thì tả bạn cùng bàn, cùng lớp, bạn hàng xóm, duy chỉ có một em tả con vật là bạn thân, mà lại là con cóc cụ trong bếp. Chị đọc đi đọc lại, cô bé kể mẹ đi vắng, bố đi làm thuê xa nhà, em ở cùng bà nội đã già, bà hằng ngày đi rẫy, em ở nhà học bài và trông nhà, chơi với con cóc. 

Chị hình dung được cuộc sống đầy ẩn khuất phía sau bài làm văn này của cô bé Thào Trang. Trang tả con cóc không biết nói nhưng rất hiểu em, mỗi lần em buồn là nó nhảy ra ngồi cạnh chân em. Chắc chắn có gì đó đã xảy ra trong tâm hồn cô học trò này. Đắn đo mãi, Hoa cho bài văn điểm cao. Sự việc gây tranh cãi. Hội đồng giáo viên họp lại bàn xét. Học sinh trong trường thì cười nhạo Trang. Cô giáo Hoa đứng ra giải thích về bài làm văn, tuy bài văn không tả một người bạn bình thường, loài vật cũng có thể trở thành bạn của con người. Bài văn ấy thể hiện lòng nhân ái, sự cô đơn, thiệt thòi của cô bé Thào Trang. Mọi người đồng ý với ý kiến của Hoa và đề xuất Liên đội nhà trường đến thăm Trang. Giờ trả bài, cả lớp cười, còn Trang ngồi khóc.

Cuối chiều, chị đạp xe theo Trang về nhà. Con đường đất ngoằn ngoèo mấy cây số men núi dẫn đến quả đồi thấp. Nhà Trang nghèo quá, chênh vênh trên sườn đồi. Bà nội đã già vẫn đi làm ruộng. Gió lùa quanh chái bếp. Con cóc mà cô bé gọi là bạn ngồi ngay bên đống tro. Thào Trang bẽn lẽn nhận quà cô giáo tặng. Một ít sách vở, một con gấu bông và một bao gạo. Trang hứa sẽ không bỏ học. Khi hai cô trò ngồi bên mép đầm nước, nơi Trang lùa đàn vịt về, chị Hoa mới biết, mẹ Trang đã bỏ bố con em đi theo người đàn ông khác từ lâu, hai bố con lầm lũi nương tựa vào bà nội.

Tối muộn, chị từ nhà Trang về trường mà lòng ngổn ngang. Đom đóm chao lượn, dập dềnh như sóng theo xe chị. Không biết tại sao, mỗi khi gặp một chuyện nào đó, dù vui hay buồn suốt tuổi thơ đến bây giờ, đom đóm thường xuất hiện bên chị, cho chị thấy thứ ánh sáng rất thực mà kỳ ảo, linh diệu; sự có mặt rất mong manh mà bền vững; sự kết nối tưởng như rời rạc nhưng bất tận. Nó như một nguồn năng lượng tốt đẹp âm ỉ sâu xa lan tỏa trong tâm hồn chị. Nó giữ cho chị là chính chị, đủ vững vàng vượt qua những khó khăn. Vừa nãy, chị đã nói những điều từ đáy lòng với Thào Trang. Chị muốn Trang hãy mạnh mẽ lên và khôn lớn như cái cây ăn sâu vào đất. Núi rừng dù hoang sơ, mông muội cũng không thể cản Trang đi học, nếu em quyết tâm. Bẵng đi một thời gian, Trang lớn vổng lên, đã lên lớp 9, có nhiều bạn bè hơn. Bố cô bé đã xây được căn nhà kiên cố.

Khuya ấy, cả dãy tập thể đã ngủ yên. Chị cũng ôm công chúa lên năm của mình chìm vào giấc ngủ. Bỗng có tiếng gõ cửa rụt rè. “Ai đó?”. “Cô ơi, em Thào Trang ạ, cô mở cửa cho em với”… Giọng cô bé vừa hốt hoảng vừa như đầy nước.

Cửa mở, Thào Trang ào vào phòng nức nở… Tóc tai quần áo cô bé đẫm mồ hôi. Mắt chị sững lại khi trên ngực áo cô bé in những vệt ngón tay đen đúa. Hai cô trò ôm lấy nhau. Trang kể bà đi sang xóm bên ăn cỗ, bố vắng nhà, gã đàn ông hàng xóm đã xông vào ôm chặt Trang, cô bé dùng hết sức bình sinh vùng vẫy thoát thân, rồi túm vội xe đạp lao đi… Lòng nghẹn đắng. Hoa tìm quần áo cho học trò thay, pha cho cô bé cốc sữa ấm rồi trò chuyện. Hai cô trò ra ngoài, đứng trên gò đất cao, cạnh cây dẻ cổ thụ. Hoa ôm cô bé vào lòng. “Nhiều khi phải một mình đối mặt với bóng đêm, em ạ, rồi em sẽ biết cách bảo vệ chính mình” …

Dưới kia, đom đóm đan thành lưới châu sa dập dềnh, chuyển động, biến ảo liên hồi. Gốc dẻ như trồi lên khỏi mặt đất, bay là là trên thung lũng. Hai bóng người dựa bên cây cũng nhập nhòa rồi trượt lên thảm đom đóm, chao lượn vòng quanh. Trang thì thầm: “Có cô, em không sợ nữa rồi”… Chị thơm lên mái tóc đầy mùi bụi của cô bé, vỗ về: “Ừ, ngoan”…

Đêm thứ ba. Đom đóm bỏ đi. Nhiều tháng ngày núi đồi bị khoan chặt nham nhở, rừng bị chặt cho dự án. Cả vùng trơ ra bụi đỏ. Sau đêm mưa nhớt nhèo như dầu luyn, đom đóm kéo nhau đi mất. Hằng đêm không còn những ngôi sao li ti sáng quanh trường. Sự vắng lặng khác thường. Một số thú nhỏ như sóc, cầy lội bì bõm trong mưa suốt đêm, bơi qua sông thoát đi… Sau đó vài tuần, chị cũng khăn gói theo chồng về thành phố. Chị tặng cho ông lão lái đò đôi giày và cái áo bông quân đội, thầm cảm ơn ông và lặng lẽ từ biệt học trò. Ông lão bảo: “Tôi cũng sắp đi rồi, tôi biết, chị đi thì nhiều thứ sẽ đi theo”. Chị không hình dung nổi nếu đêm đêm, quanh ngôi trường ấy, đom đóm không còn nhấp nháy. Chắc khí hậu và môi trường sẽ khác. Sự xây cất hiện đại cùng khao khát vật chất vô bờ của con người làm biến đổi thiên nhiên.

Đêm xuân ẩm ướt. Lần đầu tiên sau nhiều năm xa cách, chị ngủ một giấc say trong vòng tay chồng. Hơi ấm như lan ra cả không gian. Những cái hôn, những âu yếm không còn phải vội. Thời gian thật nhanh như gió thổi, con gái chị đã thành thiếu nữ.

Đêm thứ… Đom đóm dẫn đường. Trước mặt anh và chị không phải bến đò xưa mà cây cầu cao vút. Lá thư của Trang trong tay chị run lên. “Nhớ cô nhiều lắm, em bây giờ là điều dưỡng của Trung tâm chăm sóc người có công trên núi ạ, cách trường cũ vài cây số”. Hoa khẽ cười, vùng đất này đã hồi sinh trở lại. Hai người leo lên ngôi chùa ven núi. Ngạc nhiên nhất là ông lão trông coi chùa chính là người lái đò năm xưa. Ông già vui lắm, bảo “Gặp lại cô mừng quá, gớm anh chồng này để vợ đẹp ở lại xứ toàn đom đóm bao năm, vất vả”. 

Chồng chị tủm tỉm cười, đáp “May quá cô ấy không theo ai mất ông nhỉ”. “Cậu phúc lớn đấy, tôi có cái này vui lắm, cho anh chị xem, hôm đi khám bệnh đông quá, chen chúc…” Tờ giấy ghi: Bệnh nhân Vân Thúy… Kết luận: Có thai 8 tuần. Cả ba phá lên cười. Bữa cơm nhà chùa vui đáo để. “Ô thế tên ông như vậy ạ”. “Tôi họ Văn, tên Thúy gọi là Văn Thúy, nhưng hồi chị ở đây người ta có gọi tên tôi bao giờ, gớm họ khám, khám xong ghi nhầm thế, tôi đi về luôn”. Bữa cơm nhà chùa rộn rã tiếng cười. Hồi trước, người ta toàn gọi là ông Còng lái đò.

Mùa xuân gần nhất, chị rủ anh trở lại chốn xưa. Hoa xoan nở dọc triền đồi tím ngát. Chị dẫn anh đi quanh gốc dẻ già, nơi nhiều đêm mất ngủ, chị áp má mình vào cây gọi tên anh. Nhiều đêm thanh xuân rực rỡ đã trôi qua trong thiếu vắng, cô đơn. Chị kể cho anh về tiếng gõ cửa những đêm mưa bão của người kỹ sư điện độc thân. Khi ấy, nếu chị mềm lòng thì có thể, đã không có chuyện trở về. Chị chỉ cho anh bậc đá xanh dưới suối. Mỗi khi con ngủ say, chị đã ra đây chơi cùng đom đóm. 

Chính đom đóm đã chở trái tim chị đi khắp nơi, nương vào một thứ thật xa xôi để sống. Rặng hoa dại kia là nơi chị nằm lên trong chiều vắng. Trải tóc ra, ôm lấy cỏ mà nhớ anh. Chị đã giữ anh ở lại bên mình mỗi ngày như vậy. Anh sững người, ôm chặt chị. Có giọt nước nóng bỏng trên vai anh. Chị đưa anh ngắm lại bến sông nơi những dấu chân đẫm máu của mình in lại. Anh im lặng. Chắc anh nhớ những vô lý của mình trong bao lần cãi vã. Có lần, thiếu chút nữa anh đã đắc thắng chìa tờ đơn ra để được tự do. Anh sai quá rồi, anh bế thốc chị lên, xoay mấy vòng hối lỗi. Hai người hỏi thăm ông gác chùa. “Ông ấy ở kia”- người vãi già chỉ ra xa hút.

Nấm cỏ xanh nằm giữa một rừng hoa xuyến chi. Chị hái những bông hoa tầm xuân đặt lên tặng cho ông lão. Bây giờ chị mới kể cho anh nghe, người đàn ông đi suốt đêm với chị, muốn lấy chị làm vợ bé trong lời đồn thổi ác độc năm nào anh nghe được chính là ông lão. Ông đang nằm nghỉ yên bình, vĩnh viễn dưới kia. Ông đã cho chị giày, lái cái xe cà khổ đưa mẹ con chị đi trong đêm tối, giành lại con gái cho chị khỏi tay tử thần. Ông đã ở gần như suốt đêm trong bệnh viện…“Có một người nữa đã nhiều đêm ở bên em, anh biết là ai không?”. “Đom đóm à”. “Vâng, chính là đom đóm”.

***

…Dưới kia phố đã giăng đèn hoa đón Tết. Hoa đã khỏi ốm, căn bệnh luôn làm chị u uất, mệt mỏi đã tiêu tan. Chị đã thấy lại mình, đã gặp lại con người của chính mình. Thanh xuân và nhiều mơ ước. Sau mỗi đêm đi cùng đom đóm, chị nhận ra vẻ đẹp thật sự và mong manh của đời sống con người. Chị âm thầm sắp xếp những buổi dạy học miễn phí cho lũ trẻ khó khăn ở gần nơi chị ở.

Mùa xuân này, đom đóm của chị đã trở về. Ngọn gió ấm sực lên dưới nắng non.

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Mai Phương

 

Quán gió

BẮC GIANG – Một người đàn ông dừng xe máy trước quán lẻ loi ven đường trong dãy phi lao dưới chân đê, lặng lẽ bước vào. Đó là ông già cao mảnh khảnh rất khó đoán chính xác tuổi vì tóc đã bạc nhưng khuôn mặt đầy đặn hồng hào, đi lại nhanh nhẹn.

 

Lũng Mây

BẮC GIANG – Cô bạn đỏng đảnh nhắn: “Chán phố rồi thì lên đây với tao”. Thế là Ngân ngược ngàn. Mến đón Ngân ở bến xe tỉnh, vồ vập và hồn nhiên. Cô hỏi: “Đến Lũng Mây chứ?”. Ngân lắc đầu: “Thôi tìm chỗ khác, tao ngại chỗ nào có chữ “mây”. Mến hiểu mình vừa chạm vào một điều gì đó sâu kín mà Ngân chẳng muốn nhắc đến. 

 

Hoa muộn

BẮC GIANG – Ngày trước, bạn bè đã khuyên tôi đừng lấy vợ trên phố. Càng khuyên, tôi lại càng chẳng thèm để tâm vào mấy việc gia cảnh cũ rích ấy. 

 

Tình người lao động

(BẮC GIANG) – Tôi được đặt lên xe cứu thương, đẩy đến phòng tiểu phẫu. Vết thương ở bắp chân làm tôi rên lên to hơn. Vợ tôi cũng vừa tới, vẻ mặt lo lắng nhìn tôi. Quản đốc nói với vợ tôi điều gì đó rất dài, rồi gã quay sang bác sĩ, họ xì xào rất lâu nữa và cuối cùng tôi cũng được khâu vết thương. Mặc dù đã được tiêm thuốc gây mê tại chỗ nhưng những mũi kim khâu vẫn làm tôi nhói buốt.

 

 

tin tức bắc giang, tỉnh bắc giang, Đom đóm, Người nghệ sĩ, Thanh xuân, mơ ước, đàn bà, đôi mắt trẻ thơ, hạnh phúc

Nguồn

Cùng chủ đề

Đong đầy tình mẹ

BẮC GIANG - -Hảo, sao hôm nay em đi học muộn vậy?Thấy cậu học trò mình chủ nhiệm chạy bước thấp bước cao lên lớp, cô Yến liền hỏi dồn. Biết mình đi trễ, vừa làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp, lại khiến cô giáo phiền lòng, Hảo thành thật, giọng ấp úng:- Dạ thưa cô, mẹ em... mẹ em bị ốm nên… em đi trễ. Em… xin lỗi cô.Vẫn chiếc áo khoác đã...

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

BẮC GIANG - Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 124-KH/TU thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc (Nghị quyết số 43-NQ/TW).Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ...

Nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Yêu thương, chia sẻ – bí quyết “giữ lửa” hôn nhân

BẮC GIANG -  Dù hoàn cảnh và làm công việc khác nhau nhưng sự tin tưởng, nhường nhịn, quan tâm, chia sẻ trong cuộc sống là bí quyết để các cặp vợ chồng giữ "ngọn lửa ấm hôn nhân" lâu bền, hạnh phúc.  Đại diện các gia đình tiêu biểu tham gia tọa đàm "Gia đình hạnh phúc - Chia sẻ và yêu thương" do Hội LHPN tỉnh tổ chức năm 2023. Ảnh: Ngọc Anh.“Tứ đại...

Yêu thương, chia sẻ – bí quyết “giữ lửa” hôn nhân

BẮC GIANG -  Dù hoàn cảnh và làm công việc khác nhau nhưng sự tin tưởng, nhường nhịn, quan tâm, chia sẻ trong cuộc sống là bí quyết để các cặp vợ chồng giữ "ngọn lửa ấm hôn nhân" lâu bền, hạnh phúc. “Tứ đại đồng đường”, ngập tràn yêu thươngĐại gia đình chị Nguyễn Thị Chiến (SN 1972) và anh Ngô Đức Hiển (SN 1968), thôn Bảo Tân, xã Đại Thành (Hiệp Hòa) có 4 thế hệ chung sống dưới một...

Dự thảo Báo cáo của Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tại Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029

LTS. Chuẩn bị Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Giang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV.Việc lấy ý kiến vào dự thảo báo cáo nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, tâm huyết của các tổ chức thành viên của mặt trận,...

Cùng tác giả

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện. Cuộc thi được tổ chức nhằm...

Nâng cao sự chủ động của Quốc hội trong giám sát triển khai luật để gỡ điểm nghẽn

Chỉ ra được đặc điểm nhận dạng của văn bản trái pháp luật Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, Quốc hội có 2 quyền năng lớn là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước qua xây dựng pháp luật; và thực hiện chức năng giám sát tối cao. Vậy, “Chúng ta phải tìm được câu trả lời thực sự giám sát đã thể...

Đại hội đại biểu Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng ngày 22/11, Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Làm vườn (HLV) tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có các đồng chí: Phan Huy Thông - Phó Chủ tịch Thường trực HLV Việt Nam; Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Nhiệm kỳ qua, HLV tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện nghị...

Đoàn công tác tỉnh Bắc Giang làm việc tại thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc): Luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành với nhà...

(BBG)- Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), chiều 21/11, đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Hội Liên hiệp Doanh nghiệp (DN, còn gọi là Thương hội) thành phố Thâm Quyến. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng. Tiếp và làm việc với đoàn có...

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng NinhTuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 447,66 km có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại ga Cái Lân thuộc TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tàu liên vận từ ga Kép (Bắc Giang) vận chuyển hàng xuất khẩu đi Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ GTVT...

Cùng chuyên mục

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện. Cuộc thi được tổ chức nhằm...

Nâng cao sự chủ động của Quốc hội trong giám sát triển khai luật để gỡ điểm nghẽn

Chỉ ra được đặc điểm nhận dạng của văn bản trái pháp luật Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, Quốc hội có 2 quyền năng lớn là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước qua xây dựng pháp luật; và thực hiện chức năng giám sát tối cao. Vậy, “Chúng ta phải tìm được câu trả lời thực sự giám sát đã thể...

Đoàn công tác tỉnh Bắc Giang làm việc tại thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc): Luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành với nhà...

(BBG)- Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), chiều 21/11, đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Hội Liên hiệp Doanh nghiệp (DN, còn gọi là Thương hội) thành phố Thâm Quyến. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Đông Nguyễn Việt Dũng. Tiếp và làm việc với đoàn có...

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng NinhTuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 447,66 km có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại ga Cái Lân thuộc TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tàu liên vận từ ga Kép (Bắc Giang) vận chuyển hàng xuất khẩu đi Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ GTVT...

Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp cao

Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp caoVới làn sóng vốn FDI chất lượng cao không ngừng đổ vào Việt Nam, nhu cầu căn hộ chuẩn chuyên gia ngày càng bùng nổ. Các dự án như VIC Grand Square, với loại hình căn hộ Expert Home chuẩn chuyên gia, đang trở thành chìa khóa quan trọng để không chỉ thu hút mà còn giữ chân nhân sự cấp cao trong dài...

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Tổ chức hoạt động Kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), năm 2024 – Chi tiết...

Sáng ngày 21/11/2024, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã diễn ra hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) với chủ đề “Gốm làng Ngòi – Tinh hoa nghề truyền thống”. Quang cảnh buổi khai mạc Tham dự khai mạc có các ông: Trương Quang Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL; Lưu Xuân Khuyến, nghệ nhân tạo nên thương thương...

Nông sản trong nước và quốc tế quy tụ về AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế – AgroViet 2024 là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành NN&PTNT Việt Nam, được tổ chức thường niên. Năm 2024, Hội chợ được tổ chức với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, được tổ chức trong 04 ngày từ ngày 20 đến 23/11/2024, nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc...

Đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang làm việc tại TP Phật Sơn (Trung Quốc): Đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển

(BBG)- Tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), sáng 20/11, đoàn công tác của tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo thành phố (TP) Phật Sơn. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bạch Đào, Phó Bí thư Thành ủy, Thị trưởng TP Phật Sơn. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Đoàn công tác tỉnh Bắc Giang thăm và làm việc tại Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông và thành phố Quảng Châu (Trung Quốc)

(BBG)- Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ ngày 18 đến 22/11, sáng 19/11, đoàn công tác tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Tưởng Đạt Dũng, Phó Hiệu trưởng Thường trực nhà trường. Cùng dự có Tổng lãnh sự quán...

Tin nổi bật

Tin mới nhất