Powered by Techcity

Về thôn Tây nghe chuyện làm giàu

BẮC GIANG – Trước đây, thôn Tây, xã Tiên Lục (Lạng Giang – Bắc Giang) được xếp vào diện nghèo nhất xã. Người dân phải đi tứ xứ làm thuê kiếm sống, số hộ nghèo chiếm khoảng 80%. Tuy nhiên, mươi năm trở lại đây, do nhanh nhạy học tập kinh nghiệm làm ăn ở nơi khác cùng với sự mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, thôn Tây đã có bước đột phá ngoạn mục thoát nghèo, là điểm sáng trong phát triển kinh tế của địa phương.

Nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao

Khi mặt trời vừa nhô lên khỏi ngọn cây, chúng tôi cùng Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Lục Nguyễn Đình Lâm đến tham quan mô hình sản xuất nấm rơm của gia đình anh Nguyễn Văn Trình. Từ ngoài cổng, có vô số bịch lớn nhỏ đựng nguyên liệu làm nấm. 

tin tức bắc giang, bắc giang, Về thôn Tây, nghe chuyện làm giàu,  đầu tư, trồng cây rau màu, sản xuất kinh doanh,  cơ sở chế biến gỗ

Chị Lê Thị Thanh thu hoạch nấm rơm.

Chị Lê Thị Thanh, vợ anh Trình đon đả nói: “Sáng nay, chồng tôi có chút việc lên huyện, chắc sắp về rồi”. Gia đình chị Thanh đã có thời kỳ rất khó khăn. Năm 1995, vợ chồng chị lấy nhau, được bố mẹ cho ra ở riêng. Năm 2010, anh chị dồn lực đầu tư chăn nuôi lợn quy mô lớn. Tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi ập đến khiến lợn trong chuồng lăn ra chết hàng loạt, gia đình lâm cảnh nợ nần. Hai vợ chồng phải “chạy” vào Tây Nguyên làm thuê kiếm sống.

Mưu sinh nơi đất khách quê người được 3 năm, anh chị quyết định quay về quê lập nghiệp. Năm 2015, học hỏi mô hình trồng nấm ở địa phương, vợ chồng chị Thanh mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư trồng nấm. Lúc đầu chỉ làm nấm sò, quy mô nhỏ lẻ. Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm, anh chị tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô. 

Chị Thanh cho biết: “Đến nay, việc trồng nấm của gia đình thực hiện quy trình hiện đại hơn. Toàn bộ môi trường trồng nấm được đưa vào phòng lạnh, có điều hòa nhiệt độ, giúp nấm phát triển nhanh trong mọi điều kiện thời tiết, chất lượng cũng được bảo đảm”. Gia đình chị Thanh hiện có 25 phòng nấm, sản phẩm chủ yếu là nấm sò, nấm rơm và đông trùng hạ thảo. 

Năm 2021, sản phẩm nấm rơm tươi đã được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP loại 3 sao. Không chỉ làm nấm, gia đình chị Thanh còn tập trung sản xuất các loại rau xanh, rau thơm trồng trong nhà màng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Quy mô sản xuất lớn như vậy, chắc phải thuê thêm nhân công? – Tôi hỏi chị Thanh.

– Chúng tôi thường xuyên thuê 6 lao động, lương bình quân 8-9 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, vào vụ cao điểm, gia đình phải thuê thêm khoảng 5 lao động thời vụ – chị Thanh trả lời.

Đang mải trò chuyện, anh Trình, chồng chị Thanh đỗ ô tô từ ngoài cổng, mở cửa bước vào. Rót nước mời khách, anh Trình khoe: “Tôi vừa ra ngân hàng huyện giải chấp sổ đỏ của gia đình. Vậy là từ nay, số tiền thu được từ trồng nấm, rau xanh, gia đình sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng để dành vốn đầu tư mở rộng sản xuất”. Theo anh Trình, gia đình có dự định mở rộng thêm một khu trồng nấm, quy mô 30 phòng. Đầu ra sản phẩm của nấm rất ổn định; trung bình mỗi năm, gia đình anh thu lãi từ 500 – 700 triệu đồng.

Chia tay vợ chồng chị Thanh, chúng tôi cho xe chạy theo con đường bê tông phẳng phiu ra những cánh đồng thôn Tây. Năm nay thời tiết thất thường, tháng 11 vẫn nắng chang chang, nhiệt độ dao động từ 29 -30 độ C. Tại đây, chúng tôi bắt gặp ông Nguyễn Đức Pha, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân của thôn đang chăm sóc vườn quất sai trĩu quả. Ông Pha cho hay: “Đây là cây thoát nghèo, làm giàu của gia đình. Các thương lái đến tận ruộng thu mua với giá 15 nghìn đồng/kg. Bình quân mỗi năm, một sào quất cho thu nhập hơn 100 triệu đồng”.

Gia đình ông Pha có 5 sào chuyên trồng quất lấy quả bán ra thị trường. Số diện tích này được gia đình dồn đổi ruộng cho các hộ khác để thuận tiện canh tác.Trước kia, gia đình ông nghèo lắm. Ông phải đi làm thuê khắp nơi, lúc thì sang Quảng Ninh đào than, khi thì về Hải Dương làm quất… Thấy nhu cầu quả quất ngày càng cao, cách đây 10 năm, ông Pha trở về quê mạnh dạn đầu tư trồng quất lấy quả. Đến nay, gia đình đã trở thành hộ khá của thôn, xây được nhà vườn kiểu dáng hiện đại.

Thôn Tây còn có nhiều hộ đã thoát nghèo, giàu lên nhờ biết cách vừa thâm canh cây rau màu, vừa đứng ra thu mua nông sản cho bà con trong vùng. Cả thôn có 5 ha diện tích chuyên trồng cây rau màu các loại, trong đó chủ yếu là dưa chuột, đỗ long châu, ngô nếp. Mùa nào thức ấy, các loại rau màu làm ra đều được các điểm cân của thôn tiêu thụ hết, không lo ế hàng.

Đại công xưởng chế biến gỗ

Về thôn Tây, chúng tôi còn ngỡ ngàng bởi nơi đây như một đại công xưởng chế biến gỗ các loại. Tại một cơ sở chế biến gỗ nằm cạnh đường nhánh của thôn, anh Nguyễn Đình Hướng, chủ cơ sở sản xuất cho biết: “Xưởng của gia đình tôi chuyên làm ván cốt pha định hình cung cấp cho các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm chủ yếu là hàng cao cấp, được làm từ gỗ thông”.

tin tức bắc giang, bắc giang, Về thôn Tây, nghe chuyện làm giàu,  đầu tư, trồng cây rau màu, sản xuất kinh doanh,  cơ sở chế biến gỗ

Anh Nguyễn Đình Hướng (ngoài cùng bên trái) cùng công nhân vận hành máy xẻ gỗ của gia đình.

Gia đình anh Hướng theo đạo Công giáo. Bố mất sớm, mẹ anh một mình nuôi 5 người con. Anh Hướng là con cả trong gia đình, phải bỏ học giữa chừng để đi làm thuê kiếm sống khắp nơi. Anh Hướng nhớ lại: “Từ năm 2000 trở về trước, mỗi khi đến kỳ giáp hạt, nhiều bữa gia đình tôi không đủ cơm để ăn, lấy rau muống, củ sắn ăn trừ. Trồng sắn, củ chưa kịp già đã bới lên chọn củ to ăn trước, củ bé vùi lại đợi lớn ăn sau”.

Bằng ý chí, nghị lực của bản thân, sau nhiều năm đi làm thuê, năm 2015, vợ chồng anh mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở xưởng chế biến gỗ. Mấy năm nay, trung bình mỗi năm thu lãi vài trăm triệu đồng. Hiện tại, vợ chồng anh còn thuê thêm 3- 4 lao động với mức lương hơn 10 triệu đồng/người/tháng. Ngôi nhà cấp 4 lụp xụp của gia đình, nay đã được thay bằng ngôi nhà kiên cố kiểu dáng biệt thự tọa lạc trên sườn đồi quanh năm gió mát.

Vừa ngồi nhâm nhi chén nước trà, ông Hoàng Viết Trạm, Trưởng thôn Tây, cũng là người theo đạo Công giáo nhẩm tính, cả thôn hiện có 21 cơ sở chuyên sản xuất, chế biến gỗ các loại, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn, thành lập công ty, HTX, như các hộ gia đình ông: Nguyễn Đình Đảm, Nguyễn Đình Tỏ, Nguyễn Đình Cừ, Nguyễn Đức Cần, Hoàng Văn Doãn… Tính chung cả thôn, mỗi năm doanh thu từ sản xuất, kinh doanh chế biến gỗ ước đạt hàng trăm tỷ đồng. Không những vậy, từ nghề này cũng tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 100 lao động của thôn và vùng lân cận.

tin tức bắc giang, bắc giang, Về thôn Tây, nghe chuyện làm giàu,  đầu tư, trồng cây rau màu, sản xuất kinh doanh,  cơ sở chế biến gỗ

Một góc thôn Tây.

Trong suốt thời gian cùng chúng tôi đi thăm các hộ làm kinh tế giỏi, đồng chí Nguyễn Đình Lâm thỉnh thoảng lại tỏ vẻ thán phục: “Thôn Tây xưa nghèo lắm, nay kinh tế khá nhất xã rồi”. 

Theo ông Lâm, sự nghèo khó của thôn Tây trước kia chủ yếu bởi đông con, không có vốn làm ăn nên họ phải ra ngoài kiếm sống. Khi Nhà nước có cơ chế tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển sản xuất, người dân thôn Tây thức thời đem kiến thức, kinh nghiệm học được từ khắp nơi về mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Chẳng mấy chốc các gia đình có của ăn của để, trở thành hộ khá, giàu.

Được biết, thôn Tây là thôn cổ của xã, có dân số đông với 454 hộ, 2.100 nhân khẩu, sinh sống trên 4 quả đồi nằm kề nhau, trong đó 80% theo đạo Công giáo. Với đức tính cần cù lao động, nhanh nhạy trong sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân thôn Tây ngày càng được nâng lên rõ rệt. Số nhà tầng kiên cố chiếm đến 70%; số hộ khá và giàu cũng chiếm khoảng 80%. 

Không chỉ làm kinh tế giỏi, người dân thôn Tây còn luôn biết giữ gìn nét văn hóa truyền thống, xây dựng mối đoàn kết lương giáo hòa thuận; chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhiều năm nay, thôn không có người dân mắc tệ nạn xã hội; cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà văn hóa cũng được đầu tư xây dựng khang trang. Thôn Tây đang từng ngày đổi mới vươn lên, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Bài, ảnh: Đỗ Thành Nam

 

Từ gian khó vươn lên làm giàu

BẮC GIANG – Cần cù, chịu khó, không cam chịu đói nghèo, chị Vi Thị Mạnh (SN 1994), dân tộc Nùng, thôn Hợp Thành, xã Phú Nhuận (Lục Ngạn) là điển hình phụ nữ dân tộc thiểu số nỗ lực thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, là tấm gương để chị em phụ nữ học tập.

 

Nữ giám đốc năng động làm giàu

BẮC GIANG – Sau nhiều năm xuất khẩu lao động, chị Nông Thị Lợi (SN 1984), dân tộc Nùng, thôn Thanh Văn 1, xã Tân Hoa (Lục Ngạn) về quê lập nghiệp. Hiện với vai trò Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ Kiên Phong, chị tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

 

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp: Động lực giúp hội viên làm giàu

BẮC GIANG – Triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (gọi tắt là Đề án 939), các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh. Từ đó giúp hàng nghìn phụ nữ tự chủ kinh tế, làm giàu cho bản thân, tạo việc làm cho nhiều lao động.

 

Thi đua giỏi làm giàu

(BGĐT)- Đại hội đại biểu Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đang diễn ra. Trong báo cáo đánh giá công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ vừa qua, một trong những nội dung trọng tâm được các cấp hội tích cực chỉ đạo thực hiện, hội viên hăng hái tham gia, có hiệu quả và đi vào chiều sâu. Đó là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

 

Ông Nguyễn Văn Mùi – Tỷ phú nông dân bám ruộng làm giàu

(BGĐT) – Từng hai lần rời quê hương đi làm ăn xa, nhưng cuối cùng ông Nguyễn Văn Mùi ở thôn Liễu Đê, xã Tân Liễu (Yên Dũng – Bắc Giang) lại lựa chọn trở về. Trên chính đồng đất, mảnh ruộng quê mình, ông đã thành công với mô hình nuôi vịt an toàn sinh học, thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.

 

tin tức bắc giang, bắc giang, Về thôn Tây, nghe chuyện làm giàu, đầu tư, trồng cây rau màu, sản xuất kinh doanh, cơ sở chế biến gỗ

Nguồn

Cùng chủ đề

Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất

Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuấtMặc dù các khu công nghiệp đều cơ bản thu dọn, đảm bảo an toàn cho người lao động đến làm việc, nhưng tình trạng tiêu thoát nước chậm khiến một số khu công nghiệp bị ùn ứ nước cục bộ. Cho tới thời điểm này, báo cáo về tình hình thiệt hại, ảnh hưởng do Bão số 3 gây ra của Ban quản...

Một DN ở Bắc Giang vừa được công nhận ưu tiên về hải quan

Chiều 11.9, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ công bố quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận doanh nghiệp ưu tiên đối với Công ty TNHH Luxshare – ICT Vân Trung, Khu công nghiệp Vân Trung, thị xã Việt Yên (Bắc Giang). Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 2013 công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với Công ty...

Cầu dây văng 1.500 tỷ nối Bắc Giang – Hải Dương sắp thông xe kỹ thuật

Hiện tại, các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Đồng Việt, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào đầu tháng 9, vượt tiến độ gần 4 tháng so với kế hoạch (24/12/2024). Ông Nguyễn Đình Thắng – Chỉ huy phó điều hành liên danh Dự án cầu Đồng Việt cho biết, thời điểm này, công trình cầu và đường dẫn lên cầu được thi công bảo đảm tiến độ. Các nhà thầu tập trung thi công...

Khởi nghiệp trên nền tảng số

Tăng hiệu quả quản lý, kinh doanh Thời gian qua, nhiều ĐVTN đã ứng dụng công nghệ trong quản lý, quản trị hoạt động sản xuất, kinh doanh; bán hàng trên sàn thương mại điện tử… mang lại hiệu quả. Điển hình như mô hình cho thuê sân bóng cỏ nhân tạo của gia đình chị Nguyễn Thị Yến (SN 1996) ở thị trấn Nham Biền (Yên Dũng). Mô hình hoạt động từ năm 2017 đáp ứng nhu cầu có...

‘Đà Lạt thu nhỏ’ cách Hà Nội 100km, khách tới săn mây, cắm trại giữa rừng

Với cảnh đẹp hoang sơ, không khí dễ chịu, khu vực thảo nguyên với hồ trong rừng ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách tới trekking, săn mây, tận hưởng không gian xanh mát như “Đà Lạt thu nhỏ”. Nằm cách Hà Nội khoảng 100km, thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn) là điểm đến mới nổi trên bản đồ du lịch tỉnh Bắc Giang...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế ...

Cùng chuyên mục

Công nhận đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 18/9/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 868/QĐ-BXD công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV. Theo Quyết định, đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) với diện tích 205,99 km². Trong đó, khu vực nội thị gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Thị trấn Thắng, thị...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 5175/UBND-KTN yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở...

Bắc Giang tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công điện số 9/CĐ-CT yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các...

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương: Không để bị động, bất ngờ trước thiên tai

(BBG)- Bão số 3 là cơn bão lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại miền Bắc. Ở tỉnh Bắc Giang, công tác ứng phó với bão và hoàn lưu sau bão được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả nên đã giảm thiểu thiệt hại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Xung quanh nội dung này, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đến thăm, động viên và hỗ trợ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại...

Sáng 14/9, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và ủng hộ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tiếp đoàn có các đồng chí: Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Đức Cảnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Dương Ngọc Chiên - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Hội nghị chuyên đề UBND tỉnh Bắc Giang tháng 9/2024: Thảo luận, thông qua một số dự thảo văn bản

Sáng 18/9, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị chuyên đề tháng 9 năm 2024. Đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Ô Pích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội...

Ban Dân vận Trung ương và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão...

Chiều 13/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Bùi Thị Hòa - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, động viên và tặng quà người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...

Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm

(BBG)- Đến sáng 13/9, nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Theo Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang, đến 9 giờ sáng nay (13/9), nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương còn 6,9m, trên báo động 3, giảm 32 cm so với một ngày trước đó. Mực nước trên sông Cầu đo tại Trạm Đáp Cầu là 7,63m,...

Sự cố tại Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Nhờ lực lượng chức năng cùng người dân xuyên đêm tham gia khắc phục nên khoảng 4 giờ sáng 13/9, sự cố tại bể xả Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn. Vị...

Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê trên các sông

Chiều 12/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích - Phó Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để đánh giá tình hình mưa, lũ, hệ thống đê điều và phương án hộ đê trong tỉnh. Dự tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan, đơn vị và một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất