Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cử tri kỳ vọng nhiều hơn nữa đối với Chính phủ

Ngày 4/11, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10 năm 2023 để đánh giá tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2023; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và một số nội dung quan trọng khác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Cử tri kỳ vọng, Chính phủ, thành viên Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2023. 

Dự Phiên họp còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo một số Ban của Đảng và Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, tháng 10 vừa qua đi với rất nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại quan trọng, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, hoạt động đối ngoại sôi động…

“Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước mong muốn và kỳ vọng nhiều hơn nữa đối với Chính phủ và thành viên Chính phủ. Do đó, Chính phủ, các thành viên Chính phủ đã quyết tâm rồi thì quyết tâm hơn nữa, cố gắng rồi thì cố gắng hơn nữa, đoàn kết rồi thì đoàn kết hơn nữa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đem đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân”, Thủ tướng yêu cầu.

Cũng trong tháng 10, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi với các yếu tố rủi ro gia tăng về cả kinh tế, chính trị, xã hội, tác động lớn trên quy mô toàn cầu như: hậu quả dịch Covid-19 kéo dài; xung đột tại Ukraine và tại Dải Gaza khó đoán định; lạm phát ở nhiều nước vẫn neo ở mức cao; biên độ giá cả lương thực và năng lượng dao động lớn; nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy cục bộ; thương mại và đầu tư toàn cầu sụt giảm; nợ công toàn cầu tăng mạnh; kinh tế thế giới phục hồi chậm và không đều… Ở trong nước, triển khai các nhiệm vụ trong bối cảnh nền kinh tế chịu “tác động kép” từ các yếu tố bất lợi bên ngoài và các hạn chế, tồn tại kéo dài nhiều năm.

Trong bối cảnh đó, nhờ có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 tiếp tục đạt kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, duy trì xu hướng tháng sau tốt hơn tháng trước, cơ bản đạt mục tiêu tổng quát.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt. An sinh xã hội, đời sống người dân được bảo đảm. Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín và vị thế quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc.

Chỉ còn gần 2 tháng nữa là kết thúc năm 2023, để hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2023 như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo là “Năm 2023 phải đạt kết quả tốt hơn năm 2022” còn rất nhiều việc phải làm. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ đánh giá tình hình, phân tích kỹ kết quả, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đặc biệt là đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp đột phá, trọng tâm để phấn đấu đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2023 như đã đề ra.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2023 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 3,6% so với cùng kỳ, bình quân 10 tháng tăng 3,2%. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 86,3% dự toán năm. Nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 10 tăng 5,6% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 56,74% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ về tỷ lệ và số giải ngân tuyệt đối.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều khởi sắc. Sản xuất công nghiệp tăng khá; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 4,1% so với cùng kỳ (trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 4,9%), nhiều địa bàn công nghiệp trọng điểm phục hồi hoặc duy trì đà tăng nhanh. Khách quốc tế đến nước ta tháng 10 đạt 1,1 triệu lượt người, tính chung 10 tháng đạt gần 10 triệu lượt người, gấp 4,2 lần cùng kỳ.

Trong tháng 10, có hơn 15,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 5,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; tính chung 10 tháng, có trên 183,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước thực hiện 10 tháng ước đạt 65,8% kế hoạch, tăng 22,6%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 10 tháng đạt hơn 25,76%, tăng 14,7%; FDI thực hiện 10 tháng đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 2,4%.

Nhiều công trình, dự án trọng điểm được khởi công, đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả. Các tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá tích cực về triển vọng phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Công tác an sinh xã hội được triển khai kịp thời, hiệu quả; bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân. Thị trường lao động tiếp tục phục hồi, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 10 tăng so với tháng trước.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật được đẩy mạnh; tích cực, chủ động chuẩn bị, bảo đảm tiến độ, chất lượng các báo cáo, đề án, dự án Luật, Nghị quyết trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII và Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi số, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tăng cường; kỷ luật, kỷ cương hành chính và hoạt động công vụ được tiếp tục chấn chỉnh. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Hoạt động đối ngoại được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả và đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo thuận lợi và cơ hội mới cho phát triển kinh tế – xã hội và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức như: tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra; lạm phát vẫn chịu nhiều sức ép; thu ngân sách Nhà nước giảm so cùng kỳ; thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản đã được cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng; hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; nhiều cơ quan, địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình; thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển… diễn biến phức tạp, gây thiệt hại về người và tài sản; tai nạn giao thông, cháy nổ, tình hình tội phạm ở một số địa bàn; bạo lực học đường…

Tại Phiên họp, các thành viên Chính phủ thảo luận đánh giá tình hình, nêu rõ những việc đã làm được và chưa làm được; nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm; giải pháp trọng tâm, đột phá để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.

Nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

BẮC GIANG – Ngày 2/11, tại TP Bắc Giang, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội thảo với chủ đề: Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong điều kiện mới khu vực Đông Bắc năm 2023. Đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì hội thảo.

 

Theo TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Cử tri kỳ vọng, Chính phủ, thành viên Chính phủ

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra các dự án hạ tầng tại Bắc Ninh

Đường xong ngày nào, người dân hưởng lợi ngày đó Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội dài 112 km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh được khởi công đồng loạt ngày 25/6/2024. Đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh có tổng chiều dài là 35,3 km, đi qua 3 huyện Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và thành phố Bắc Ninh; trong đó, đoạn tuyến vành đai 4 dài khoảng 25,6...

Nhanh chóng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh

NDO – Sáng 15/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cùng dự tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến vùng lũ ngập sâu nhất ở Bắc Giang

Tại xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi xuồng vào khu dân cư bị cô lập do nước lũ gây ra. Tại đây, Thủ tướng đã động viên nhân dân các xã Tam Đa và xã Vạn An, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, xã Tiên Sơn và xã Vân Hà, thị xã Việt Yên tỉnh Bắc Giang, đồng thời đề nghị chính quyền địa phương hai tỉnh di dời người dân đến nơi an toàn,...

Thủ tướng: Kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đời sống người dân sau bão

  Phát biểu mở đầu hội nghị trực tuyến tới 26 tỉnh, thành phố, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bão Yagi đã hoành hành trên đất liền hơn 1 ngày, gây hậu quả nghiêm trọng. Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả sau bão Hoàn lưu bão sẽ tiếp tục gây mưa lũ, nhất là tại các tỉnh miền núi phía bắc. Hội nghị này nhằm đánh giá tình hình, công tác dự báo, công tác tuyên truyền, vận động,...

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

NDO – Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương....

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang: Nghiêm cấm chạy chọt nhân sự Đại hội Đảng các cấp

TPO - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu nhấn mạnh, nghiêm cấm việc chạy chọt, nịnh nọt, tranh thủ lấy lòng, phe cánh, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp trong tỉnh. Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa tổ chức hội nghị quán triệt các văn bản về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Tại...

Thị trường đi ngang, giao dịch quanh mốc 61,8.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 10/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 8/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Tháng 10 và 10 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang đã cơ bản phục hồi sau thiên tai bão lụt và đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển năm 2024 dù còn nhiều khó khăn song nhìn chung đảm bảo tiến độ, kinh tế của tỉnh tiếp tục có nhiều điểm sáng. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao 27,16% so với cùng...

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Gần 350 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”

Hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo" năm 2024, đến ngày 6/11, Ban Vận động quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận gần 350 triệu đồng từ 13 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đối tượng vận động ủng hộ Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024 và Chương trình an sinh xã hội năm 2025 là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, vận động người lao...

Tập trung rà soát, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các mục tiêu năm 2024

Sáng 05/11, đồng chí Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ UBND tỉnh tháng 10/2024. Dự hội nghị có đồng chí Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí thành viên UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Kinh tế - xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực Theo...

Hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 10/2024

Ngày 31/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí tháng 10/2024. Đồng chí Giáp Ngọc Giang - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan, cơ quan báo chí của tỉnh; đại diện các phóng viên báo chí của địa phương và thường trú tại tỉnh. Theo báo cáo tại hội nghị, thời gian qua,...

Bắc Giang giành giải Nhì toàn đoàn về thể thao tại ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng...

(BBG)- Tham gia ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024, đoàn Bắc Giang giành 12 Huy chương Vàng (HCV); 2 giải B; 8 giải C ở các nội dung thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch. Chiều 4/11, tại TP Lạng Sơn, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức bế mạc ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông...

Bắc Giang: Đẩy mạnh giảm nghèo thực chất, thoát nghèo bền vững

Năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo và hộ cận nghèo. Những nỗ lực này không chỉ nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm  Theo kết quả điều tra thống kê hộ nghèo tại...

Bắc Giang: 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú”

(BBG)- Chủ tịch nước vừa quyết định phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” cho 953 cá nhân, trong đó tỉnh Bắc Giang có 11 cá nhân được phong tặng danh hiệu cao quý này. 11 cá nhân của Bắc Giang được phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” gồm 7 bác sĩ, 2 dược sĩ và 2 điều dưỡng. Bác sĩ Nghiêm Tam Dương (ngoài cùng bên phải), Trưởng Khoa Ngoại thận - Tiết niệu - Lọc máu (Bệnh...

Hỗ trợ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công

(BBG)- Thực hiện chương trình chuyển đổi số,Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ thanh toán trực tuyến của tỉnh đối với dịch vụ công. Hiện nay, Cổng Dịch vụ công tỉnh Bắc Giang và Cổng Dịch vụ công quốc gia đã liên kết dữ liệu. Bởi...

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang họp phiên thường kỳ thứ 30

Sáng 28/10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức phiên họp thường kỳ thứ 30. Đồng chí Lâm Thị Hương Thành - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phiên họp. Cùng dự có các đồng chí: Mai Sơn - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh; một số sở, ban, ngành, địa phương và các...

Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu

Những cung đường bình yên, khang trang, sạch đẹp từ chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: VGP/Thiện Tâm. Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang luôn được cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị nỗ lực triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực, được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng. Từ đó, đời sống người dân, diện mạo nông...

Bắc Giang nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức lễ phát động ủng hộ kinh phí quyết tâm xóa 100% số nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình người có công bằng nguồn xã hội hóa trong năm 2024. Đến nay, chương trình đã thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất