Powered by Techcity

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Sẽ triển khai đồng bộ 6 nội dung của chế độ tiền lương mới

Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) vừa qua đã thảo luận về lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới, cụ thể hóa Nghị quyết số 27 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024. Nội dung này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến tại phiên họp thứ 27 đang diễn ra.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, triển khai đồng bộ , 6 nội dung, chế độ tiền lương mới

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Trao đổi với giới báo chí, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cả nước đã tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024 – 2026.

Sắp xếp lại chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm cơ cấu tiền lương mới

Hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức đang mong đợi cải cách chính sách tiền lương. Thưa Bộ trưởng, chế độ tiền lương mới trong khu vực công sẽ có thay đổi như thế nào?

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế – xã hội; là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII nêu rõ quan điểm: tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động. Việc thực hiện cải cách tiền lương góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, ổn định nguồn nhân lực trong khu vực công.

Căn cứ nội dung cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gồm 6 nội dung.

Trong đó, hệ thống bảng lương mới được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, gồm 5 bảng lương: 1 bảng lương chức vụ, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp công lập) từ Trung ương đến cấp xã; 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Cùng với đó, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm cơ cấu tiền lương mới, gồm: Lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp). Hoàn thiện chế độ nâng lương đồng bộ với ban hành bảng lương mới.

Một nội dung quan trọng để bảo đảm tính khả thi là nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương mới.

Nội dung cuối cùng là quản lý tiền lương và thu nhập; trong đó xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện; áp dụng tiền lương tăng thêm; khoán quỹ tiền lương.

Có thể nói, chưa bao giờ chính sách tiền lương được xây dựng một cách bài bản, toàn diện với nhiều nội dung đột phá như vậy.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn của nền kinh tế, chưa có điều kiện thực hiện cải cách tiền lương, căn cứ chỉ đạo của Trung ương và Quốc hội, Chính phủ đã hai lần điều chỉnh mức lương cơ sở vào năm 2019 và 2023, nhằm giảm bớt khó khăn trong đời sống của người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước.

So với năm 2018, trước khi có Nghị quyết số 27 thì mức lương cơ sở đã được điều chỉnh tăng thêm 29,5%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố và mức tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp (17,74%).

Xin Bộ trưởng cho biết lộ trình thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công?

Chúng tôi tham mưu cho Chính phủ để trình các cấp có thẩm quyền dự kiến từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện chế độ tiền lương mới đồng bộ, thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị theo đúng Nghị quyết số 27.

Giai đoạn sau năm 2024, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh các mức lương trong các bảng lương tăng thêm để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi đạt mục tiêu của Nghị quyết này.

Để thực hiện các nội dung theo chế độ tiền lương mới, theo ước tính của Bộ Tài chính, kinh phí ngân sách phải chi tăng thêm cho cải cách tiền lương khu vực công rất lớn. Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 – 2026 là gần 500 nghìn tỷ đồng.

Với số ngân sách này, Chính phủ sẽ triển khai đồng bộ được 6 nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27.

Tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương

Như vậy nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương là rất lớn. Người dân đang rất quan tâm đến bài toán “tiền đâu để tăng lương”. Bộ trưởng có thể thông tin về vấn đề này?

Đây là vấn đề rất quan trọng, mang tính chất quyết định việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương. Nguồn lực để thực hiện chính sách tiền lương là rất lớn, vì vậy, ngay trong Nghị quyết 27, Trung ương đã yêu cầu “quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương”.

Và ngay từ năm 2018, các bộ ngành, địa phương đã chuẩn bị nguồn để cải cách tiền lương. Đó là nguồn từ việc cơ cấu lại chi ngân sách trong từng lĩnh vực, 40% tăng thu của ngân sách trung ương (áp dụng từ 2018), 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương (áp dụng từ 2019).

Ngoài ra, nguồn tiền từ 10% tiết kiệm chi thường xuyên; từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế… cũng được dùng để cải cách tiền lương.

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực vượt bậc của Bộ Nội vụ trong việc hoàn thiện thể chế liên quan đến tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, đến nay, cả hệ thống chính trị chúng ta đã giảm được gần 11% biên chế công chức và giảm gần 15% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 49,7% cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã so với năm 2015.

Nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy rất mạnh mẽ và giảm gần 8.000 đơn vị sự nghiệp công lập, tinh gọn đầu mối tổ chức hành chính từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua mà biên chế giảm đáng kể. Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính từ năm 2017 đến nay, việc sắp xếp tổ chức bộ máy và giảm biên chế đã tiết kiệm chi ngân sách nhà nước gần 35.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, thời gian gần đây, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đã “thắt lưng, buộc bụng”, đến nay, cả nước đã tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong các năm 2024 – 2026.

Hiện nay, Bộ Tài chính đã chủ động bố trí nguồn cải cách tiền lương theo yêu cầu của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ. Đây là sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và sự nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành Trung ương, địa phương với quyết tâm rất cao để tạo nguồn lực cho cải cách tiền lương trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

Chúng ta cần làm gì để giải bài toán nguồn kinh phí lâu dài hướng đến mục tiêu tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp như Nghị quyết số 27 đề ra, thưa Bộ trưởng?

Để bảo đảm lộ trình cải cách tiền lương bền vững, đạt được mục tiêu đề ra, có nhiều việc phải làm cả trước mắt và lâu dài; đặc biệt làm sao để “miếng bánh” ngân sách dành cho tiền lương lớn lên và số người hưởng ngân sách ở mức hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân. Chúng ta sẽ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi khác ngoài lương, đồng thời tinh gọn tổ chức bộ máy, gắn với tinh giản biên chế ở mức hợp lý.

Bên cạnh thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, theo tôi, các cơ quan cũng cần tiếp tục tăng thu, tiết kiệm chi và xây dựng giải pháp căn cơ về tạo nguồn cho cải cách chính sách tiền lương. Trong đó, cần xác định xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Hoàn thiện thể chế công vụ, bảo đảm trả lương theo chức danh lãnh đạo, vị trí việc làm…

Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; trong đó tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp; tinh giản biên chế đúng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII…

Tôi hy vọng với sự quan tâm của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội và chuẩn bị kỹ lưỡng của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, chúng ta sẽ đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, đáp ứng sự mong chờ của hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bấy lâu nay.

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

 

Theo TTXVN

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, triển khai đồng bộ , 6 nội dung, chế độ tiền lương mới

Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Nội vụ thông tin mới về sáp nhập huyện, xã trên cả nước đến 2025

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: GIA HÂN Bộ Nội vụ đang dự thảo báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của ngành. 53 tỉnh, thành phố đã hoàn thiện phương án tổng thể Liên quan việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 – 2025, bộ nêu rõ đã chủ động đôn đốc các địa phương khẩn trương...

Sáp nhập 33 huyện và 1.327 đơn vị hành chính cấp xã trước tháng 10/2024

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sau khi tổng rà soát, cả nước có 58 tỉnh sắp xếp 33 huyện và 1.327 đơn vị hành chính cấp xã và hoàn thành trước tháng 10/2024.Chiều 7/11, tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) nêu: Nghị quyết số 117 của Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 với thời gian...

Cùng tác giả

Bắc Giang giành 3 Huy chương giải vô địch Boxing toàn quốc năm 2024 – Chi tiết tin tức

Giải vô địch Boxing toàn quốc năm 2024 vừa kết thúc tại Nhà thi đấu đa năng TP Cần Thơ, do Liên đoàn Quyền anh Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức. VĐV Hoàng Duy Hùng (Bắc Giang, bục số 1) nhận HCV tại giải Tham dự có 351 VĐV đến từ 38 tỉnh, thành, ngành trong cả nước. Các VĐV được chia thành 2 nhóm lứa tuổi 17 -...

Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang dự kiến phân bổ 55 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương trong tỉnh bị thiệt hại bởi...

Để kịp thời phân bổ nguồn vận động hỗ trợ cho các địa phương khắc phục hậu quả của thiên tai, sáng 20/9, Ủy ban MTTQ - Ban Vận động Cứu trợ tỉnh Bắc Giang tổ chức họp bàn, xem xét, dự kiến mức phân bổ kinh phí (đợt 2), hiện vật từ nguồn ủng hộ, tài trợ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra và thống nhất một số nội dung quan trọng khác...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 – Chi...

Ngày 19/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức phát động ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tại đây, đồng chí Đỗ Tuấn Khoa, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Sở VHTTDL nhấn mạnh, bão số 3 và ngập lụt sau bão gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào các tỉnh phía Bắc, trong đó có Bắc Giang. Hàng nghìn người dân trong vùng bị thiên tai...

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Cùng chuyên mục

Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang dự kiến phân bổ 55 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương trong tỉnh bị thiệt hại bởi...

Để kịp thời phân bổ nguồn vận động hỗ trợ cho các địa phương khắc phục hậu quả của thiên tai, sáng 20/9, Ủy ban MTTQ - Ban Vận động Cứu trợ tỉnh Bắc Giang tổ chức họp bàn, xem xét, dự kiến mức phân bổ kinh phí (đợt 2), hiện vật từ nguồn ủng hộ, tài trợ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra và thống nhất một số nội dung quan trọng khác...

Bắc Giang: Tiếp nhận trên 48,9 tỷ đồng ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 10/9 Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang đã kêu gọi vận động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Đến ngày 16/9, tỉnh đã tiếp nhận trên 48,9 tỷ đồng. Cụ thể, đến 16 giờ ngày 16/9, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tiếp nhận hơn 44,5 tỷ đồng, Hội chữ thập đỏ tỉnh...

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

(BBG)- Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3. *Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh chỉ đạo 17 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hơn 1,8 nghìn công...

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, hỗ trợ ngành Y tế Bắc Giang khắc phục hậu quả bão số 3

(BBG)- Ngày 16/9, Đoàn công tác Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn về thăm, hỗ trợ khắc phục hậu quả sau mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Làm việc với đoàn, về phía tỉnh Bắc Giang có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Y tế và huyện Yên Dũng. Các đại biểu dự buổi làm việc. Theo tổng hợp của Sở Y tế Bắc Giang, do ảnh hưởng của...

Ủy ban MTTQ tỉnh hỗ trợ hộ dân bị sập nhà do bão

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Ngày 10/9, đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn đến thăm hỏi, động viên gia đình chị Vi Thị Thanh (SN 1988), dân tộc Nùng, ở thôn Khuôn Kén, xã Tân Sơn...

Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3

Sáng 13/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Giang tổ chức phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3. Tham dự có toàn thể cán bộ, lãnh đạo, đoàn viên, người lao động LĐLĐ tỉnh. Tại buổi phát động, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Văn Cảnh cho biết, những ngày qua, cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản của Nhân dân các tỉnh,...

Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Sáng 13/9, Công đoàn Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Các đồng chí: Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh, Lê Ô Pích - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng UBND tỉnh dự và tham gia ủng hộ. Tại lễ phát động, đồng chí...

Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Sáng 13/9, Công đoàn Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức phát động ủng hộ Nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Dự lễ phát động có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Công Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo,...

Gần 300 VĐV dự Giải Vô địch Jujitsu quốc gia năm 2024 tại Bắc Giang

(BBG)- Sáng 12/9, tại Nhà Thi đấu Thể thao tỉnh Bắc Giang, Liên đoàn Jujitsu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Bắc Giang tổ chức khai mạc Giải Vô địch Jujitsu quốc gia năm 2024. Tham dự Giải có gần 300 vận động viên (VĐV) đến từ 28 đoàn thuộc các tỉnh, thành phố và ngành có phong trào Jujitsu phát triển mạnh. Các VĐV thi đấu ở nội dung: Newaza Gi, Newaza NoGi, Fighting, Contact,...

Bắc Giang thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương” trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch nhằm quán triệt, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024-2025 nhằm củng cố, nâng cao chất lượng; làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục các cấp; các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất