Powered by Techcity

Nguy cơ thiếu điện trong dài hạn

Ngành năng lượng ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu, nhiều dự án nguồn điện lớn chậm hoặc dừng, nên khả năng thiếu điện tới 2050 là hiện hữu.

Nguy cơ thiếu điện, Ngành năng lượng, dự án nguồn điện

Ảnh minh họa

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa hoàn thành báo cáo giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng 2016-2021.

Theo báo cáo này, sản lượng điện sản xuất hàng năm tăng, năm sau cao hơn năm trước và hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định. Chẳng hạn, năm 2020, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 247 tỷ kWh, tăng 1,5 lần so với năm 2015 (163,8 tỷ kWh). Điện thương phẩm tiêu thụ cũng tăng 1,5 lần so với 2015, đạt gần 217 tỷ kWh. Với mức này, sản lượng điện thương phẩm bình quân đầu người tăng 1,42 lần trong 5 năm.

Tuy nhiên, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra nhiều tồn tại trong phát triển năng lượng khiến mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia đối mặt nhiều thách thức. Nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Tài nguyên năng lượng sơ cấp Việt Nam ngày càng cạn kiệt khi thủy điện cơ bản đã khai thác hết; sản lượng dầu và khí ở một số mỏ lớn suy giảm nhanh.

Cung và cầu năng lượng trong nước mất cân đối, nguồn phát điện giữa các vùng và một số dự án nguồn điện chậm vận hành (Na Dương II, Quỳnh Lập I, Cẩm Phả III; chuỗi dự án khí – điện Cá Voi Xanh, LNG Thị Vải, LNG Sơn Mỹ) hoặc dừng triển khai. Những tồn tại này dẫn tới tình trạng thiếu điện ở miền Bắc trong tháng 5 và 6/2023. Tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) tại báo cáo công bố hồi tháng 8, Việt Nam thiệt hại khoảng 1,4 tỷ USD do thiếu điện, tương đương khoảng 0,3% GDP.

Nguy cơ thiếu điện, theo đoàn giám sát, còn có thể kéo dài trong ngắn – trung và dài hạn tới 2050. Trong khi đó, theo các chuyên gia, miền Bắc có nguy cơ tiếp tục thiếu điện khi hai năm tới chưa có nguồn mới nào được bổ sung, vận hành.

Nguy cơ thiếu điện tái diễn, nhất là vào 2024-2025 cũng được EVN nêu trong một báo cáo gửi Bộ Công Thương gần đây. Tập đoàn này dự báo năm 2024 “cơ bản đủ điện”, nhưng năm 2025 miền Bắc có thể thiếu trên 3.630 MW và sản lượng khoảng 6,8 tỷ kWh trong cao điểm mùa khô (tháng 5-7) do các nguồn điện mới vào vận hành rất ít, chủ yếu rơi vào thời điểm cuối năm. Ngoài đẩy nhanh các dự án nguồn, lưới điện để đưa điện ra Bắc, EVN đề xuất đẩy nhanh mua điện từ Lào.

Đoàn giám sát cũng chỉ ra chính sách giá điện còn nhiều bất hợp lý về cơ cấu phát điện, chưa bảo đảm minh bạch. Các tín hiệu thị trường ở khâu phát điện chưa được phản ánh đầy đủ ở giá điện áp dụng cho hộ tiêu dùng cuối cùng. Giá điện được điều chỉnh, nhưng chưa bù đắp được chi phí đầu vào và đảm bảo lợi nhuận hợp lý của doanh nghiệp.

Cơ cấu biểu giá bán lẻ thực hiện theo Luật Điện lực chưa phù hợp với thực tế tiêu thụ điện của các nhóm khách hàng, cũng chưa có lộ trình cụ thể để áp dụng giá điện hai thành phần.

“Giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn mức giá của nhóm khách hàng là hộ sản xuất, kinh doanh, tức là vẫn tồn tại bù chéo. Việc này chưa phù hợp mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các ngành, lĩnh vực sản xuất thâm dụng điện”, báo cáo nêu.

Với lĩnh vực truyền tải điện, giá dịch vụ này quá thấp, 79,09 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), không thu hút được nhà đầu tư làm dự án lưới điện.

Mặt khác, chính sách giá năng lượng sơ cấp còn bất cập như việc trợ giá than cho sản xuất điện, giá khí cho sản xuất đạm, giá điện cho một số hộ tiêu thụ; việc xây dựng khung giá phát điện chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cơ chế khuyến khích hiện nay chưa đủ sức thu hút các nhà máy điện BOT tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Tái cơ cấu ngành năng lượng để từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh thực hiện còn chậm; chưa xây dựng được cơ chế tài chính và hoàn thành việc chuyển Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia thành Công ty TNHH MTV.

Trong lĩnh vực xăng dầu, thị trường trong nước còn bị động, thiếu hụt nguồn cung và vướng mắc trong cơ chế điều hành. Hiện, Việt Nam có tỷ lệ nhập khẩu xăng dầu khoảng 20-30%. Hai doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước, đáp ứng 70-75% nhu cầu nội địa, nếu bị ngừng sản xuất do duy tu, bảo dưỡng kéo dài thì ảnh hưởng ngay đến thị trường trong nước. “Thị trường xăng dầu trong nước bị động và thiếu nguồn cung, gặp vướng mắc trong cơ chế điều hành giá”, báo cáo đoàn giám sát nêu.

Cũng theo báo cáo giám sát, quy hoạch các phân ngành năng lượng triển khai còn hạn chế, nhất là trong thực hiện Quy hoạch điện VII, và VII điều chỉnh với phát triển điện mặt trời, điện gió và thủy điện nhỏ.

Dẫn kết luận của Thanh tra Chính phủ, báo cáo của đoàn giám sát cho hay, việc phê duyệt bổ sung tổng số 168 dự án điện mặt trời, với tổng công suất 14.707 MW; 123 dự án điện gió (công suất 9.047 MW), phê duyệt riêng lẻ 390 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất 4.138 MW vào quy hoạch phát triển điện lực các cấp trong giai đoạn 2016-2020 đã gây ảnh hưởng đến phát điện và truyền tải điện lên hệ thống. Giai đoạn 2016-2021, thanh tra phát hiện vi phạm về kinh tế 15.170 tỷ đồng, 5.960 m2 đất, xử lý hành chính 246 tổ chức, 724 cá nhân và chuyển cơ quan điều tra tiếp tục, xem xét, xử lý 23 vụ

Việc đầu tư nguồn điện và lưới điện giai đoạn 2016-2021 chưa đồng bộ, bất cập. Năng lực đấu lưới và truyền tải điện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển các năng lượng tái tạo ở khu vực miền Trung. Nguồn phát điện ở miền Bắc còn thiếu và chưa xây dựng được hệ thống kết nối năng lượng với khu vực ASEAN một cách ổn định và hiệu quả.

Ngoài ra, hạ tầng và hệ thống nhập khẩu, trung chuyển than quy mô lớn, các dự án kho cảng nhập khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) chậm triển khai, hệ thống kho cảng xăng dầu đầu tư còn dàn trải, hiệu quả sử dụng thấp. Việc kết nối giữa các cơ sở sản xuất điện và bán điện, cơ chế điều phối, mua điện còn gặp nhiều khó khăn.

Nhiều kiến nghị về giải pháp được đoàn giám sát đưa ra, một trong số đó là đề xuất cơ chế đặc thù để thực hiện các dự án nguồn, lưới điện; hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng thông qua sửa Luật Điện lực

Theo Đoàn giám sát, năm 2023 cần ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, danh mục các dự án phát triển năng lượng quan trọng quốc gia, cấp bách trong giai đoạn 2023-2030. Bởi, đây là căn cứ triển khai các dự án.

Cùng với đó, đoàn giám sát đề nghị đẩy nhanh đầu tư hệ thống kho dự trữ quốc gia về dầu thô và sản phẩm xăng dầu, hạ tầng kho, cảng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG); hệ thống kho, cảng trung chuyển và dự trữ than.

Đoàn Giám sát còn kiến nghị trong năm 2023 trình Quốc hội thông qua Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2045, làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển hợp lý điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi.

Theo VnExpress

Nguồn

Cùng chủ đề

Hai kịch bản cung ứng điện năm 2024

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt các tháng cuối 2023 và cả năm 2024.Theo tính toán của EVN, có thể thiếu điện vào tháng 6, 7/2024. Theo đó, các tháng cuối năm 2023, cung ứng điện sẽ được bảo đảm, nhưng sang đến năm 2024, thiếu điện vẫn có thể xảy ra.Có thể thiếu điện vào tháng 6, 7/2024Bộ Công Thương cho...

Miền Bắc có thể thiếu gần 1.800 MW điện trong mùa khô 2024

Miền Bắc vẫn đứng trước nguy cơ thiếu điện và với trường hợp cực đoan, nước về các hồ thủy điện thấp, công suất thiếu tới 1.770 MW trong cao điểm nắng nóng tháng 6 và 7 năm sau.Ảnh minh họa.Đây là dự báo được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng về tình hình cung ứng điện năm 2024.Theo đó, hai kịch bản cung ứng năm sau được đưa ra trên cơ sở tính toán cân đối cung...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Bộ Công an hỗ trợ 20 tỷ đồng giúp các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 18/9, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân (CAND) đã ký quyết định hỗ trợ kinh phí 20 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dược hỗ trợ gồm: Hải Phòng,...

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế ...

Cùng chuyên mục

Công nhận đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 18/9/2024, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 868/QĐ-BXD công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV. Theo Quyết định, đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) với diện tích 205,99 km². Trong đó, khu vực nội thị gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Thị trấn Thắng, thị...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng hạ tầng đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn số 5175/UBND-KTN yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn trong phát triển cây xanh đô thị. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở...

Bắc Giang tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công điện số 9/CĐ-CT yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các...

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương: Không để bị động, bất ngờ trước thiên tai

(BBG)- Bão số 3 là cơn bão lịch sử, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại miền Bắc. Ở tỉnh Bắc Giang, công tác ứng phó với bão và hoàn lưu sau bão được triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả nên đã giảm thiểu thiệt hại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Xung quanh nội dung này, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đến thăm, động viên và hỗ trợ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại...

Sáng 14/9, Đoàn công tác của tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và ủng hộ Nhân dân tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tiếp đoàn có các đồng chí: Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Đức Cảnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Dương Ngọc Chiên - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã...

Hội nghị chuyên đề UBND tỉnh Bắc Giang tháng 9/2024: Thảo luận, thông qua một số dự thảo văn bản

Sáng 18/9, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị chuyên đề tháng 9 năm 2024. Đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Lê Ô Pích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Tuấn - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội...

Ban Dân vận Trung ương và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị thiệt hại do bão...

Chiều 13/9, đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Bùi Thị Hòa - Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, động viên và tặng quà người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại tỉnh Bắc Giang. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Gấu - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí...

Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm

(BBG)- Đến sáng 13/9, nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang. Theo Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang, đến 9 giờ sáng nay (13/9), nước trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương còn 6,9m, trên báo động 3, giảm 32 cm so với một ngày trước đó. Mực nước trên sông Cầu đo tại Trạm Đáp Cầu là 7,63m,...

Sự cố tại Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn

Chế độ ban đêm OFF Cỡ chữ: A- A A+ Giọng Nữ Giọng Nam (BBG)- Nhờ lực lượng chức năng cùng người dân xuyên đêm tham gia khắc phục nên khoảng 4 giờ sáng 13/9, sự cố tại bể xả Trạm bơm Cống Bún cơ bản được xử lý bảo đảm an toàn. Vị...

Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê trên các sông

Chiều 12/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ô Pích - Phó Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để đánh giá tình hình mưa, lũ, hệ thống đê điều và phương án hộ đê trong tỉnh. Dự tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan, đơn vị và một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất